Phát thanh xúc cảm của bạn !

Vì vậy mà em quên

2024-06-25 16:00

Tác giả:


blogradio.vn - Cô đã sống đã say mê với con đường của cô bao năm rồi, đã cuốn trái tim mình vào những đam mê những khao khát của cô để rồi cô lại quên đi một điều gần gũi nhất, tình người nhất và bắt buộc nhất, là trách nhiệm của một đứa con, dù ba mẹ cô vẫn vui vẻ và động viên cô hoài. Ngọc An thấy xót xa cho các em học sinh của vùng quê nữa, các em bị thiếu thốn những điều kiện học tập và cả trong cuộc sống đời thường.

***

Nếu bây giờ Ngọc An nói ra tất cả những điều đó thì chắc mọi người sẽ nói cô bị khùng hay nhẹ hơn là không bình thường. Vì đã là con người thì ai chẳng muốn chẳng thích được như vậy, quyền lực chức vụ, giàu có tiền bạc danh vọng, cao sang nổi tiếng và cả được nhiều người khâm phục khen ngợi yêu thương nữa. Rồi người ta sẽ cố làm mọi cách để nắm chặt để giữ lấy chứ ai dại gì ngu gì mà để mất, vậy mà Ngọc An đã quay lưng lại. Cô đã quay lại với những gì cô đang có, chỉ bởi một lẽ thường tình là trái tim cô mách bảo cô phải quay về đây, một vùng quê bình yên nhưng hẻo lánh này. Cô phải quay về đây, mà về đây có nghĩa là cô không còn những điều đó nữa, như người ta vẫn mong ước như người ta vẫn khao khát, rất con người, rất đời thường.

Ngọc An tốt nghiệp một trường sư phạm nổi tiếng của một thành phố lớn, nhưng cô không đi làm mà chọn con đường tiếp tục học lên cao, vậy là cô mất thêm mấy năm nữa cho ước mơ trau dồi và làm giàu kiến thức của mình. Vì cô thích được tham gia giảng dạy ở ngôi trường mà cô đã theo học, Ngọc An đã rất cố gắng và không ngừng phấn đấu để có được một công việc một vị trí như ngày hôm nay, một trợ giảng, rồi giảng viên chính thức. Rồi khi cô có trong tay tấm bằng tiến sĩ thì vị trí phó trưởng khoa đã trong tầm tay cô, vì lúc đó người trưởng khoa của khoa cô đã là giáo sư rồi. Mà Ngọc An biết để với tới được trình độ đó thì cô phải mất thêm nhiều năm nữa với một sự cố gắng miệt mài.

Ngọc An đã sống và làm việc như vậy trong suốt ba năm trời, mọi việc với cô rất trôi chảy và rất thành công. Cô luôn mang hết những gì mình đã học được đã biết được để truyền lại cho các em sinh viên. Cô đứng trước sinh viên với một suy nghĩ một tâm thế mình là người lớn tuổi hơn, mình là người đi trước nên có trách nhiệm truyền lại cho những người đi sau. Mà Ngọc An cũng vô cùng yêu mến và gắn bó với ngồi trường cô đã theo học mấy năm và bây giờ là đang theo công việc cô yêu thích. Chỉ là sau đó khi cô quay về nhà thăm ba mẹ và gặp được vị chủ tịch xã đến chơi với ba cô, Ngọc An nghe được câu chuyện của ông nói với ba cô về tình hình của xã về những việc này kia của cuộc sống đời thường. Ngọc An biết được ông và ba cô cũng rất thân nhau và hai người hay gặp nhau để bàn luận để đàm đạo những chuyện này kia của xóm làng của đất nước. Rồi cô biết được ngay ở xã cô ngay ở tỉnh gia đình cô đang sống luôn là đang thiếu và thiếu trầm trọng nguồn giáo viên, đến nỗi nhiều thầy cô đã bị quá tải vì phải gánh thêm lớp, gánh thêm giờ vì số học sinh quá đông mà giáo viên bị thiếu. Mà hình như việc tuyển người đang rất khó, vì chẳng ai muốn về một vùng quê heo hút như ở đây. Rồi bây giờ học sinh cũng chẳng mặn mà gì với ngành nghề sư phạm, các em cứ đua nhau chạy theo những ngành được gọi là hot, được gọi là mốt, được cho là kiếm được nhiều tiền sau này, chứ gần như chẳng em nào thích bước chân vào sư phạm. Ngọc An biết một trong những lý do bị thiếu giáo viên là vậy, đến nỗi đã có chính sách là miễn học phí và còn hỗ trợ đặc biệt cho những sinh viên theo học ngành sư phạm, vậy mà mỗi năm số lượng tuyển sinh của các trường đều không đạt được như kỳ vọng.

