Đà Lạt nơi tim
2020-02-20 01:18
Tác giả: Xuân Phan
blogradio.vn - “Đà Lạt - kết tinh kì diệu từ đất lành”, Đà Lạt được gọi như thế đấy. Đà Lạt không chỉ là kết tinh của một vùng đất đã từng rất trong lành và hoang vu. Đà Lạt còn là kết tinh từ một tấm tình yêu thắm nồng mà tinh tế của đôi bạn già thuở hồng hoa.
***
Đà Lạt trong con mắt mỗi người mỗi khác. Đối với những kẻ yêu Đà Lạt như yêu lấy cha đẻ của mình, họ sẽ kể về Đà Lạt bằng ngôn ngữ riêng của con tim. Họ nhìn Đà Lạt bằng cửa sổ tâm hồn chứ không chỉ bằng đôi mắt mở toang. Họ lắng nghe tiếng gió rít qua ngọn thông như lắng nghe câu chuyện tâm tình của cánh rừng già hẵng còn xanh lắm. Họ yêu Đà Lạt không đơn giản chỉ là một tình yêu. Họ biết ơn, người con Đà Lạt biết ơn vùng đất đã nâng niu sự sống của họ.
Tôi là một người con Đà Lạt. Giáo viên dạy tôi Đà Lạt là “Thành phố ngàn hoa”, Đà Lạt là “Phố ẩn rừng thông”. Tôi nghe người lớn ngợi ca Đà Lạt, rằng khi nắng đã dạo quanh những đồng lúa miền xuôi thì Đà Lạt vẫn còn đang đắp chăn sương mà say ngủ. Đà Lạt có hồ Xuân Hương soi tỏ sắc trời, có Thuỷ Tạ thuỷ chung như cành hoa sim tô son điểm phấn. Tôi nhớ mang máng trong hồi kí tuổi thơ, hai bên của những con đường là những ngôi nhà Pháp với mái gạch, tường xây và sàn gỗ.
Từ khi bác sĩ Yersin khai sinh ra Đà Lạt ở đỉnh Lang Biang cho đến khi người Pháp tìm đến Đà Lạt để nghỉ dưỡng, Đà Lạt vẫn còn như người ta hay ca tụng như trên. Người Pháp rất quý trọng Đà Lạt, mặc dù nơi đây không phải quê hương họ. Người Pháp trân quý khí hậu ôn đới giữa vùng khí hậu nhiệt đới. Người Pháp trân quý những đám rừng thông bạt ngàn. Người Pháp đến Đà Lạt không chỉ để nghỉ dưỡng, mà còn để gieo trồng một thành phố nhỏ bé ở nơi này. Ngày chiến tranh, Đà Lạt hầu như không bị ảnh hưởng gì nhiều. Không bom rơm, không máy bay, không du kích, thậm chí một tiếng súng cũng không. Người Pháp tận hưởng sự an yên lạ thường của Đà Lạt. Người Pháp xây dựng Đà Lạt như cách mà họ xây dựng quê hương mình. Những ngôi biệt thự đầu tiên mọc lên ở vùng đất hoang vu là những biệt thự Pháp đặc ruột. Họ dệt cho Đà Lạt cung đèo chỉ để tìm đến mà chẳng nỡ rời đi. Họ xây dựng cho Đà Lạt tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam đói nghèo thời chiến. Người Pháp chôn chặt tấm chân tình của kẻ tha hương dưới từng tấc đất, trong từng hương gió.
Chiến tranh qua đi, Đà Lạt đón chào nhiều người hơn. Ắt hẳn sự chào đón ấy phải nồng hậu lắm, bởi Đà Lạt đã cô đơn lâu quá rồi! Dân Đà Lạt hầu như không là dân bản địa. Họ nói nhiều thứ giọng, họ có nhiều cách sống, họ khác nhau tập tục. Nhưng tấm chân tình của những con người tha hương ấy lại giống nhau: Đà Lạt là mảnh đất sống. Họ tạo dựng cuộc sống của mình dựa vào những thứ mà “những kẻ đầu hoe hoe mà mắt xanh lè” để lại. Đà Lạt lớn lên, rộng thêm và bớt xanh đi. Đà Lạt sinh nhiều thêm “những mảng đầu hói” sau những nhát rìu của gã tiều phu, của kẻ làm nông, của kẻ trồng bông. Đà Lạt được khoác áo hoa, đủ loại hoa. Đà Lạt lúc ấy như thiếu nữ đôi mươi với tóc xanh, khăn hoa cúc, áo hoa hồng, váy bồ công anh,... Vạn đoá hoa sinh ra giữa khí hậu ưu ái cho sự sống. Từng búp hoa rộ ra trên “xứ sương mù” là kế sinh nhai, là miếng cơm manh áo, là cái mộng thoát nghèo của người con đất lành.
