Phát thanh xúc cảm của bạn !

'Vũ trụ câm' - cuốn sách của hơi ấm tình thương

2021-06-11 01:25

Tác giả: Phan Minh Thảo


blogradio.vn - “Vũ trụ câm” là quyển sách viết lên sự trải nghiệm, cũng là bức tranh hiện thực phản ánh những vấn đề của tuổi mới lớn và cũng là lời khuyên, sự nhắc nhở đến gia đình, nhà trường và xã hội nên dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến con em mình để các em có đủ hành trang vững chắc bước vào đời. 

***

Một trong những cuốn sách dành cho tuổi mới lớn mà tôi ấn tượng nhất cho đến tận bây giờ, đó là cuốn sách “Vũ trụ câm” của tác giả Vũ Đình Giang. Cuốn sách nằm trong tủ sách tuổi mới lớn gồm 9 truyện ngắn “Ra đi từ biển; Trở về từ phố, Chơi vơi màu nắng,Thở dài trong đêm, Một cái gì đó tương tự cha, Người dưng ở phố, Phiên khúc mùa đông, Bát thịt chó và Vũ trụ câm”. Bằng lối văn tự sự giản dị, mộc mạc, lời văn man mác buồn tác giả Vũ Đình giang đã đem đến cho chúng ta những câu chuyện súc tích, ngắn gọn nhưng ẩn chứa đằng sau là những giá trị nhân văn sâu sắc về những vấn đề xảy ra ở lứa tuổi mới lớn, về tình thân, tình yêu, tình bạn, tình người mà ta rất dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Đến với truyện “Ra đi từ biển” tác giả đưa ta về miền đất đầy nắng và gió với những con người sinh ra và gắn bó với biển, những ngư dân lấy việc đánh cá làm kế sinh nhai, vất vả đan lưới, kéo chài để nuôi sống gia đình. Cuộc sống ở vùng biển đầy khó khăn và nguy hiểm rình rập đã cướp đi mạng sống của người thân biết bao những gia đình chỉ để lại những mái nhà đơn sơ đã bị giật tung cả nóc.

Sau những giây phút mòn mỏi trông ngóng người thân trở về cho đến khi chỉ còn lại những ánh mắt vô vọng ngồi khóc than bên bờ biển. Biển nuôi lớn và cũng cướp đi mọi thứ của những con người sinh ra trong những làng chài mà theo lời tác giả nói “Họ đã sinh ra từ biển, lớn lên nhờ biển và rồi cũng phải chết đi cũng vì biển”. Cũng chính biển đã cướp đi bố mẹ, em trai và nhiều người khác trong làng của cô bé cũng mang cái tên Biển mới chập chững ở tuổi mới lớn. 

em_06

Nỗi đau đã làm cô bé chết lặng và không thể nào còn khóc được nữa. Rồi sau những ngày tuyệt vọng cô độc đó cô bé được một người gì họ hàng xa dắt lên phố để làm giúp việc, chạy bàn. Ở đó cô bé 16 tuổi từ giã trường quê ở làng lên thành phố học thói quen và sinh hoạt của người thành phố, làm người hầu và chân chạy bàn, tiếp khách cho nhà hàng ăn của người gì để rồi lặp lại những tháng ngày như con thoi bị bóc lột sức lao động và không được đến trường như các bạn cùng trang lứa. Cuộc sống cứ lặp lại cho đến năm 17 tuổi sau những giấc mơ về vùng biển như những con thú dữ và sau khi nhà người dì bị công an bắt vì tội buôn bán phụ nữ núp bóng nhà hàng, trao đổi gái mại dâm.

Cô bé Biển tưởng như lại bơ vơ, cô độc lần nữa thì may mắn được bác công an già nhận làm con nuôi với những bữa cơm đầy và những bộ quần áo tươm tất. Họ đã đánh bật được nỗi cô đơn, cô độc của cô bé và trả lại cho cô bé nụ cười trong sáng, giúp cô bé biết ước mơ. Họ giống như ông bụt hiện ra trong câu chuyện cổ tích “Bống bống bang bang” mà cô bé đã được nghe khi còn nhỏ. 

