Phát thanh xúc cảm của bạn !

Yêu nghề giáo như yêu chính sự sống của mình

2020-11-20 01:20

Tác giả: Quang Nguyễn


blogradio.vn - Kiều sẽ dạy đến khi nào cô không còn sức dạy nữa mới thôi. Cô cũng chưa bao giờ cô hối hận vì con đường mình đã chọn, cũng không hề chán nản muốn từ bỏ công việc của mình. Dẫu biết rằng, nghề giáo viên có những điều thầm lặng phía sau ít ai hiểu được nhưng tất cả sẽ qua thôi và nó không là gì đối với người yêu nghề giáo như yêu chính sự sống của bản thân mình.

***

Kiều trở về, chẳng dám đi vô cửa trước, cô dựng xe ở phía trước rồi lặng lẽ đi vòng ra cửa sau để vào nhà. Sợ mẹ cha thấy cái mặt u buồn, với đôi mắt sưng đỏ vì đã khóc cả một buổi trên lớp học. Cái buồn ấy, còn hiện rõ trên gương mặt, không thể nào che giấu đi đâu được của một cô giáo trẻ mới ra trường, được về công tác tại địa phương mình.

Trong lớp của cô vào giờ sắp nghỉ trưa, có một bé trai nô đùa với các bạn rồi vấp chân té ngã, đầu đập xuống nền gạch bê bết máu. Chiều đó phụ huynh đến rước con, mắng cô một trận tơi bời.

Mặc dù cô đã xin lỗi và nhận trách nhiệm thuộc về mình, người phụ huynh vẫn không bỏ qua, nhất quyết phải làm lớn chuyện. Họ cho rằng, là một giáo viên không những giảng dạy mà còn có trách nhiệm trông nom các bé từ đầu giờ tới cuối giờ.

Đích thân phụ huynh gặp ban giám hiệu trình bày, phụ huynh cho rằng chính vì sự lơ là thiếu trách nhiệm của Kiều mới dẫn tới sự cố này. Kiều bị biên bản và viết cam kết không tái phạm.

cogiaoyeunghe

Cô buồn thiu ngồi khóc một mình trên lớp, không phải khóc vì oan ức mà khóc vì nghề của mình sao buồn quá. Ngày ấy trước khi chọn ngành để đeo đuổi, cô không do dự đắn đó, cũng chẳng cần suy nghĩ, chọn nhanh cho mình trường Sư phạm mầm non.

Cha mẹ cô phản đối kịch liệt vì đó là nghề gian nan vất vả vô cùng. Cô kiên quyết giữ quyết định của mình, chỉ đơn giản là cô yêu trẻ nhỏ, chúng như những bông hoa đẹp nhất trên cõi đời, cô luôn mong muốn sẽ được tưới và chăm sóc với tình yêu thương. Và dù có gian lao vất vả thế nào đi chăng nữa, cô vẫn thấy vui.

Cô vừa bước vào nhà từ cửa sau, mẹ ở nhà trên đi xuống bắt gặp.

“Ủa, sao hôm nay con về trễ vậy, rồi sao không dắt xe vào?”.

Cô ngập ngừng trong giây lát rồi nhẹ nhàng trả lời.

“Dạ, tại cái chân của con bẩn, nên ra sau nhà rửa chân, xe lát nữa con dắt vào”.

“Nhưng sao lại về trễ”.

“Dạ, tại xe hư nên con đem đi sửa, nên chờ lấy hơi lâu”.

“Hôm nay con có chuyện gì vậy, sao lại khóc?”.

“Con đâu có khóc”.

cogiaomamnon4

“Không khóc mà sao đôi mắt đỏ hoe vậy à?”.

“Không phải đâu mẹ, do có con gì bay vào xốn quá nên con dụi đó”.

“Thôi, con dắt xe vào rồi tắm rửa ăn cơm”.

Cô quay lưng đi, tay đưa lên ngực thở phào vì xém tí nữa thôi là mẹ đã phát hiện ra. Đây cũng là lần đầu tiên cô nói dối và không biết cô còn phải nói dối, những áp lực mà mình đang chịu trên lớp học bao nhiêu lần nữa đây. 

Ngồi ăn cơm cùng gia đình cô lặng im không dám đề cập gì đến sự việc hôm nay mình đang mắc phải. Trong nhà chẳng ai có một nỗi buồn nào, mọi chuyện vui của hôm nay họ đều kể cho nhau nghe bên bữa cơm chiều. 

Riêng cô có một khoảng lặng luôn nằm trong nội tâm, cái lặng ấy như màu hoàng hôn chợt tắt đi, rồi bóng tối dần dần bao trùm khắp không gian, mỗi giờ mỗi tối thêm, tối đến đen đặc, không còn nhìn thấy rõ mọi vật xung quanh ở ngoài nhà.

