Phát thanh xúc cảm của bạn !

Đọc sách trong thời đại cúi đầu

2024-06-24 18:05

Tác giả: Coralie


blogradio.vn - Chỉ cần một chiếc điện thoại, ta tha hồ tìm tòi mọi ngóc ngách trên thế giới, chưa mất 5 giây để tra một từ vựng, hàng vạn những chiếc đèn học đủ kiểu loại, màu sắc trên thị trường. Thế mới nói, chúng ta của thời đại này, tiết kiệm được biết bao nhiêu thời gian, may mắn hơn biết bao nhiêu so với bố mẹ mình!

***

Khi công nghệ lên ngôi, khi con người đã đủ bận rộn với mọi bộn bề trong cuộc đời của họ, vậy, đọc sách như thế nào đây?

Sách từ xa xưa đã trở thành nguồn tri thức vô tận và đáng quý với tất cả mọi người. Từ lâu, ông cha ta luôn răn dạy rằng chúng ta cần phải chăm chỉ đọc sách để tiếp thu tri thức nhân loại, khi mà con người chưa có đủ điều kiện để bước ra khỏi luỹ tre làng, sách chính là “chiếc máy bay” đầu tiên xuất hiện giúp họ làm được điều đó – khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.

Thời đại dần phát triển, rồi chúng ta phát minh ra điện thoại, máy bay, ô tô và ti tỉ thứ khác trên đời, thì internet cũng bắt đầu xuất hiện. Chẳng còn thời viết tâm tình qua những bức thư tay, chẳng còn đi bộ qua từng con ngõ xóm làng, ngày nay, so với thời xưa, thực sự đã khác đi quá nhiều!

Ngày nay, ta không cần phải cố gắng đọc thật nhiều sách, lần mò từng dòng chữ để dò từ vựng trong cuốn từ điển dày cộp, không còn bắt đom đóm nhỏ xinh bỏ vào vỏ trứng làm đèn học. Mọi thứ đã được thay đổi. Chỉ cần một chiếc điện thoại, ta tha hồ tìm tòi mọi ngóc ngách trên thế giới, chưa mất 5 giây để tra một từ vựng, hàng vạn những chiếc đèn học đủ kiểu loại, màu sắc trên thị trường. Thế mới nói, chúng ta của thời đại này, tiết kiệm được biết bao nhiêu thời gian, may mắn hơn biết bao nhiêu so với bố mẹ mình!

Tớ vừa nghe một tập podcast “Have a Sip” có sự xuất hiện của TS Lê Nguyên Phương, tập 133 mang tên “Cuộc chiến trong gia đình, không ai là người chiến thắng”. Trong 1 tiếng 54 phút lên sóng, có rất nhiều vấn đề được đưa ra, rất nhiều câu chuyện đáng để ngẫm nghĩ, rất nhiều điều có thể học hỏi. Trong đó, tớ nhớ nhất chính là việc đọc sách của người trẻ hiện nay. Tớ xin trích một đoạn trong cuộc nói chuyện thế này:

Host:... “Có một điều con em có nói là: Thời của mẹ chán nên mẹ suốt ngày đọc sách, mẹ cũng chỉ có mỗi sách để đọc... Em muốn nói một điều rõ ràng là cái khả năng tập trung của người trẻ với mạng xã hội bây giờ nó ngắn lại... Và giới trẻ bây giờ có quá nhiều lựa chọn, sách không còn là lựa chọn duy nhất nữa.”

TS Lê Nguyên Phương: “Chúng ta phải nhìn sách chỉ như một phương tiện để cung cấp tri thức. Thì như vậy chúng ta sẽ không ngại khi trẻ tiếp cận những phương tiện khác. Tổ chức một chuyến du khảo, tham quan thì cũng như đang đọc một cuốn sách. Đi tới một trại mồ côi, trại tế bần (nơi nuôi người nghèo)...., để các em tương tác với mọi người và nghe từng câu chuyện. Cho các em đi tham dự những buổi nói chuyện của những người mà mình tin cậy vào học thức của họ. Rồi gặp một ông bác, ông chú giàu có về trải nghiệm và tri thức,... tất cả đó là cuốn sách đời, chứ đâu cần thiết phải cứ đưa cho nó một cuốn sách trong khi như vậy nó sống động và nó ghi nhớ vào trong kí ức của các em hơn...

Cái thứ 2, thú thật là chỉ có bố mẹ mới làm được, là tạo cho các em một cái lý tưởng sống. Thật sự mỗi người cần phải có lý tưởng sống. Nó có thể biểu hiện từ một mong ước lớn lên sẽ trở thành một nghề nghiệp như “lớn lên con sẽ là bác sĩ”... Cho nên đứa trẻ, cái hiếu học là cái tự nhiên, làm sao cho cái nền giáo dục nói chung, hay là mỗi gia đình nói riêng đừng phá nát, huỷ hoại cái khát khao về tri thức của trẻ...”

Đây chỉ là một trích đoạn ngắn ở đoạn cuối của tập podcast, bản thân tớ cảm thấy rất ấn tượng và bất ngờ khi nghe thấy câu nói: “chúng ta phải nhìn sách chỉ như một phương tiện để cung cấp tri thức. Thì như vậy chúng ta sẽ không ngại khi trẻ tiếp cận những phương tiện khác.” Thực tế là nhiều người hiện nay, tớ không biết rốt cuộc thì họ tài giỏi cỡ nào, đọc sách nhiều cỡ nào, nhưng họ lại luôn lấy cột mốc những cuốn sách ra để so sánh và dè bỉu những người thích đi khám phá đây đó, hãy xấu xa hơn chính là khinh miệt người không biết chữ. Trong quá khứ, Việt Nam đã chứng kiến khủng hoảng khi 98% dân số không hề biết chữ, điều đó dẫn đến kết quả của ngày hôm nay, ông bà nội của tớ chỉ học hết cấp 1, hay ngay cả bố của tớ cũng từng phải nghỉ học 2 năm liền vì nhà nghèo không có tiền học. Thậm chí đến năm lớp 7 bố tớ mới có quyển sách giáo khoa đầu tiên trong cuộc đời, một quyển toán và một quyển văn của bác tớ học xong truyền lại cho bố tớ.

Ngày nay, thời đại của công nghệ lên ngôi, ta có vô số cách đọc sách, chỉ cần một chiếc điện thoại thôi ta cũng có thể đọc hàng vạn cuốn, hay thể loại sách nói, và có cả những thiết bị điện tử dành riêng cho việc đọc sách. Vô số những cách để chúng ta có thể tiếp thu tri thức ngọt ngào của nhân loại, không chỉ có sách, mà còn là trải nghiệm, lời dạy của cha mẹ, vấp ngã của bản thân,...

Chẳng việc gì phải ngại ngùng và tự ti khi thấy những người xung quanh kể rằng họ đang đọc cuốn sách này, đã mua cuốn sách kia. Tất cả mọi trải nghiệm và đúc rút của bản thân bạn còn đáng quý hơn giá trị của những cuốn sách đó. Nếu không có điều kiện mua sách cũng chẳng sao cả, chỉ cần ta muốn, không gì là không thể!

P/s: Bài viết này không nhằm cổ xuý việc lười đọc sách đâu nè, nếu có điều kiện đọc thì vẫn nên là đọc thật nhiều nhé!

© Coralie - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Hết Duyên Sẽ Tự Khắc Rời Đi | Radio Tâm Sự

Coralie

những gì không thể giết chết chúng ta, sẽ khiến chúng ta mạnh mẽ hơn.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top