Gia đình là điểm tựa hạnh phúc
2017-07-08 01:20
Tác giả:
Hai tiếng gia đình nghe thật quen thuộc, thân thương. Ấy vậy mà không phải ai cũng may mắn có được hạnh phúc gia đình và không phải ai cũng hiểu hết, biết trân quý hai tiếng thiêng liêng ấy!
Lúc còn nhỏ, ta như chú chim non trong tổ ấm, mắt ngơ ngác nhìn, ngó nghiêng trời đất. Chỉ vài bước chân chập chững, ta lại vội vàng ôm chầm lấy bố mẹ. Suốt ngày ta cứ quấn quýt bên bố mẹ, chốc chốc lại hỏi bố đâu, mẹ đâu. Ta cảm thấy yên tâm, thích thú biết bao nhiêu khi được ở trong ngôi nhà nhỏ bé của mình.
Một ngày, ta thấy giọng mình bắt đầu có những điều khác lạ. Cái áo, cái quần mẹ mới mua cho ta tháng trước giờ đã ngắn cũn cỡn. Rồi ta hoài nghi về những lời bố mẹ vẫn thường nói hay dặn dò, nhắc nhở; cảm thấy thật khó chịu, thậm chí muốn bỏ nhà đi khi bị bố mẹ trách mắng. Ta thấy ngôi nhà lâu nay mình ở sao mà chật chội, chẳng có gì mới lạ, hấp dẫn. Bước chân ta háo hức khi được đi học, đi làm ở một miền đất hứa xa xôi, nơi mà ta chưa hề đặt chân tới. Trong đầu ta toàn là những dự định, ước mơ bay bổng tuyệt vời.

Rồi khi ở đất khách quê người, lòng ta lại nao nao nhớ về những hình ảnh, kỷ niệm bên gia đình. Nhớ sao cái ngõ đất hai bên rào giậu tươi xanh dẫn bước chân ta vào nhà. Nhớ sao cái ao trước sân, chiều chiều gió lùa mát rượi. Nhớ lắm mảnh vườn, mẹ trồng nào cà nào cải và cả bụi mía óng mật giáp bờ giếng. Nhớ nhất là bữa cơm gia đình, cả nhà ngồi quây quần trên chiếc chiếu cũ, mọi người vui vẻ ăn trong tiếng nói cười rôm rả,… Chỉ nghĩ đến những kỷ niệm giản đơn vậy thôi cũng đủ sưởi ấm lòng ta nơi đất khách, để rồi ta lại có niềm tin, động lực để theo đuổi ước mơ của mình bằng những hành trang từ trường lớp, gia đình.
Trong cuộc sống bộn bề, mấy ai lại không cảm thấy chông chênh, bất an khi ở xa gia đình. Lúc gặp khó khăn hay đứng trước những thử thách, ta lại ước giá như có bố mẹ ở bên nâng đỡ như ta hồi còn chập chững bước. Giá như được bố mẹ lắng lo, chăm sóc, không phải bon chen kiếm sống như hồi còn đi học ngày hai bữa về nhà ăn cơm. Giá như được sống hồn nhiên, chân thật như chính mình của ngày xưa trong căn nhà mộc mạc, nhỏ bé ấy. Nhưng ta cũng biết rằng, hàng ngày, bố mẹ vẫn dõi theo bước chân ta, vẫn dang rộng vòng tay tha thứ, chào đón mà không đòi hỏi ta bất cứ điều gì. Ta thèm bược bố la mắng khi phạm phải sai lầm. Ta thèm được ôm lấy mẹ khóc nức nở, được mẹ dỗ dành, vuốt ve từng lọn tóc mềm như những ngày thơ bé bị trẻ lớn bắt nạt.

Mãi dấn thân đua chen trong cuộc sống này, một ngày bước chân ta mệt nhoài. Những thứ bấy lâu ta ước mơ, đeo đuổi đôi khi lại trở nên xa lạ, vô nghĩa. Lòng ta không còn muộn phiền trước những đắn đo được mất. Ta mong sao được trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Được nắm đôi bàn tay da đã đồi mồi, nhăn nheo của bố mẹ. Được ngồi cùng với anh em trong nhà ăn một bữa cơm đạm bạc. Được mỗi sáng mỗi chiều chăm sóc cho khu vườn quen thuộc, nơi một thời đã in dấu bước chân ta. Mong ước ấy cứ dai dẳng, sâu đậm dần trong trái tim ta ngay cả khi ta đã có một gia đình nhỏ bé của riêng mình.
Có ai đó đã từng nói rằng: Người ta có rất nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để quay về, đó là gia đình. Gia đình là điểm tựa quan trọng nhất, nơi đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng khiến cho ta cảm thấy hạnh phúc. Vậy nên, chúng ta hãy biết thương yêu, quý trọng gia đình của mình.
© Nguyễn Đình Thu – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ngày không em
Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ
Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi
Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!
Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.