Khuya đó, cô nằm trăn trở không sao yên giấc được. Cứ nhớ tới cái té ngã của một bé trai và những câu mắng rất thậm tệ từ phụ huynh. Cô ôm mặt khóc thầm, tiếng khóc ấy khe khẽ trút vào đêm hiu quạnh, chầm chậm một nỗi buồn gọi tên. 

cô_giáo

Cô buồn cho mình, tự trách chính bản thân. Phải chi cô đỡ kịp bé trai thì đã không xảy ra chuyện đáng tiếc như thế này, đứa bé té ngã nhưng cô lại đau, có lẽ cô quá thương yêu trẻ nhỏ như yêu chính con cháu, máu mủ, ruột thịt của mình. 

Cô không trách những lời không hay từ phụ huynh, cũng không trách cấp trên đã phạt mình theo quy định của nhà trường, đối với cô như thế là quá nhẹ, so với cái té của học trò mình. 

Buồn thì buồn cô sẽ cố gắng và không bao giờ bỏ nghề, cũng không hề chán nản trước áp lực và những khó khăn chỉ vì hai chữ “yêu nghề".

Một buổi sáng, cô đến trường để chuẩn bị dạy. Mẹ cô cũng xách giỏ đi chợ mua đồ. Bà ghé qua hàng thịt, gặp một người hôm qua đi đón cháu ở trường kể lại với bà. 

Kiều bị một phụ huynh lớn tiếng với những lời rất khó nghe, cử chỉ hành động như muốn lao vào đánh cô, Kiều chỉ đứng đó im lặng mà khóc lóc xin lỗi với sự chứng kiến của vô số phụ huynh khác, lý do là lớp của Kiều có 1 học sinh bị té ngã trong lúc vui đùa. 

mamnon14

Bà nghe xong im lặng nghẹn ngào, nét mặt không còn tươi như lúc mới tới chợ gặp người quen rồi cười chào hỏi, bà rất buồn khi nghe kể lại. Bà âm thầm ra về trong sự náo nhiệt đông đúc người qua lại.

Về đến nhà, bà ngồi xuống thở dài, nghĩ mà thương con mình. Dù biết đi làm là phải có chuyện này chuyện kia, đó là việc quá đỗi bình thường, nhưng phụ huynh lớn tiếng đến con bà với lời lẽ như thế thì không thể nào chấp nhận được. 

Giáo viên cũng là con người, cũng có lòng tự trọng, tại sao không hiểu vấn đề đó. Bà nhìn ra cửa trong tâm trạng nặng nề kèm tiếng thở dài không ngưng trong một buổi sáng không bình yên như mọi ngày. 

Cha cô đi đồng về thấy bà ngồi đó với gương mặt khác thường với mọi khi.

“Sao hôm nay bà đi chợ về sớm vậy. Có mua thịt về dồn khổ qua không?”.

“Còn tâm trí nào nữa đâu, mà mua với bán”.

“Sao vậy?”.

“Con Kiều hôm qua nó đi dạy, trong lớp có đứa nào đó, giỡn chơi rồi té u đầu chảy máu, chiều đó nó bị phụ huynh đi rước con lớn tiếng la con mình. Tôi nghe người ta nói nó buồn lắm”.

“Sao hôm qua tôi với bà không nghe nó nói gì hết vậy?”.

“Hôm qua tôi thấy mắt nó đỏ, tôi có hỏi, mà nó giấu không nói”.

“Trong cái lớp đâu chỉ có một đứa, cả mấy chục đứa, phải thông cảm cho người ta chứ, huống gì con người chỉ hai tay, hai chân, làm sao mà quản từng đứa được. 

mamnon13

Phụ huynh cần ngồi lại với nhà trường cùng đưa ra phương án để khắc phục cho mỗi ngày thêm hoàn thiện, chứ đâu phải học sinh bị cái gì ở trường, cũng lôi giáo viên ra chịu trách nhiệm rồi lớn tiếng. Phụ huynh sao không đặt mình vào vị trí của người giáo viên?”.

“Nói như ông thì nói làm cái gì, họ suy nghĩ được một chút như vậy thì hay quá, đằng này họ có chịu nghĩ và thông cảm đâu. Hồi đó tôi nói rồi mà nó cứ cãi, nhất quyết phải đi học cái ngành Sư phạm mầm non”.

“Mầm non hay bất cứ cấp nào đi chăng nữa cũng phải tôn trọng giáo viên”.

“Tôi nghe kể lại mà muốn bủn rủn tay chân. Tôi tính cho nó nghỉ ở nhà không đi dạy nữa, nghề giáo viên cực từ thân xác đến cả tinh thần, mà có được bao nhiêu người hiểu đâu”.

