Phát thanh xúc cảm của bạn !

'Cuốn theo chiều gió' - cuốn sách đáng được trân trọng

2020-12-12 01:25

Tác giả: Minh Duy


blogradio.vn - "Tại sao? Tại sao chị lại sẵn sàng hy sinh tính mạng chỉ vì một câu chuyện?". “Bởi vì trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ ấy, những cô gái đã không phải sống trong khu ổ chuộtchúng đã ở miền Nam nước Mỹ; chúng đã có những chuyến phiêu du; chúng đã được thoát khỏi cuộc sống thực tại.”

***

Nhà văn Neil Gaiman từng thuật lại câu chuyện của người chị họ 97 tuổi của ông – Helen dưới thời Đức Quốc Xã.

Trong những khu ổ chuột Do Thái ngày ấy, sách là thứ tuyệt đối cấm kỵ. Nếu có ai đó bị phát hiện giữ sách trong nhà, những tay phát xít sẽ chẳng hề nao núng mà dí súng vào đầu họ và bóp cò.

Helen từng giả vờ đứng lớp dạy khâu vá cho khoảng hai mươi cô gái nhỏ. Những cô gái nhỏ ấy đến lớp Helen một tiếng mỗi ngày để được nghe bà giảng dạy về toán học, về tiếng Phần Lan, về ngữ pháp…

Một ngày nọ, có ai đó tuồn cho Helen bản dịch tiếng Phần Lan của quyển tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của nhà văn Margaret Mitchell. Và bà đã thức trễ hơn mọi ngày, đóng cửa kéo rèm kín kẽ, để đọc một chương của quyển tiểu thuyết. Sáng hôm sau, khi hai mươi cô gái nhỏ đến lớp, thay vì dạy học, Helen đã kể lại cho chúng những gì xảy ra trong câu chuyện.

Những đêm sau nữa, bà lại thức. Và những buổi sáng sau những đêm ấy, bà lại kể cho chúng những chương tiếp theo của câu chuyện.

Neil hỏi người chị họ của mình, "Tại sao? Tại sao chị lại sẵn sàng hy sinh tính mạng chỉ vì một câu chuyện?" 

Và Helen trả lời, "Bởi vì trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ ấy, những cô gái đã không phải sống trong khu ổ chuột - chúng đã ở miền Nam nước Mỹ; chúng đã có những chuyến phiêu du; chúng đã được thoát khỏi cuộc sống thực tại."

Bốn trong số hai mươi cô gái ngày xưa vượt qua được cơn chiến tranh. Và Helen kể lại với Neil rằng khi bà đã trở thành một bà lão, bà đã tìm lại được một trong bốn cô gái còn sống sót - lúc này cũng đã già. Và họ đến gặp nhau, và họ lại gọi nhau bằng những cái tên trong Cuốn theo chiều gió…

Những người viết như chúng ta, Neil tiếp, dễ dàng chê bai, phủi tay trước những gì ta đang làm, bởi vì chúng ta cho rằng việc viết nên những câu chuyện giả tưởng là những điều nhỏ nhặt tầm thường. Nhưng điều kỳ diệu của những câu chuyện giả tưởng là chúng có thể cho ta lối thoát khỏi thực tiễn tồi tệ. Và trong quá trình trốn thoát ấy, chúng sẽ trang bị cho ta áo giáp, tri thức, vũ khí, và những công cụ để ta có thể đem về cuộc sống thực tại của mình và khiến nó trở nên tốt đẹp hơn.

Một câu chuyện hay là một câu chuyện đưa ta đến một vùng đất mới lạ. Và khi ta trở về sau chuyến hành trình ấy, ta thay đổi. Trưởng thành hơn, thông minh hơn, nghị lực hơn, và biết cảm thông hơn.

Một câu chuyện hay là một câu chuyện mà sau khi ta hoàn thành nó và quay trở về cuộc sống của mình, ta không còn muốn trốn chạy khỏi nó nữa. Ta khi ấy sẽ sẵn sàng đối diện lấy nó, tự tin hơn bởi vì ta vừa trải qua quá trình tôi luyện và thay đổi. Ta hiểu cuộc sống hơn, hiểu con người hơn, hiểu bản thân hơn.

Một câu chuyện có thể khiến ta trở về và xắn tay áo, cầm bút, và viết tiếp lên câu chuyện cuộc sống mình - đó đích thực là một câu chuyện tuyệt vời.

Vì thế mà là người viết, nhà văn, hay tác giả, hãy trân trọng những câu chuyện của mình - dù là thực hay tưởng tượng. Trân trọng từng chữ, từng câu, từng ý nghĩa mà bản thân muốn gửi gắm đến cho độc giả. Bởi vì những gì ta làm là nghệ thuật, là ý nghĩa, là cuộc sống. Những gì ta làm là có giá trị cho đời, cho người, và quay trở lại là có giá trị cho bản thân ta.

Còn là độc giả, thính giả, hãy trân trọng những câu chuyện mà ai đó đã cất công thuật lại. Dù đó chỉ là những câu chuyện không có thực, đôi khi chúng lại phản ánh sự thực còn thực hơn cả cuộc sống mà ta biết. Những câu chuyện có sức tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách chúng ta, ngày qua ngày, từng chữ, từng chữ một. Hãy trân trọng chúng, yêu lấy chúng, bởi vì để có được chúng là máu, mồ hôi, và nước mắt mà những người viết đã đổ. Khi ta chưa từng thực sự viết, ta sẽ không thể hiểu việc viết văn khó nhọc đến nhường nào. Vì thế mà để có được một câu chuyện hay, một quyển sách tốt, họ đã phải cày bừa trên những trang giấy trắng bằng mực, bằng trí tưởng tượng, bằng thời gian chẳng thể nào lấy lại được cho một kết quả mà chẳng biết có bao giờ được hồi đáp và trân trọng.

Những câu chuyện giả tưởng chung quy lại chỉ là những lời nói dối.

Nhưng đó là những lời nói dối đáng trân trọng.

© Minh Duy - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top