Đó là hình ảnh ta được thấy qua truyện thứ hai“ Trở về từ phố” mà tác giả xây dựng lên. Qua đó ta thấy được giá trị của tình người vẫn còn tồn tại trong cộng đồng, xã hội. Những người tốt được tác giả so sánh là những ông bụt trong truyện cổ tích nhưng vẫn xuất hiện ở cuộc đời thực và sẵn sàng giang tay cứu giúp những hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa với thông điệp “Lá lành đùm lá rách” mà ta thường được biết đến trong xã hội xưa và nay.

Lòng tốt hiện diện ở khắp nơi, tình người vẫn mãi tồn tại và sau những mất mát đau thương chúng ta sẽ được bù đắp bằng ánh sáng của tình người chỉ cần bạn có lòng tin và dám ước mơ, hy vọng. Sự ấm áp của tình người ta còn bắt gặp trong truyện “Người dưng ở phố” và “Bát thịt chó”.  

em_10

Ở truyện “Người dưng ở phố” ta sẽ bắt gặp ngay hình ảnh quen thuộc đối với lứa tuổi mới lớn, đó là ăn quà vặt, béo phì, suy dinh dưỡng và chơi game. Trong chuyện là hai cậu bé một suy dinh dưỡng và một thì béo phì mà tác giả đặt cho hai cái tên rất dễ thương là một thằng “chín ép” còn thằng bé kia thì là Béo phì. Hai cậu bé cứ cách hai ngày lại ra nạp năng lượng mua bánh ngọt và nước ngọt, và sau khi hết đói thì lại đến game để lao vào thế giới ảo với những trò rượt bắt nhau, đòi hỏi nhau, xoay như đèn cù cho đến vô cùng vô tận. 

Tác giả đã phản ánh đúng thực trạng của thế hệ trẻ mới lớn, đó là trốn học, nghiện ăn đồ ăn nhanh và nghiện game với những hệ thống ô vuông chơi xuyên đêm xuyên ngày mà phụ huynh không thể nào tìm ra được và nếu thử lao vào thì đến phụ huynh, người lớn chúng ta cũng không thể nào dứt ra nổi. Đó là do bố mẹ mải mê làm ăn không có thì giờ quan tâm con cái và quản lý chúng nên để con mình lao vào các trò chơi độc hại. Câu chuyện như một lời cảnh tỉnh đến các bậc phụ huynh nên dành thời gian quan tâm đến con em mình để chúng không lao vào các tệ nạn xã hội. 

Ngoài ra trong truyện cũng xuất hiện hình ảnh của lòng tốt giữa người với người, đó là hình ảnh cô sinh viên làm thêm ở quán đồ ngọt mà hai cậu nhóc thường ghé qua, sau khi thấy hai tụi nhỏ không được bố mẹ cho tiền ăn quà, cô đã tự bỏ túi mời chúng nhưng lại bị anh đồng nghiệp hồ nghi là cô bị chúng lừa với câu nói quen thuộc mà chúng ta thường được nghe là “Thóc đâu mà đãi gà rừng”. 

Sau câu nói đó nó cho chúng ta thấy rằng trong cuộc sống xô bồ ở đô thị, người ta không tin cái gọi là lòng tốt “Ai cũng rơi vào tình trạng buộc phải hồ nghi về mọi thứ và lòng tốt đôi khi trở thành nạn nhân của thói ích kỷ.” Nhưng liệu lòng tốt có còn không và có đáng bị hoài nghi không? Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh thằng béo phì làm thêm ở quán ăn vặt ở ga tàu, nơi thằng bé gặp cô sinh viên và tặng lại cô chiếc bánh. Qua đó ta thấy rằng lòng tốt vẫn luôn hiện hữu và tất nhiên là chúng ta nên có lòng tin vào nó giống như “Sinh ra từ biển” và “Trở về từ phố” mà tác giả đã phản ánh ở trên.

em_-02_(1)

Cũng là lòng tốt nhưng nó lại mang khía cạnh và góc nhìn mới hơn về tình người giữa một sư thầy ở chùa và một gã thiếu niên vì tham gia băng đảng, vì hận thù mà lỡ tay giết người bằng một bát thịt chó, để rồi trốn vào chùa xin sư thầy hoàn thành tâm nguyện cuối cùng là được ăn một bát thịt chó trước khi ra tự thú trong câu chuyện “Bát thịt chó”. 

Trong truyện là lòng tốt của vị sư thầy dù biết gã là kẻ ra tay giết người, dù biết là đi mua thịt chó sẽ bị người đời bàn tán nhưng vẫn hoàn thành tâm nguyện cuối cùng cho gã vì sư thầy nghĩ “Đêm nay là đêm tự do cuối cùng trong đời thiếu niên của gã. Gã khẩn khoản xin một bát thịt chó  cuối cùng trong đời gã. Chẳng lẽ không được sao?”. Qua đó ta vẫn thấy được le lói tình người và sự bao dung đối với những kẻ trót gây nên lỗi lầm nhưng biết ăn năn, sám hối.

Lòng tốt vẫn còn hiện hữu nhưng tất nhiên cùng với nó cũng sẽ là những mảng tối của xã hội, đó là sự thờ ơ và lãnh đạm đối với cuộc sống khi mà họ đang phải sống trong bóng tối, sự tù đọng của những cá nhân kỳ dị khác thường của các thành viên cư ngụ trong xóm trọ nghèo. Đó là hình ảnh người đàn bà mà ta bắt gặp trong truyện “Chơi vơi màu nắng’’. 

Bà ta ở trong khu nhà cổ leo lét, thờ ơ với những con người, sự việc xảy ra quanh mình và tự hưởng thụ trong cái phòng trọ đó là vì bà có một ông chồng đam mê danh vọng lưu lại ở nước ngoài và trốn chạy khỏi ngôi nhà mang nhiều kỷ niệm với người vợ quá cố vì tai nạn ô tô, chạy trốn cả đứa con gái mù mà lẽ ra ông nên dành nhiều tâm sức nuôi dưỡng và cả người cha già suốt ngày ho khục khặc nữa. Để lại tất cả trách nhiệm cho bà và xem bà như một người osin.

Truyện còn là những hình ảnh đối lập của tình thân khi một bên là tình anh em khăng khít, sống nương tựa nhau trong khu nhà cổ đó, một người thì điếc còn người kia thì mù với một bên là ông chủ phòng trọ vô trách nhiệm bỏ cả con gái và bố cho người vợ kế chăm sóc. Chuyện cũng phản ánh sự u ám, trật trội của những ngôi nhà cổ lâu đời không thuộc quy hoạch và xuống cấp theo năm tháng.

em_11

Một vấn đề khác cũng nổi cộm và cũng rất cần được quan tâm chú trọng trong lứa tuổi mới lớn, đó là vấn đề yêu sớm và hậu quả kèm theo đó qua câu chuyện “Một cái gì đó tương tự cha’’. Phản ánh đủ ba thứ tình cảm đó là tình thân, tình yêu và tình bạn. Tác giả xây dựng nhân vật rất gần gũi đó là dùng biệt danh boy và girl (chàng trai và cô gái). Vì yêu sớm ở lứa tuổi cắp sách đến trường mà sau đó đã nảy sinh rất nhiều rắc rối, đó là vì nổi hứng muốn trêu chọc nhau mà girl đã quàng vai cậu bạn khác rồi giả vờ yêu để boy ghen, sau đó boy vì ghen tuông và girl vì không kịp giải thích mà giận dỗi rồi không nói chuyện với nhau làm girl trầm mặc, cả ngày ủ ê như người trầm cảm, rồi rắc rối lại tiếp diễn khi boy và girl đã đi quá giới hạn và hậu quả là girl có thai khi đang ngồi ghế nhà trường. 

Vì còn là lứa tuổi chưa thành niên nên boy và girl không thể gánh vác nổi trách nhiệm và phải để bố mẹ hai bên gánh chịu. Câu chuyện phản ánh đúng hình ảnh ở tuổi mới lớn đó là yêu sớm và không được giáo dục về giới tính một cách đúng đắn và điều đó gây nên những hậu quả đau lòng mà các bậc phụ huỵnh và nhà trường cần phải quan tâm và giáo dục con em mình một cách đúng mực và kịp thời.

