Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tớ sẽ là một cô giáo dạy Văn…

2012-11-20 09:04

Tác giả:


1, Nếu được chọn lại, tớ vẫn chọn khối C
 
 …Tớ còn nhớ ngay buổi học đầu tiên trên ghế giảng đường sư phạm, một thầy giáo đã nói như thế này: “ Tôi không hiểu tại sao các em lại thi khối C, và tại sao các em lại chọn sư phạm trong thời buổi này”… Và sau hôm đó, tớ đã ghét thầy kinh khủng, các buổi học sau tớ không bao giờ đến lớp.
 
 …Tớ còn nhớ ngay trên chuyến ô tô khách xuống Hà Nội vác balo đi thi, nhiều người đã hỏi tớ: “ Cháu thi khối D hở?”. Tớ mỉm cười: “ Dạ, cháu thi khối C ạ”. Có nhiều cái lắc đầu ngao ngán quay đi, có nhiều tiếng thở dài đâu đó…

…Tớ còn nhớ hồi học đội tuyển quốc gia, tám đứa, tớ là học sinh duy nhất theo khối C, trong khi bảy đứa còn lại ai cũng học khối D. Các thầy cô chép miệng: “ Cứ cố được giải quốc gia, rồi thi khối D, học kinh tế cho nhàn em à”.


 
Tớ biết, trong  xã hội này, và ngay trong kì thi đại học đang diễn ra đây, không còn được nhiều người mặn mà với hai chữ khối C nếu không nói là quá ít. Khối C trở thành sự lựa chọn ít phần trăm, ít cơ hội nhất.

Người ta bảo những người học khối C, hầu hết chỉ không học được tự nhiên mới chuyển sang để học tủ, học vẹt. Bởi khối C là học thuộc lòng! Điều đó tớ không phủ nhận, mà phủ nhận làm sao khi thực tế chứng minh một cách rõ ràng như thế. Hàng ngàn bài thi Sử được điểm 0, những bài văn viết ngô nghê “ cười ra nước mắt”, những bài Địa với những số liệu, những nhầm nhọt biểu đồ khiến người ta phải nghi ngờ về khả năng tư duy của học sinh…

Nhưng nói đi phải nói lại, cái gì cũng có phần chìm phần nổi của nó, cũng như khối A hay khối D, khối C của tớ ( theo đúng nghĩa) vẫn là những con người có tư duy, có logic khoa học… Làm sao có thể nhớ hàng ngàn số liệu, hàng ngàn sự kiện lịch sử nếu không có trí nhớ tốt?. Làm sao có thể viết một bài văn hay nếu không có khả năng diễn đạt, tư duy sáng?
 
Nếu có được chọn lại khối học tớ vẫn sẽ chọn khối C. Cái gì cũng có cái hay của nó và tớ tin vào sự lựa chọn của mình.
 
 2, Tớ là một cô giáo dạy Văn
 
 …Sẽ là trong vòng ba năm nữa- ước mơ từ nhỏ đứng trên bục giảng sẽ thành hiện thực!
 
Có một điều rất lạ, từ khi bước chân vào cổng trường Sư phạm, ở tất cả các tiết học các thầy cô thường hỏi bọn tớ: "Trong số ngồi đây, có bao nhiêu em thi vào Sư phạm bằng đam mê thực sự?”. Thế mới biết, cái thời đại hoàng kim của Sư phạm đã qua từ lâu. Thế mới thấm cái giá của nghề giáo viên, lại là giáo viên Văn hẩm hiu, ế ẩm như cái khối C- xã hội hầu như gần quay lưng lại. Thế mới rõ cái đam mê, sự thích thú của mỗi học sinh dường như bị bóp méo, biến dạng để thay vào đó là sự giúp đỡ của bố mẹ: “ cứ thi vào đấy” hay bởi một lí do buồn cười hơn; “ Sư phạm dễ lấy chồng’…


 
Tớ biết, khi tớ quyết định thi vào khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội, nhiều người tỏ ra tiếc nuối. Người hiểu thì chép miệng: “ Phí quá! Nhưng không sao...”. Kẻ không hay thì than trời; “ Thi vào làm gì?”
 
Tớ đã từng khóc rất nhiều khi tớ bị bế tắc trong cái vòng quẩn quanh mà tớ lựa chọn. Tớ đã từng có ý định thi lại Đại học, đã cảm thấy mình bị cuốn hết, mất tất cả đam mê và niềm yêu! Nhưng tất cả rồi cũng như gió, thoáng qua và tớ tìm lại được mình. Phải thực sự cảm ơn 2 người- người cô và người thầy đã giúp tớ lấy lại cảm hứng, giúp tớ cân bằng mọi thứ !
 
 …Thực sự, tớ không phải là một con mọt sách cần cù, ở Cấp III hay Đại học, vẫn “ nổi tiếng” với cái kiểu lười ghi bài, chả bao giờ chịu ghi chép lấy một chữ, các thầy cô toàn cười bảo học tài tử. Bọn bạn vẫn trêu: “ Mày mà làm cô giáo hỏng cả một thế hệ học sinh… Cô giáo gì mà..bla bla..”.
 