Một đứa trẻ sinh ra ở thế kỉ hai mươi mốt, bầu trời của thế kỉ hai mươi mốt không con bập bùng khói lửa, máu hay nước mắt. Trong đôi mắt của một đứa trẻ ở thế kỉ hai mươi mốt là bầu trời ấm áp và xanh tươi. Tôi là một đứa trẻ sinh ra ở thế kỉ hai mươi mốt. Đà Lạt của thế kỉ hai mươi mốt không còn sương sớm nữa. Đà Lạt của thế kỉ hai mươi mốt là chi chít những mảng tường cứng cáp lạnh lẽo. Đà Lạt của thế kỉ hai mươi mốt sẽ có một buổi ban trưa tựa như lò hấp bê tông. Đà Lạt của thế kỉ hai mươi mốt là một người phụ nữ tiều tuỵ sau những tháng năm thanh xuân tươi trẻ.
Tôi không quá để ý đến những sự thay đổi của Đà Lạt. Những gã khổng lồ cao tầng nuốt chửng dần những ngôi nhà từ thời Pháp thuộc. Khu du lịch mọc lên như nấm sau mưa. Đường phố ngày càng chật chội hơn. Đà Lạt cũng chẳng được khoác áo hoa nữa, mà thay vào đó là thứ áo đơn sắc sáng lè nhè giữa đêm - nhà lồng. Nhà lồng như một thế lực tà đạo xâm chiếm từng tấc đất nơi cao nguyên Lâm Viên. Trong ý nghĩ của tôi, từng căn nhà xuyên thấu ấy như căn cứ của bọn ngoài hành tinh, sẽ có một ngày chúng sẽ chiếm trọn Đà Lạt. Tôi dần lớn lên và chứng kiến cảnh nhà lồng dày đặc thêm. Đêm về, bên dưới vệt mực loang là những khoảng không sáng rực. Từng chỏm đồi, từng dải đất sáng nhản lên trong đêm tối. Có thể người ta thấy nó đẹp, nó đẹp tựa như một vương quốc.
Giữa màn đêm thinh lặng, vương quốc ánh sáng bốc lên sức sống cháy bỏng, bốc lên nhiệt huyết mạnh mẽ. Giữa gió buốt sương lạnh, vương quốc ánh sáng toả ra sắc cam vàng du dương như khúc tình ca ngọt ngào đắm say, toả ra sắc cam vàng lãng mạn như câu chuyện tình về nấm mộ ngủ say dưới tán thông vươn rộng. Mọi đẹp đẽ đều tan biến khi đánh lái về thực tế. Thức tỉnh cho vương quốc ánh sáng, nó chỉ là những mái nhà lồng chôn chân trên mặt đất. Thức tỉnh cho ánh sáng lãng mạn, nó đơn thuần xuất phát từ những dây tóc mỏng tang bên trong một cái bóng tròn.
Tôi không đếm được có bao nhiêu cái nhà lồng đã mọc lên, không biết có bao nhiêu bóng đèn được thắp sáng, cũng không biết lượng điện tiêu thụ hàng đêm là bao nhiêu. Nhưng ắt hẳn nó cũng chỉ gói gọn lại là “rất nhiều”, “rất rất nhiều” hoặc nhiều hơn “rất rất nhiều” nhiều lần. Nhà lồng giúp nông dân có thêm một phần thu nhập, so với việc trồng cây trần trụi giữa đất trời thì nhà lồng sẽ đem lại năng suất và chất lượng cao hơn đáng kể. Nhưng hệ quả mà nhà lồng để lại là nỗi đớn đau khốn cùng cho đất mẹ Đà Lạt. Những mảng trắng loá của nhà lồng như nhưng ổ kí sinh đục khoét dần khí trời, đất đai và nguồn nước. Đà Lạt sẽ sớm ngày không còn là “tiểu Paris” giữa Đông Nam Á nữa. Đà Lạt sẽ mất đi vạt nắng trong trẻo, mất đi tấm lụa sương. Đà Lạt sẽ mất đi những ngọn thác mát lành, mất đi lớp đất mặt xốp đỏ.