Ngọc An đã suy nghĩ rất nhiều sau lần về thăm gia đình đó. Cô nhìn lại mình, cô nhìn lại gia đình mình, cô nhìn lại ba mẹ mình. Ba mẹ cô đã ngày một già hơn, cô lại là con gái duy nhất trong nhà. Rồi đây khi tuổi cứ chồng chất tuổi, khi sức khỏe của ba mẹ không còn được như trước, khi trái gió trở trời khi đau ốm này kia thì ai sẽ lo, hay lúc đó ông lo cho bà rồi bà lo cho ông. Ngọc An nghĩ đến trách nhiệm của mình và cô bỗng giật mình. Cô đã sống đã say mê với con đường của cô bao năm rồi, đã cuốn trái tim mình vào những đam mê những khao khát của cô để rồi cô lại quên đi một điều gần gũi nhất, tình người nhất và bắt buộc nhất, là trách nhiệm của một đứa con, dù ba mẹ cô vẫn vui vẻ và động viên cô hoài. Ngọc An thấy xót xa cho các em học sinh của vùng quê nữa, các em bị thiếu thốn những điều kiện học tập và cả trong cuộc sống đời thường. Cô nhớ đến ngôi trường thật lớn với những trang thiết bị hiện đại với những cơ sở vật chất đầy đủ và hỗ trợ hết sức cho các giảng viên và cho người học. Còn ở đây, các em lại bị thiếu quá nhiều. Ngay cả ngôi trường mà Ngọc An hay đi ngang qua mỗi lần về nhà, cô hay nhìn vào đó, ngôi trường đã bị xuống cấp nhiều đã cũ rất cũ, rồi biết khi nào các em mới được tiếp cận với những điều kiện học tốt hơn.

Ngọc An ngồi lâu nhất trong một quán cà phê sát bên cây cầu của vùng quê cô. Ngọc An đã rất thích rất yêu cây cầu này, một cây cầu bằng gỗ bắc ngang qua một con sông, mà lúc nào những làn hơi nước dưới đó cũng bốc lên mát rượi. Người ta có thể đi bộ có thể đi xe máy có thể đứng lại để ngắm nhìn con sông đang cuồn cuộn chảy bên dưới. Mà Ngọc An không nhớ mình đã đi trên cây cầu biết bao lần, cô chỉ biết cây cầu là nơi cho cô rất nhiều những kỷ niệm tuổi thơ. Cây cầu đã nối vòng tay và tình thương của ba mẹ của xóm làng cho cô được mạnh mẽ bước đi trên con đường tương lai. Ngọc An đã ngồi nhìn con sông và ngắm cây cầu thật lâu, trong cô đang dội lên biết bao suy nghĩ và cả những đắn đo.

Ngọc An nói cùng ba mẹ điều đó, là cô muốn quay về quê hương, cô muốn được quay về nơi đây góp chút sức lực nhỏ bé của mình. Cô muốn làm được và được làm một điều gì đó thật ý nghĩa cho xóm làng cho quê hương cô. Ngọc An nghĩ là không quá muộn, vì dù sao cô đã rất tự tin và rất vững trong công việc bao năm nay.

Ba mẹ cô cười tươi, còn mọi người thì phản đối.

Ngọc An không ngạc nhiên về điều đó, cô đã tiên liệu trước rồi, cô chỉ lặng lẽ nộp đơn lên và chào mọi người. Mà cô cũng biết rõ nay mai người trưởng khoa, cũng là một người thầy của cô sẽ chuyển công việc lên ban giám hiệu với vị trí hiệu phó thì cái ghế trưởng khoa là nằm chắc trong tay cô, mọi người cũng nói vậy. Nhưng cả Ngọc An và mọi người cùng biết rõ là cô chỉ muốn chú tâm và dành hết sức lực cho công việc giảng dạy chứ cô không thích và cũng không quan tâm đến chức vụ. Nhưng rõ ràng đang đương nhiệm và đang có một công việc vô cùng tốt như vậy mà cô bỏ ngang thì mọi người không hiểu.

Ngọc An cười và tạm biệt mọi người.

Cô được nhận công tác ngay sau đó, nhưng là ở một ngôi trường cấp ba của tỉnh, cũng cách xa nhà cô một quãng đường khá xa, nên buổi trưa cô hay ở lại trường. Ngọc An nhận thêm nhiệm vụ là tổ trưởng nữa, và cô cũng nhanh chóng hòa vào và làm quen với môi trường mới với công việc mới. Có một chuyện còn làm Ngọc An thấy vui hơn, đó là thầy hiệu trưởng của trường cũng giống cô vậy. Thầy cũng từ chối một công việc một nơi làm sang trọng hơn, vinh quang hơn, và cả nhiều điều khác cái gì cũng hơn ở nơi đây, nhưng thầy đã quay lưng lại, giống cô vậy đó. Thầy đã quay lưng lại với tất cả những điều đó và về đây nhận công việc này, nên Ngọc An đã có thêm niềm tin, đã có thêm căn cứ cơ sở để khẳng định việc cô làm là đúng. Và Ngọc An còn nghĩ là do cô chưa biết đó thôi, chứ cuộc sống này còn rất nhiều người như vậy. Họ lặng lẽ âm thầm và rất đỗi bình thường cứ như một con ong cần mẫn mỗi ngày, mang đến cho bao người khác những niềm vui những hạnh phúc cũng rất lặng thầm, chỉ là họ biết đó là những việc họ nên làm mà thôi.

Ngọc An mong có một ngày nào đó cô được quay về nơi cũ chỉ để cười và nói cùng mọi người ở nơi ấy. Mà chắc cô cũng chẳng cần phải nói, chỉ cần cô quay lại là chắc mọi người sẽ hiểu vì sao cô lại chọn lựa và quyết định như thế. Là cả một vùng quê của cô, là quê hương đã nuôi nấng đã cho cô lớn lên từ thưở ấu thơ, là cây cầu mà cô vẫn hay đi qua và yêu mến. Là bao em thơ được sinh ra và lớn lên sau cô, là những thiếu thốn và đòi hỏi cấp thiết nhất mà các em xứng đáng được có càng sớm càng tốt. Là cả tình thương và trách nhiệm của cô với ba mẹ với gia đình nữa, tất cả là vậy đó, tất cả đã làm cô quên đi, cô phải rời xa để bước đi xa hơn để bước tới gần hơn với mọi người. Dù Ngọc An vẫn tiếc nuối chứ, đã mấy năm ở nơi đó, đã có nhiều tình yêu đã có nhiều trăn trở và đam mê của cô trút xuống nơi đó, ngôi trường cũng đã cho cô được như hôm nay, cô quên nhưng lại vô cùng nhớ. Mà mọi người chắc sẽ hiểu và sẽ ủng hộ cô thôi mà, vì nếu một ai đó cũng giống cô thì chắc họ cũng làm giống cô mà thôi. Vì cuối cùng những gì cô được học, những gì cô đã tích lũy bao năm chẳng phải chỉ để làm mỗi công việc đó, là được truyền lại cho những thế hệ sau mình. Mà cô càng phải làm điều đó ở những nơi đang cần đang thiếu nhất, cũng là nơi đã sinh ra cô, cũng là nơi cô cần phải quay về, để còn lo cho ba mẹ lúc tuổi già ốm đau bệnh hoạn. Điều đó là lẽ phải, điều đó là tình người, nên Ngọc An cần phải làm vậy.

Ngọc An mở lap và cô thấy hiện lên những dòng email của thầy trưởng khoa cũ, thầy hỏi thăm cô về sức khỏe và công việc, Ngọc An thấy vui và ấm long. Thầy còn nói nếu cô cần giúp đỡ hay cần thầy giúp bất cứ điều gì trong khả năng của thầy thì cứ nói, thấy luôn sẵn sàng và mọi người trong khoa cũng rất nhớ cô.

Ngọc An nhìn ra ngoài sân, ánh nắng đang tràn ngập khắp sân trường, các em học sinh cũng tràn ngập khắp sân trường. Rồi đây chắc sẽ có nhiều em cũng giống cô, là được giảng dạy và mang tình yêu quê hương để truyền lại cho những thế hệ sau nữa. Cuộc sống thật là kỳ diệu, người ta cứ vậy mà tiếp tục, tiếp tục những công việc giống nhau và khác nhau của bao người khác. Mà ai cũng sẽ có một chỗ đứng một nơi đứng cho riêng mình, mang vào đó trái tim mình, tình yêu của mình, yêu thương của mình. Biết cúi xuống, biết ngẩng lên, biết nhìn ra xung quanh mình nữa, để biết mình phải quên đi và biết mình sẽ bước tới. Quên để bước tới, quên để thay đổi để cho đi nhiều yêu thương hơn, và quên là để nhớ nhiều hơn.

