Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tuổi thơ của anh em tôi năm ấy

2018-04-30 01:30

Tác giả:


blogradio.vn - Vào hè, anh em chúng tôi được nghỉ học đúng vào dịp mùa gặt. Cánh đồng khô dần, chỉ còn trơ ra những gốc rạ. Đó là nơi lý tưởng để chúng tôi thả diều hay chơi đá bóng bằng những quả bưởi xanh để héo. Đôi khi lại rong ruổi khắp đồng tìm vũng nước dồn bắt cá nướng ăn.

***



Ảnh: Thảo Nguyễn Đắc

Đến tận bây giờ, nhiều người làng tôi vẫn không quên nhắc lại: nhà mày trước đây nghèo lắm!

Những năm 90, khi còn học tiểu học, tôi từng chảy nước mắt trước những rổ sắn độn cơm vào mỗi bữa ăn, từng xấu hổ với cái quần rách đổng vá ngang vá chằng ngày nào cũng mặc, những cuốn sách xin về học không còn nguyên vẹn hay cái túi cước sờn màu dùng làm cặp,... Lớn lên, tôi càng thấm thía khi biết bố mới 4 tuổi thì bà nội đã mất. Ông nội, sau đó, lần lượt còn lấy thêm mấy bà nữa, bố tôi sống chủ yếu nhờ vào sự cưu mang của xóm giềng. Ngày bố mẹ tôi ở riêng, có cái vại ông nội cho để đựng gạo, bà nội kế cũng tới chửi rủa, lấy lại bằng được. Mẹ tôi còn kể, vào mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, những hôm không kiếm được tiền đong gạo, bố mẹ phải đi xin lá sắn, lá khoai tây về luộc ăn, có hôm bị say phải nhập viện. Anh em chúng tôi lần lượt ra đời, trở thành gánh nặng đè lên vai bố mẹ. Thế nhưng lúc đó, chúng tôi nào đã biết lo lắng gì. Trong cái xóm nghèo ven đồng, chúng tôi đã lớn lên bằng những ước mơ đời thường, bằng niềm vui của những trò nghịch ngợm dại dột…

Niềm vui của anh em tôi, trước hết, là những chiều đón bố về. Khi tiếng xe đạp cũ lách cách vang lên từ ngoài ngõ, chúng tôi lại tíu tít chạy ra rồi liến thoắng:

- Bố bán hết kem không bố?

Vì bữa nào bán hết kem sớm, bố tôi thường mua về một cái bánh mì hay quả dưa chuột đem cắt làm ba chia cho anh em chúng tôi. Lúc đó, kiểu gì tôi cũng phải ăn vội ăn vàng, vì tôi biết ông anh thứ hai bao giờ cũng ăn nhanh cho xong rồi xin tôi, có khi còn cắn cả vào tay tôi nữa. Ngon lành nhất là đợi đến cuối tháng, khi bố tôi chở đầy một xe trúm (dùng để đơm cá tép), sản phẩm cả nhà tôi tranh thủ làm vào buổi tối, xuống chợ thành phố bán, lúc về, bố lại mua mấy cân da lợn, và thế là anh em tôi lại có một bữa ăn da lợn no nê.

Bố tôi rất nghiêm khắc. Khi đi làm, bố thường xếp việc nhà cho ba anh em. Hôm đó, tôi còn nhớ, trước khi đi bán kem, bố dặn đi dặn lại:

- Mấy luống rau ngoài vườn, lá tre rụng xuống nhiều, rau không lớn được. Ở nhà, ba anh em ra nhặt cho hết. Chiều về, bố sẽ kiểm tra nghe chưa!

Bố chưa dứt lời, cả ba đã đồng thanh:

- Dạ.

Chờ bố đi một lúc, anh Cảnh, anh đầu của tôi liền ra uy bằng cái giọng chỉ huy:

- Giờ tao phân việc đây. Trong vườn có ba luống rau cần nhặt lá tre, mỗi thằng mỗi luống. Ai nhặt xong trước thì nghỉ trước.

- Em đau bụng quá, anh cho em nghỉ nhé! - Anh Xuân, anh thứ hai của tôi vốn tính láu cá lại lười biếng, tìm cách trốn việc.

- Mày đừng có mà viện cớ! Nãy giờ mày cười tí tởn, giờ lại bày trò. Làm đi, không chiều bố về, tao nói lại, bố đánh cho một trận bây giờ.

Bên cạnh nhà tôi có ông Tâm cực kì khó tính, đặc biệt ông rất ghét bọn trẻ con nghịch ngợm như chúng tôi. Một lần chơi trốn tìm, luống rau xanh ông vừa trồng xuống hãy còn tươi rói đã bị chúng tôi dẫm lên nát bung. Sau khi phát hiện thấy ông về, chúng tôi mạnh ai nấy chạy thoát thân, chỉ có anh Cảnh là không biết nên đã bị ông ấy tóm tai kéo lại hỏi tội. Và thế là ông bắt anh tôi cứ nhổ đám rau lên rồi lại trồng xuống suốt cả buổi chiều. Mặt anh méo xẹo, nghĩ lại vừa thấy sợ vừa thấy buồn cười. Vậy mà chỉ một vài hôm sau, đâu lại vào đấy. Có hôm trời nắng chang chang, đợi ông Tâm ngủ trưa, anh Cảnh nói chúng tôi đứng canh ngoài bờ tường để anh trèo vào ăn trộm bưởi, nếu được sẽ ném ra cho chúng tôi. Chẳng hiểu ông ấy thức dậy từ lúc nào, và thế là anh đã bị ông bắt đeo hai quả bưởi vào cổ đi quanh xóm!