“Bà kêu nó bỏ nghề nó không chịu đâu, trước khi bước vào con đường Sư phạm nó đã chuẩn sẵn sàng tâm lý để đón nhận mọi sự khó khăn rồi. Đó cũng là ước mơ của nó, thôi thì cứ để nó quyết định đi”.

“Ừ, mình thương con, mình giận mình nói vậy thôi, chứ kệ nó quyết định, mình không có ép được đâu”.

“Thôi bà cũng đừng buồn nữa, biết nó cực khổ như vậy, thì an ủi động viên nó nhiều hơn”.

“Không buồn sao được. Con mình là giáo viên tốt, tận tâm với nghề, chứ đâu phải đánh đập, ngược đãi trẻ em như báo chí đã từng đưa tin đâu”.

giadinhmamon

“Đó là hành động rất đáng bị lên án, tôi không đồng tình với việc đó. Trước khi con Kiều bước chân vào con đường Sư phạm mầm non, tôi đã nói rất nhiều, luôn lấy đạo đức và lương tâm của mình đi đầu. Bây giờ, con mình nó đã làm đúng như lời tôi dạy. Còn việc phụ huynh họ làm vậy, thì từ từ mình giải quyết”.

“Để lát nó về tôi nói với nó, nếu nó đã thấy chịu hết nổi thì dừng lại. Tôi sẽ mở một cái tiệm tạp hóa nhỏ nhỏ cho nó bán. Chứ không có cha mẹ nào muốn thấy con mình bị người khác lớn tiếng trước mặt mọi người như hôm qua”.

“Thôi được rồi, bà tính cho tôi nhịn đói hay sao mà còn ngồi đây. Thôi, lên chợ mua thịt với khổ qua đi”.

“Ừ tôi đi đây, ông vô coi nồi cơm chín rồi thì rút chuôi ra dùm tôi”.

11 giờ trưa Kiều dạy xong trở về nhà, hai ông bà ngồi đó chờ bên mâm cơm với nồi canh nóng hổi. Cô lặng lẽ vào thay đồ rồi ra bàn cơm như mọi ngày. Hôm nay thật lạ, gương mặt cha mẹ cứ buồn buồn như có tâm sự gì vừa xảy ra. Bà nhìn cô với đôi mắt đầy vẻ cảm thông lẫn yêu thương.

“Hôm nay con dạy có thấy vui không?”.

“Dạ có, được đến trường dạy mỗi ngày là niềm vui của con, mà sao mẹ lại hỏi vậy?”.

an-tuong-nhieu-nhat

“Trả lời thật cho mẹ biết, người phụ huynh hôm qua còn nói gì xúc phạm đến con không?”.

“Người phụ huynh nào mẹ?”.

Cha cô im lặng lấy chiếc giá xúc cơm vào chén, nhìn cô.

“Cha mẹ đã biết chuyện hôm qua rồi, con cũng đừng buồn. Đi làm thì không thể tránh khỏi những sự cố ngoài ý muốn được”.

Cô bâng khuâng nhìn cha, mẹ.

“Không sao đâu cha mẹ, bé trai ấy vẫn đi học bình thường, còn phụ huynh chắc hôm qua nóng ruột khi thấy con họ bị như vậy nên không kiềm chế được lời nói của mình. Nhưng hôm nay không có gì cả, chuyện đã qua rồi”.

“Vậy thì tốt rồi, mẹ yên tâm. Hồi sáng đi chợ nghe người ta kể mà mẹ như run chạy về nói với cha con luôn nè”.

“Cha mẹ yên tâm, nghề nào cũng có cái vất vả của nó hết nhưng con sẽ rút kinh nghiệm lần này, lần sau con sẽ không lơ là để chuyện ấy xảy ra thêm bất cứ lần nào nữa đâu”.

“Con tưởng con là siêu nhân chắc, con cũng đâu phải thần tiên mà biến hình ra trăm người để giữ từng đứa. Khi nào con quá mệt muốn nghỉ thì cứ nghỉ, về nhà mẹ mở tạp hóa cho bán”.

tang-hoa-co-giao-6

“Con sẽ không bao giờ nghỉ đâu mẹ, con muốn được đi dạy đến khi nào về hưu mới thôi. Không lẽ cứ mỗi lần gặp sự cố là giáo viên nghỉ việc, như vậy thì còn ai dạy nữa đúng không cha mẹ, phải biết đương đầu với nó để vượt qua mọi thứ khó khăn. Cuộc sống là thử thách mà, đâu phải cứ té ngã rồi nằm ì ra đó mà không chịu đứng lên để tiếp tục bước đi”.