Trong tâm tưởng của đứa trẻ thế kỉ mai mươi mốt chỉ là xứ sở thần tiên trong chuyện cổ tích. Tôi sinh ra ở thế kỉ hai mươi mốt. Đà Lạt mà tôi đang thấy quá bộn bề và ngột ngạt. Tôi chán nản khi phải nhìn thấy xế hộp khổng lồ nối đuôi nhau trườn dần về phía thành phố như những con rắn đói ăn. Tôi chán nản khi nhìn thấy trên đường phố trung tâm chỉ rào rạo là những đoàn khách du lịch. Tôi cảm thương cho người dân Đà Lạt. Người dân Đà Lạt thậm chí ngắm nhìn dòng xe kẹt cứng nhiều hơn là thắng cảnh quê hương. Người dân Đà Lạt ái ngại ra đường dịp lễ tết. Người dân Đà Lạt mỏi mệt mỗi khi nhìn rác rưởi đắp chăn cho nhựa đường sau những cuộc vui dài hơi của những vị khách đến từ miền đất lạ.
Tôi đã bắt đầu mỉa mai khách du lịch. Đà Lạt là thành phố du lịch. Nguồn thu của con dân Đà Lạt cũng từ khách du lịch. Nhưng tôi không thích họ. Những kẻ đến với Đà Lạt bằng con rắn hình hộp to sụ ấy luôn miệng nói yêu Đà Lạt. Nhưng người ta có yêu Đà Lạt đến mấy thì cũng dừng lại ở sự yêu thích nhất thời đối với cái đẹp. Người ta đến Đà Lạt chỉ để khám phá, để thưởng ngoạn, để tận hưởng chốc lát và rồi cất bước về nơi người ta gắn bó cuộc đời. Người ta đi để thoả mãn cái thú du lịch ấy, để tiêu xài tiền bạc, để có khoảng thời gian thảnh thơi thoải mái và để lại Đà Lạt những đốm màu nhơ nhớp. Người ta đến để tận hưởng Đà Lạt, rồi mang về thước phim thanh tân trong kí ức, rằng “Đà Lạt đã từng là của tôi”.
Đà Lạt không của riêng ai. Du lịch Đà Lạt rộ lên như một trào lưu. Người người đi Đà Lạt, nhà nhà đi Đà Lạt. Đà Lạt dường như ngộp thở trước áp lực đó. Đà Lạt của hôm nay không còn sương sớm nữa. Những chòm râu xanh rì đã lụi dần đi vì bị người ta chặt phá. Tiết trời của riêng đã cũng phai tàn theo đốm màu hoài niệm xa xôi. Rồi cũng sẽ có một ngày du lịch Đà Lạt không còn là mốt nữa, người ta không hào hứng với Đà Lạt nữa. Bởi khi ấy Đà Lạt sẽ oi bức dưới sức mạnh của mặt trời, Đà Lạt sẽ đầy những rác, Đà Lạt sẽ chẳng còn tán thông, Đà Lạt trơ trụi những mảng bê tông, nhà lồng và đất trơ sỏi đá. Tôi mường tượng ra cái viễn cảnh xa xôi ấy của Đà Lạt, tôi đau lòng, ai cũng sẽ đau lòng.
Tôi yêu Đà Lạt, tôi thương Đà Lạt. Tôi hy vọng cho một Đà Lạt hoài cổ vẫn hoài cổ. Tôi hy vọng cho một Đà Lạt hiện đại, văn minh. Tôi hy vọng cho một thành phố du lịch không còn tấm bảng “Chúng tôi sẽ quay phim, chụp ảnh hành vi xả rác bừa bãi”. Tôi mong Đà Lạt sẽ không giận, giận vì những nỗi mà con người ta đã trót gây ra. Đà Lạt trong tôi, một người bạn già mà trên khuôn mặt hằn sâu những nỗi niềm khắc khoải.
© Xuân Phan – blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Người quan trọng nhất cuộc đời
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu