Phát thanh xúc cảm của bạn !

Có một người cha mang tên 'ông nội'

2020-07-27 01:10

Tác giả: Dung Nguyễn


blogradio.vn - Ba chị em nó không có cái may mắn có một người mẹ mang tên "bà ngoại" khi bà đã ra đi từ lúc mẹ nó còn tấm bé nhưng cuộc đời đã cho chúng nó một người cha mang tên "ông nội".

***

Nó sinh ra và lớn lên ở một mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Gia đình không khá giả gì nhưng luôn đầm ấm và bình yên. Gia đình nó thuộc kiểu gia đình truyền thống nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một mái nhà. Từ bé, nó và hai đứa em đã sống cùng với ba mẹ và ông bà nội. Trong ký ức tuổi thơ của ba chị em nó luôn có hình bóng của một người - ông nội - người ông yêu cháu nhất trên đời mà nó biết.

Mọi người trong nhà vẫn hay kể lại câu chuyện lúc nó còn nhỏ, được ông bế đi chơi, cháu chỉ bên nào là ông đi bên đó. Lớn lên chút nữa, khi mẹ sinh thằng út, hai chị em luân phiên nhau 1 đứa ngủ với ông, 1 đứa ngủ với bà. Hồi đó nó luôn có cảm giác hình như ông không lúc nào ngủ vì lúc nào nó cũng thấy tay ông phe phẩy quạt cho cháu. Vừa quạt, ông vừa kể chuyện ngày xưa của nhà nó ra sao, kể chuyện những năm tháng chiến tranh cả nhà cùng ở chung dưới một căn hầm, nghe tiếng dội bom của giặc Mỹ như thế nào. Nếu những đứa trẻ khác thường lớn lên giữa những câu chuyện cổ tích của bà thì nó lớn lên giữa những câu chuyện hiện thực lịch sử của ông. Chuyện chiến tranh, chuyện ông đi lính, chuyện cả nhà phải sơ tán ra Bắc. Chuyện quê nó đã sinh sống và chiến đấu ra sao giữa những năm tháng khốc liệt ấy. Rồi chuyện thời bao cấp, chuyện tem phiếu, chuyện ngày bé nó được ăn bột viện trợ… Dần dần, những câu chuyện của ông ngấm vào tâm can nó, khắc vào đó một thứ tình cảm mà sau này nó đã ý thức được – tình yêu quê hương.

Ngày học tiểu học, nó luôn là đứa khác biệt với bọn bạn vì mỗi khi đi lao động, nó luôn có 1 cái chổi hoặc cái cuốc vừa tầm tay với nó nhất được thiết kế riêng bởi ông. Không chỉ thiết kế đồ lao động, dụng cụ trực nhật, đồ học thủ công, đồ học quân sự mà bất cứ cái gì cháu yêu cầu ông đều sẵn sàng làm vô điều kiện. Quái đản nhất có lẽ là yêu cầu có 1 cái toilet riêng để không phải dùng chung với cả nhà mà ông cũng hì hục làm riêng cho nó. 

Với cả ba chị em nó, có một mật khẩu kiểu như "vừng ơi..." là "ông ơi". Những ngày học cấp 1, vì trường ở gần nhà nên 3 chị em toàn đi bộ đến trường, mỗi khi quên đồ gì thì chạy vội về ra sau nhà với câu hò quen thuộc "ông ơi" là lập tức sẽ có ngay. Ông là đồng hồ báo thức, là thời gian biểu, là phần mềm nhắc việc, là "trợ lý bất đắc dĩ" không bao giờ biết cáu của ba đứa cháu nội. Đêm nào trước khi đi ngủ ba đứa lại dặn ông sáng gọi dậy lúc mấy giờ là sẽ được đánh thức vào đúng giờ đó. Ngày nào đứa nào phải đi đâu, làm gì là ông đều nhớ để gọi dậy đúng giờ. Nhớ ngày bé thằng út siêu sợ ma, đêm nào đi sang nhà bạn hàng xóm chơi cũng đều bảo ông dắt đi, khi về chỉ cần đứng ở nhà bạn gọi "ông ơi" là lập tức có đèn pin chiếu thẳng đường cho về kẻo tối.

Nếu chứng kiến kiểu chiều cháu vô điều kiện của ông sẽ khó ai tin được ông vốn là người cha hết sức quân phiệt với các con của ông. Ông nghiêm khắc với con cái bao nhiêu thì với các cháu lại tình cảm bấy nhiêu. Hình ảnh nó nhớ nhất về ông mà cũng là hình ảnh mà mỗi lần nhớ đến là nó không cầm được nước mắt. Đó là hình ảnh ông rút ra rút vào chiếc khăn tay trong túi quần chấm lên mắt khi nó đi lấy chồng. Ông ngồi kể chuyện nó lúc nhỏ ra sao, ở nhà được chăm sóc như thế nào, có gì đặc biệt với mẹ chồng nó (vừa kể lại vừa rút khăn lau mắt). Hình ảnh đó thỉnh thoảng lại về trong những giấc mơ của nó.