Ở lứa tuổi mới lớn xoay quanh rất nhiều vấn đề mà gia đình, nhà trường và xã hội cần phải đặc biệt quan tâm và nếu sự quan tâm đó không kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Và một trong những vấn đề đó là tính cách nổi loạn của tuổi mới lớn mà ta sẽ bắt gặp trong truyện “Thở dài trong đêm”. Câu chuyện kể về cậu chàng tên Liu, mới vào năm nhất Lưu đã bị tống cổ khỏi trường mỹ thuật vì trong một tháng liên tục lập được hai “quái tích”.

Thứ nhất là uống rượu say, phóng xe máy bay vèo qua cổng trường mà không chờ bấm thẻ. Khi bảo vệ phản đối, Liu nổi cơn điên đập vỡ ô cửa kính trên phòng hội trường cho tay bảo vệ “biết mặt”. Thứ hai Liu xé bài tập trước mặt giáo viên vì không chịu được điểm 3 cho bài hình lệch lạc về giải phẫu và thế là dẫn đến hậu quả không tôn trọng giáo viên, thiếu hụt nhân cách trầm trọng và cuối cùng là đuổi học. 

Đó là tình trạng thường thấy ở sinh viên các trường nghệ thuật khi phần lớn họ đều là con nhà giàu được nuông chiều nên sinh ra thói sĩ diện, hiếu thắng, tự phụ và cái tôi quá lớn dẫn đến sẽ là sự thiếu hụt trong nhân cách khi không có sự quản giáo của gia đình và xã hội.

em_-02

Liu nổi loạn, hiếu thắng và luôn làm theo ý mình dù biết nó là sai chỉ để thỏa mãn thói ích kỷ và tự phụ của mình đến nỗi bạn bè cũng phải “bó ta ’’ rồi tự hỏi Liu bị tống ra khỏi tường năm 19 tuổi, Liu đập phá, Liu chửi bới, Liu du côn nhưng bao nhiêu năm nữa Liu sẽ làm gì? Ấy vậy mà chỉ một năm sau người ta lại thấy Liu xuất hiện trên một tờ nhật báo với cái tin “Một họa sĩ trẻ đoạt giải thưởng mỹ thuật do sự tài trợ của tập đoàn” khiến lũ bạn không thể tin và cũng không dám đọc tiếp vì sợ sẽ xé bài báo vì cái tin mang tính khủng khiếp đấy. Và cũng chính chi tiết này tác giả cho ta thấy sự khác biệt của kẻ giàu và người nghèo. Đồng tiền có thể chi phối mọi thứ, bạn có thể đoạt giải thưởng dù cho bạn là kẻ chẳng ra gì “Kẻ hiền lành vẫn nghèo và vẫn vô danh. Còn kẻ lưu manh đã giàu lại đang nổi tiếng”.

Sự đời quả thật trớ trêu và kết thúc là cú tát của người bạn thân cho Liu khi nghe Liu nói là đã thuê người vẽ bài với giá gần chục nghìn đô “Mày vẫn là thằng vô lại, Tao tởm mày’’ . Điều đó tác giả cho ta thấy lớp người nghèo dù có vô danh nhưng họ vẫn chấp nhận và không bán rẻ nhân cách vì đồng tiền.

“Phiên khúc mùa đông‘’ lại là hình ảnh về một cậu chàng trốn nhà để bắt tàu ra Hà Nội ở nhờ nhà ông bác đúng dịp Tết vì không chịu nổi sự lẻ loi, hiu quạnh khi thiếu vắng đi người bố vì mải mê công việc bên nước ngoài mà bỏ vợ con lẻ loi một mình đón tết. Đó cũng là tình trạng thường thấy ở một số gia đình khi bố mẹ vì bận rộn kiếm tiền mà bỏ bê con cái và khiến con em mình thiếu đi tình thân, tình thương ấm áp của gia đình trọn vẹn.