Ảnh trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

Còn tôi, vốn hiền lành. Ấy thế mà vẫn có những kỷ niệm tuổi thơ khó quên. Năm ấy, bố mẹ tôi dành dụm mãi mới mua được con bê của nhà ông Độ hàng xóm. Bố tôi quý nó như vàng, hàng ngày bắt anh em chúng tôi đi ra bờ mương lật từng tảng đất gỡ rau má về cho nó ăn, lại còn sắm cho nó cả một cái lược bí để chải lông cho mượt. Cũng một buổi chiều mùa hè yên ả như bao buổi chiều làng quê, sau khi dắt bê đi ăn khắp các bờ ruộng đã gặt, tôi ung dung cưỡi trên lưng nó về nhà. Vốn tính sạch sẽ, chiều nào bố tôi cũng cầm cái chổi kè quét hết sân, vườn, rồi đến ngõ. Thấy tôi cưỡi trên lưng con bê từ ngoài đồng về, và tôi bất ngờ bị ông đập một cái chổi kè vào người ngả lăn xuống đất.

Vào hè, anh em chúng tôi được nghỉ học đúng vào dịp mùa gặt. Cánh đồng khô dần, chỉ còn trơ ra những gốc rạ. Đó là nơi lý tưởng để chúng tôi thả diều hay chơi đá bóng bằng những quả bưởi xanh để héo. Đôi khi lại rong ruổi khắp đồng tìm vũng nước dồn bắt cá nướng ăn.

Thời gian thấm thoát đã gần hai mươi năm. Giờ anh em chúng tôi, ai nấy đều có công việc ổn định, gia đình, con cái đề huề. Tôi lập nghiệp xa nhà, mỗi lần có dịp về quê, trong bữa cơm sum họp, những trận cười ra nước mắt từ những câu chuyện ngày xưa vẫn là đề tài hấp dẫn, là chất keo kết dính tình anh em.

© Lê Xuyên – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Yêu lại từ khởi đầu mới

Yêu lại từ khởi đầu mới

Cậu chẳng hề nói lời tạm biệt bất cứ ai trong lớp. Tớ cảm thấy buồn và lạc lõng, rồi tớ hay nhìn về chỗ cậu từng ngồi trước đây và nhớ lại kỉ niệm giữa cậu và tớ. Tớ nhận ra tớ đã thích cậu.

Đã nắng rồi, Đà Nẵng!

Đã nắng rồi, Đà Nẵng!

Trong khoảnh khắc ấy, nàng nắm chặt lấy tay tôi. Không cần biết ngày mai ra sao, mà có ra sao cũng chẳng còn quan trọng nữa.

Rồi ai cũng sẽ được hạnh phúc

Rồi ai cũng sẽ được hạnh phúc

Nhưng nhỏ đâu biết rằng trong tôi đã nhóm lên một tình cảm đặc biệt dành cho nhỏ. Vậy mà nhỏ vô tư không hề chú ý đến những cử chỉ và ánh mắt ngập hạnh phúc mà tôi dành cho nhỏ. Chắc vì giờ nhỏ đang hạnh phúc với tình yêu đầu đời của nhỏ.

Những cánh đồng đen (Phần 2)

Những cánh đồng đen (Phần 2)

Tình yêu đối với Thương là một thứ xa xỉ, nhưng đó lại là thứ nó khao khát hơn ai hết. Và Thương đã mang thứ tình cảm đó gửi gắm lên người Đông.

Viết cho tháng tư

Viết cho tháng tư

Tháng tư là khoảng thời gian tuyệt vời để dạo bước trên những con phố, lặng ngắm đời thường, để lòng mình hòa quyện vào khung cảnh yên bình của thành phố.

Sóng và cát

Sóng và cát

Lớn hơn một chút nữa, người bạn kia không biết từ bao giờ đã trở thành một phần cuộc sống của nó, và nó cũng cảm nhận được một sự “đáp lại” của mảng cát trên bờ ấy. Bờ cát ấy cũng muốn xả thân mình xuống mặt biển xanh trong, gợn sóng ấy cũng càng lúc càng lớn hơn…

Những cánh đồng đen (Phần 1)

Những cánh đồng đen (Phần 1)

Đúng vậy, Thương chưa từng chơi búp bê. Thậm chí có khi chưa từng được nhìn thấy con búp bê trông như thế nào. Bà chưa từng mua cho nó. Bà chỉ toàn bắt nó làm việc và làm việc. Bà từng nói với nó, nhà này không nuôi kẻ vô dụng.

Em sắp là người già

Em sắp là người già

Tôi cũng quan niệm đó là chuyện bình thường của một con người, cứ để mọi chuyện được tự nhiên rồi điều gì tới thì sẽ tới, vì người ta có tuổi trẻ thì ắt có tuổi già, miễn là người ta thấy vui với những việc hàng ngày là được.

Duyên phận

Duyên phận

Sau ba năm thì cuối cùng em cũng chính thức trở thành vợ của anh, những tưởng bí mật bấy lâu sẽ chôn vùi mãi mãi nhưng nào ngờ nó lại được khơi dậy. Ngày anh gặp lại chị ấy thì em cũng đủ nhận ra trái tim anh bao năm qua chưa từng có chỗ cho em.

Đôi khi bạn quên những điều giản đơn

Đôi khi bạn quên những điều giản đơn

Bạn biết không, chén cơm nóng nổi ấy sẽ sưởi ấm được trái tim chai sạn của bạn trước những uất ức, chịu đựng mà có thể bạn chưa sẵn sàng để chia sẻ ra cho bất kì ai.

back to top