Ngọc An cắm cúi trả lời mail của thầy, lòng cô thầm gọi rất nhỏ, thầy ơi.

Ngọc An biết thầy đã hiểu rồi, vì vậy đó thầy, vì tất cả là vậy nên em phải đành quên đi, em phải rời đi, để tim em lúc nào cũng nhớ.

© HẢI ANH - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Cuộc đời này quá ngắn, hãy sống cho chính mình | Radio Chữa Lành

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Trái Đất thật sự sẽ tròn

Trái Đất thật sự sẽ tròn

Những cuộc nói chuyện cùng với người đó, hay những lần cố tình tìm cách nói chuyện. Tất cả là vô giá. Quay về thời gian đó, chắc tôi sẽ buộc nó lại mất, không để nó trôi đi.

Trưởng thành (Phần 2)

Trưởng thành (Phần 2)

Cuộc đời là bi kịch khi nhìn gần, nhưng khi đưa tầm mắt ra xa hơn thì nó lại không hoàn toàn tối tăm như ta vẫn nghĩ. Dù thế đôi lúc, cảm xúc đau đớn lại ùa về bất chợt và khiến anh đau nhói, có lẽ vết thương vẫn cần thêm một thời gian dài nữa, mới có thể lành lại được.

Hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

Hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

Trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình là một quá trình tự hoàn thiện liên tục, hướng đến việc phát triển các kỹ năng, tư duy, và phẩm chất cá nhân để đạt được sự thành công và hạnh phúc.

Một ngày ta mất nhau

Một ngày ta mất nhau

Này em hỡi nếu có một ngày nào đó Anh đã quên em trong sóng biếc cuộc tình Anh đã quên một mùa hoa đang nở Có gì vui trong cảnh nắng hoa xuân

Muôn Kiếp Nhân Sinh

Muôn Kiếp Nhân Sinh

Vũ Trụ đã thôi thúc mình đọc Muôn Kiếp Nhân Sinh và giờ đây là lúc mình cần chia sẻ với các bạn về những điều mà mình đã học được từ cuốn sách này. Mong rằng, bài review của mình sẽ giúp bạn có được một vài trải nghiệm và sự hứng thú về cuốn sách Tâm linh này!

May mắn vì ký ức của em có anh

May mắn vì ký ức của em có anh

Tính mình giống con trai, chơi trò con trai, cách nói chuyện cũng giống, chỉ với người mình thích mới e dè, nhẹ nhàng hơn chút. Mình luôn nghĩ, mình với Khánh cứ như vậy, tới lúc già cũng được, không bận tâm nhiều, nhưng lúc cần thì có mặt.

Trưởng thành (Phần 1)

Trưởng thành (Phần 1)

Anh thèm lắm chứ, thèm lắm cảm giác được nhìn thấy cha đứng đợi mình trước cổng trường, chở mình trên con xe máy về nhà, một người mẹ nói “Con hôm nay học ngoan không? Giỏi không?”, anh muốn được cùng cả nhà thưởng thức những món ăn mà mẹ chính tay nấu.

Ngày mai

Ngày mai

Đêm qua, Mẹ bế con nằm trên chiếc võng cũ, kẽo cà kẽo kẹt bè tiếng à ơi. Con ngủ cho ngoan mẹ mới có giấc tròn, người thao tháo, biết bao giờ con lớn…

Rồi ai sẽ phá vỡ lớp vỏ bọc của tớ đây?

Rồi ai sẽ phá vỡ lớp vỏ bọc của tớ đây?

“Tớ nên học cách chấp nhận từ từ rồi cậu sẽ rời đi hay cứ đắm chìm được ngày nào hay ngày đó?”

Chúng mình

Chúng mình

Những kỷ niệm của ngày xưa cứ ùa về cứ ào về như dòng thác chảy, mà ta ước gì có nhỏ ở đây để cùng ta ôm hết được cả hai vòng tay. Rồi hai đứa lại khúc khích cười rì rầm rồi hai đứa lại quấn mền thật chặt và nhỏ to cùng nhau trên giường với bao nhiêu điều của con gái, của học hành.

back to top