Và kết truyện là câu chuyện về một gia đình cũng thiếu hụt đi tình thương của người cha do người cha đã ngoại tình khi người con còn nhỏ. Người mẹ vì lòng sĩ diện mà đã không thể dung thứ cho người đàn ông dù ông ta van nài. Hằng ngày bà cố đeo lớp mặt nạ nghị lực, can trường. 

Bà muốn chứng tỏ được bản lĩnh của mình bằng vẻ mặt đông cứng trong mọi trường hợp, bằng một sự nghiệp ổn định và phát triển. Bà muốn chứng tỏ cho người chồng thấy bà chưa hề vấp ngã, chưa hề suy sụp. 

em_04

Bà không thể để cho ông thấy bà đang thất bại trong vai trò của một người mẹ. Nhưng sự thực là bà đã thất bại vì bà quá lạnh lùng, vì bà chỉ muốn chứng tỏ cho người đàn ông ngoại tình ý thấy bà vẫn sống tốt, vẫn nuôi dạy con cái tốt khi không có ông bên cạnh. Nhưng bà không biết vì bà cứ luôn sống theo suy nghĩ đó mà Min – cậu bé con trai bà đang trong lứa tuổi cần sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm của cả bố và mẹ vậy mà cậu đã mất sự quan tâm đó của người bố giờ cũng mất luôn sự yêu thương đó của người mẹ giữa những lời hỏi thăm sáo rỗng, chỉ trao đổi với cậu con trai những câu chuyện cần thiết trong bữa ăn mà không hề hay biết vì quá cô đơn, cô độc, thiếu tình thương cậu bé đã phải tìm đến thuốc phiện và rơi vào căn bệnh trầm cảm không lối thoát. 

Hằng đêm trong căn nhà vắng lặng im lìm, cậu bé Min loay hoay với những mảng màu, đất sét , những bức tranh treo xộc xệch rồi đến hình ảnh ánh sáng của vầng trăng và ngôi sao treo trên trần nhà với mong ước được bay lên để chạm vào chúng và giải thoát khỏi cuộc sống tăm tối, tù đọng, thiếu ánh sáng và tình yêu thương mà ta sẽ thấy được trong truyện “Vũ trụ câm’’ - Tên đầu đề của cuốn sách và cũng chính là truyện tôi ấn tượng nhất  trong các truyện còn lại vì tìm thấy ở đó là sự đồng cảm và thương cảm đối với cậu bé còn chưa đủ lớn để có thể tự gánh vác trọng trách của cuộc đời trên đôi vai nhỏ bé mà cuộc đời bắt em phải gánh chịu. 

Với giọng văn giàu cảm xúc và đầy tình người tác giả đưa ta đến với nhiều cung bậc cảm xúc dành cho lứa tuổi mới lớn. Lứa tuổi đầy tương lai hứa hẹn, đầy ước mơ hoài bão nhưng cũng lắm chông gai, thử thách trong chính cuộc đời của các em.

“Vũ trụ câm” là quyển sách viết lên sự trải nghiệm, cũng là bức tranh hiện thực phản ánh những vấn đề của tuổi mới lớn và cũng là lời khuyên, sự nhắc nhở đến gia đình, nhà trường và xã hội nên dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến con em mình để các em có đủ hành trang vững chắc bước vào đời. Đây thực sự là bài học bổ ích đối với lứa tuổi thiếu niên và khiến người đọc phải suy nghĩ, khắc khoải đối với những vấn đề và vấn nạn mà tác giả đã đặt ra. Một lần nữa đây là cuốn sách hay và mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc và khiến tôi không thể nào quên. 

© Phan Minh Thảo - blogradio.vn

Xem thêm: Tin tôi đi, cuộc sống là những món quà!

Phan Minh Thảo

Đừng lo nếu hôm nay bạn chưa thể là ngôi sao sáng nhất, vì bạn đã là một ngôi sao đặc biệt rồi. Chỉ cần tiếp tục kiên trì sống như bản thân bạn muốn, dù không phải là ngôi sao lớn nhất, thì bạn vẫn sẽ là ngôi sao tỏa sáng nhất bầu trời.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top