Nó may mắn hơn các em vì khi lấy chồng và sinh con gái đầu lòng vẫn còn có ông. Dù lấy chồng xa nhưng khi sinh con, nó nằng nặc xin chồng cho phép về quê mẹ. Ngày sinh con gái đầu lòng, kể cả ngày ra viện về nhà, ông đều xé tờ lịch của ngày đó, ghi chú cẩn thận phía sau. Suốt mấy tháng ở cữ, hôm nào ông cũng ngồi gấp áo quần cho 2 mẹ con, phân loại nào tã, nào áo, nào khăn cẩn thận. Lúc con bé thức giấc, ông lại bế ẵm cho nó được chợp mắt. Hình ảnh ông ôm đứa chắt nhỏ, tay lại phe phẩy quạt rồi thì thầm kể chuyện lại khiến nó như đang nhìn thấy hình ảnh của nó và các em ngày còn bé. Nó lấy chồng xa, mỗi lần gọi điện về ông lại rút khăn chấm lên mắt...

Đã 10 năm rồi mấy chị em chẳng được gọi "ông ơi" và cũng chẳng còn thấy ông rút khăn lên chấm mắt.

Ba chị em nó không có cái may mắn có một người mẹ mang tên "bà ngoại" khi bà đã ra đi từ lúc mẹ nó còn tấm bé nhưng cuộc đời đã cho chúng nó một người cha mang tên "ông nội".

© Dung Nguyễn - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Những câu chuyện về gia đình khiến bạn không ngừng khóc | Family Radio

Dung Nguyễn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Ngày tôi nghỉ việc hôm đó trời rất đẹp

Ngày tôi nghỉ việc hôm đó trời rất đẹp

Tôi đang có một công việc hành chính ổn định, một cuộc sống mà người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ rằng thật bình yên, có gì đâu mà còn phải bứt ra thay đổi. Nhưng từng ngày trôi qua, tôi lại càng nhận ra đó không phải là chính mình. Tôi đã sống vì kỳ vọng của người khác quá lâu rồi.

Ngoài kia, họ yêu nhau vì điều gì?

Ngoài kia, họ yêu nhau vì điều gì?

Ông đẩy xe, khuân vài món đồ nặng Bà lặng lẽ quét sạch góc vỉa hè Năm giờ kém, hai người đã ở đó Đón bình minh, đón Sài Gòn nắng tỏa

Tiếng chim hót vang lừng

Tiếng chim hót vang lừng

Chị Khánh xúc động nhìn con, điều làm chị vui không phải là cái giải nhì kia mà là con gái chị đã lớn lên đã chín chắn rất nhiều trong suy nghĩ và trong những hành xử đời thường. Chị tin con sau này sẽ còn tiến xa nữa, không chỉ là trong học tập hay ca hát, vì chị biết trái tim con chị biết rung động và biết yêu thương.

Những bước chân vội vã

Những bước chân vội vã

Và cũng từ đó mà tình yêu thủ đô trong tôi cứ mãi lớn dần lên theo năm tháng, đến nỗi có một lúc tôi nhận ra tôi giống như là một người con của đất nước được sinh ra và lớn lên ngay tại thủ đô vậy đó.

Thủ đô yêu dấu

Thủ đô yêu dấu

Ước mơ của tôi là được đến thủ đô Thủ đô dấu yêu bốn ngàn năm văn hiến

Tình yêu của đất

Tình yêu của đất

Hay tôi có thể nói một cách khác đi, tình yêu của đất cũng chính là tình yêu của tất cả những người dân đất nước tôi dành cho quê hương này, dành cho đất nước của chúng tôi.

Phù sa

Phù sa

Một hình ảnh chỉ vừa được nói lên chỉ vừa được nhắc đến đã làm người ta nhớ ngay đến những người nông dân, làm người ta nhớ ngay đến và nghĩ ngay đến hình ảnh những cánh đồng những cây lúa với sức sống dạt dào và mãnh liệt nhất.

Sóng

Sóng

Cô thích sóng cứ như vậy, lúc thật êm êm hiền hòa lúc thật vút cao gào thét. Nhưng cho dù sóng có như nào thì sóng muôn đời vẫn nằm trong lòng biển, êm ái và thân thương, trìu mến ngày đêm vỗ về cùng với biển.

Tập lớn

Tập lớn

Hụt hẫng, buồn bã và lo sợ, tôi chẳng muốn lớn nữa, không muốn xa ba mẹ, xa chỗ ở thân quen gắn với tôi từ lúc lọt lòng, nhưng tôi cũng hiểu đã đến lúc mình bắt đầu hành trình của những chuyến đi xa. Mình phải lớn lên thôi.

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Khi mục tiêu trở nên cụ thể, chúng ta có cơ hội định rõ hướng đi của mình và không còn bị lạc lõng trong mê cung của những ý tưởng mơ hồ.

back to top