Ông nhìn bà nói trong cái giọng đầy tự tin về con gái.

“Nó nói đúng đó. Bà cũng từng giáo viên bà phải hiểu, tận tâm với nghề là phải bám trụ không được bỏ cuộc, phải luôn cố gắng. Sao hồi đó bà không bỏ nghề nửa chừng đi, mà đến hưu mới chịu nghỉ”.

“Ông so sánh vậy không đúng. Tôi dạy cấp 2, với lại cái thời của tôi giáo viên được quý trọng lắm, chứ đâu phải như bây giờ, hồi đó học sinh mà ngỗ nghịch giáo viên chỉ cần nhìn thôi là học trò đã không dám rồi. Bây giờ có nói rát cổ họng cũng vậy, mà nhiều khi học sinh còn vô lễ nữa chứ, phạt thì lại đụng chạm với phụ huynh, nó khổ vậy đó”.

“Tôi thấy mẫu giáo, với mấy cấp khác cũng giống như nhau, đã là giáo viên thì cho dù có cấp nào đi chăng nữa, cũng bỏ cái tâm với đạo đức vào nghề”.

tanghoaco

“Thì đúng là giáo viên cần phải có tâm, có đạo đức nhưng giáo viên mầm non cực hơn nhiều. Mỗi lần ông giữ con của chị Hai con Kiều, có một đứa thôi mà ông còn nói nó quậy quá giữ không nổi. Còn đằng này con Kiều ở lớp nó không phải giữ một đứa, mà mấy chục đứa. Giữ vài đứa con đã thấy cực rồi mà giáo viên mầm non phải giữ rất nhiều đứa”.

Cô nở nụ cười nhìn cha mẹ rồi nói.

“Thưa cha mẹ, cah mẹ đừng lo, con giữ được mà. Con không ngại khó khăn cực nhọc đâu, miễn thấy học trò nó vui chơi cười nói, thì con quá hạnh phúc rồi. Cực như vậy cũng xứng đáng mà. Cha mẹ tin tưởng con nhé, con hứa sẽ là một giáo viên tốt”.

Cô nắm lấy tay cha mẹ mình như vững một niềm tin. Bây giờ mới thấy nụ cười hiện lên trên gương mặt của cả ba người. Bất chợt bà lại rơi hai hàng nước mắt, giọt nước mắt đồng cảm thấu hiểu nỗi lòng, bởi vì bà cũng chính là giáo viên đã về hưu. 

tranh-mam-non

Bữa cơm trưa cũng đã tàn, cha mẹ ra sau vườn nằm võng nghỉ ngơi. Kiều cười trong niềm vui ngập tràn, luôn tự hào với nghề cô giáo mầm non của mình. Không phải nghề này ai muốn làm cũng được, đòi hỏi phải có một trái tim thương yêu, một cái tâm đẹp như những bông rực rỡ sắc màu.

Ngày nào cô không đến trường chắc chắn ngày ấy cô không vui vì vắng đi những đôi mắt long lanh như hạt sương tinh khiết của mỗi sớm bình minh trên từng phiến lá. Nụ cười và giọng nói của các em thơ như tiếng chim ríu rít trộn đều lên nhịp sống đầy an vui giữa cuộc đời. 

Ngoài kia cơn nắng như lửa đốt, những chậu hoa cảnh đang buồn vì héo queo. Cô lấy nước tưới cho chúng và ví những cây hoa ấy là những đứa học trò của mình, cô chính là nước, giúp tương lai của những đứa trẻ thêm tươi tốt ra hoa đẹp xinh giữa cuộc đời. 

nghegiao

Được đến trường, được gần các con thân yêu của mình, cô thấy mình hạnh phúc và yêu đời nhiều hơn. Mẹ cũng từng là một giáo viên nhưng vì thương con bà thường khuyên cô nghỉ nhưng cô hiểu, sâu trong trái tim bà điều bà muốn nói với cô “Đi dạy, áp lực nặng nề quá rồi cũng chán nản mà từ bỏ" điều đó nó không bao giờ xảy ra với một người đầy nhiệt huyết với tấm lòng yêu nghề.

Kiều sẽ dạy đến khi nào cô không còn sức dạy nữa mới thôi. Cô cũng chưa bao giờ cô hối hận vì con đường mình đã chọn, cũng không hề chán nản muốn từ bỏ công việc của mình. Dẫu biết rằng, nghề giáo viên có những điều thầm lặng phía sau ít ai hiểu được nhưng tất cả sẽ qua thôi và nó không là gì đối với người yêu nghề giáo như yêu chính sự sống của bản thân mình.

© Quang Nguyễn - blogradio.vn

Xem thêm:

Quang Nguyễn

Người kể chuyện

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

back to top