 Nhưng tớ biết và tớ tin học khối C hay sẽ là một cô giáo dạy Văn trong tương lai gần là căn duyên của tớ. Như một sinh mệnh!

3,…Tớ thành cô giáo trong hai tuần kiến tập.

19 tuổi, sinh viên năm 2, tớ thành cô giáo….

2 tuần kiến tập: không áo phông, quần bò, giày thể thao. Tớ thướt tha trong tà áo dài, nữ tính, duyên dáng và đầy lịch sự trong giày trệt, áo sơ mi, quần vải sơ vin.

2 tuần kiến tập, tớ- lo lắng cũng có, run sợ cũng có, bồi hồi khi lần đầu tiên đứng trước học sinh, thấy mình còn quá là trẻ con.



2 tuần kiến tập, tớ học ra được nhiều điều: rằng học trên giảng đường chưa bao giờ là đủ. Có những kĩ năng sống, cách cư xử, cách xử lí tình huống, chỉ khi tớ va chạm với thực tế, tớ mới hiểu rõ. Rằng điều quan trọng của dạy học không chỉ là truyền đạt kiến thức, cái mà người giáo viên cần và nên làm đó là khơi dậy cảm hứng, khơi dậy tình yêu, sự thích thú với môn học cho học sinh..

2 tuần kiến tập, chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc đến rớt nước mắt như thế! Phải cảm ơn 42 cô cậu học trò nhỏ, cảm ơn 10A3 thân thương đã cho tớ những tháng ngày ý nghĩa nhất!

…Là niềm vui ngập tràn khi các em ngoan ngoãn gọi những tiếng thân thương: “ Em chào cô ạ” “ Cô ơi, cô ơi..”

…Là hạnh phúc khi các em tâm sự, chia sẻ những bí mật nhỏ của mình, coi tớ là người chị ruột …Hộp thư đến trong những tháng ngày vừa qua toàn của học sinh 10A3 yêu dấu : “ Cô nhớ giữ bí mật cho con nhé” “ Cô ơi, con nhớ cô lắm”!


…Là đến run người khi lần đầu tiên đứng giảng bài, để rồi vỡ òa hạnh phúc khi chính mình giúp các em tìm lại cảm giác yêu Văn đã đánh mất từ lâu…
Rồi sẽ nhớ mãi những cánh tay non nớt, những câu trả lời đầy trẻ thơ…

…Là sự ấm áp, quan tâm của chính các em: nhắc tớ mặc ấm, nhắc tớ giữ gìn sức khỏe, là món quà các em tặng tớ, là cái ôm vội lần cuối trong phút chia tay...

…Là biệt danh gọi tớ (cô Lan- cô thám tử) khiến tớ bật cười vì sự ngộ nghĩnh của tuổi học trò, là những dòng viết ngô nghê: “cô năng động và “ suốt ngày cười”….” cô luôn nở nụ cười mỗi khi nói chuyện với chúng em, em luôn cảm thấy có cái gì đấy trong lòng mình cô ạ, hì”, “ cô mau mau kiếm người yêu để con được ăn kẹo” hay “ Cô trông khá ổn làm chị dâu con được, tặng cô một con míc, một con miu, một con ma..” kèm hình ảnh minh họa….chắc sẽ chẳng bao giờ tớ quên được!

 Lũ học trò nhỏ, chỉ ít hơn tớ có 4 tuổi đã cho tớ thêm lòng yêu nghề, đã cho tớ cảm nhận sâu sắc tình yêu thực sự của mình. Trải nghiệm lần đầu tiên thật tuyệt vời.

P/s: Lời nhắn dành cho các em: Trên con đường thành đạt, hãy cho làm giàu, thành đạt như một trò chơi, không phải lo lắng nhiều, cứ chơi, học hỏi và chơi giỏi. game over thì chơi lại. ĐÓ LÀ TRIẾT LÝ LÀM GIÀU, GAME OVER chơi lại, ok???? Những hạt giống, hãy nhớ và lớn lên nhé. Cô luôn là người trồng cây, chăm sóc cây và mong các em là đại thụ :x
  
  • Gửi từ  Nguyễn Thị Mỹ Lan Lớp B- K61, khoa Ngữ Văn, đại học Sư phạm Hà Nội email lan nguyen mylan2411@

Để những u chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email
blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn -
nhacvietplus.com.vn
.



Click để tham gia và cập nhật những thông tin mới nhất, cùng chia sẻ cảm xúc bất kỳ lúc nào bạn muốn với những người cùng yêu thích Blog Việt nhé!

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Ngày không em

Ngày không em

Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ

Cửa hàng của mẹ

Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên

Ngọn nến được thắp lên

Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)

Về để thấy tết (Phần 2)

Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

back to top