Phát thanh xúc cảm của bạn !

Trung thu năm nay

2022-09-09 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Đoàn lân miền sông nước cũng thường được múa trên những chiếc ghe lớn, tiếng trống rộn ràng nhộn nhịp cả một cánh sông. Và đám trẻ cũng tự làm cho mình những chiếc lồng đèn bằng giấy đi theo đoàn lân trên những chiếc ghe nhỏ. Nối đuôi nhau sáng cả một khúc sông.

***

Văn vừa đi làm về thì thấy cô bạn thân đang ngồi trước hiên căn nhà trọ nhìn lên trời.

Dường như cô đang tìm kiếm một ánh trăng tròn. Tiếng thở dài trong đêm của Thảo khiến Văn bất chợt cảm thấy chạnh lòng, anh hiểu rằng cô đang nhớ nhà. Thấy Thảo có chiều hướng tiêu cực, Văn khẽ lấy trong chiếc túi mang theo ra một bọc bánh ống trêu đùa:

- Mày xem tao tìm được gì này, bánh ống nhé, ở quê mình xưa đầy nhưng trên phố thị như này hơi bị hiếm đấy nhé.

- Trăng sắp tròn rồi, tao nhớ quê quá. Chừng này dăm độ rằm là quê mình bắt đầu tát cá trong ao rồi mày nhỉ.

Nghe Thảo nói cả Văn cũng chợt nhìn xa xăm, tư lự. Trung thu lại về, không biết đã ngót bao nhiêu mùa trăng cả hai đứa bươn chải nơi phố thị đầy xô bồ này kiếm kế sinh nhai quên cả lối về nhà…

Thảo và Văn la đôi bạn thân từ tấm bé, thậm chí còn sinh trong cùng một ngày. Quê của hai đứa là một miền quê nghèo nhưng lúc nào cũng đùm bọc yêu thương lẫn nhau, có sự gắn bó đặc biệt giữa bà con chòm xóm. Vì lớn lên ở miền sông nước nên mọi sinh hoạt đều gắn bó với những cánh sông. Trung thu cũng là một ngày lễ nhộn nhịp ở quê hai đứa, với người lớn thì đó là “rằm lớn”, thường là để làm nhiều hoạt động mang tâm lớn lao, ý nghĩa; còn với lũ trẻ thì đó là “tết thiếu nhi”.

Người lớn ở quê thường từ sớm đã bắt đầu chộn rộn với những con lưới, và dựng đủ các rạp để tổ chức lễ hội đêm rằm, mà hoạt động thường nhật nhất là lễ tát cá ao làng. Thường ban ngày họ vẫn bận bán buôn ở chợ, làm các hoạt động thường nhật nhưng đến xế chiều, khi ánh trăng bắt đầu treo trên rặng tre cuối xóm thì các hộ gia đình bắt đầu quây quần bên bờ ao. Lúc này đây, đoàn lân sẽ bắt đầu gieo từng đợt trống đầu tiên và múa quanh ao. Múa lân dường như là truyền thống của mỗi đêm trung thu, và lúc này đây tất cả các sự kiện truyền thống hòa quyện vào nhau khiến không khí thêm phần sôi động. Phụ nữ tụ tập phía trước ao, còn đàn ông thì những thanh niên trai tráng khoẻ mạnh bắt đầu cởi lưng trần, ra trước ao, cùng trưởng làng thắp một nén hương như cảm ơn về một mùa cá bội thu sau đó mỗi người uống cạn một chén nước mắm. Xong xuôi tất cả kéo nhau xuống ao, nom hơn hai chục người và cứ thế, người kéo lưới, người tát nước, cá lên dần theo mẻ lưới, sẽ được các chị phụ nữ thi nhau gỡ ra va cứ thế đếm chia theo đầu người các hộ gia đình trong thôn. Đến khi ao cạn, đầy nhóc những cá con chưa mắc lưới, nào những anh trê, anh nheo, anh thát lát… đến cả những con chạch con. Các cụ già trong thôn sẽ đi phân loại những cá nào lấy được, những cá nào con nhỏ thì để đó làm giống, để nuôi năm sau lại tiếp tục tát ao. Cứ thế, mỗi năm một lần vào đúng đêm trung thu, tát cá ao làng đã trở thành truyền thống.

Thảo còn nhớ từ trưa là Thảo hay cùng Văn và mấy đứa nhóc trong xóm tranh thủ lúc nước rút mà chèo thúng đi qua các vuông cá để coi có anh cá nào mắc lưới không. Chiếc ghe hay chiếc thúng chòng chành chở trên mình bốn năm đứa nhóc cứ men theo những con sông và những rừng đước, dò chừng trúng cái lú nào lại kéo lên rồi cũng được ít cá cua dính trong lú. Khi nom thấy trên ghe mới ít đồ ăn thì Văn vẫn hay nhảy xuống sông, nước ở ngang bụng mà đi mò ốc, có lần còn dụ Thảo ăn quả bình bát hái được ven sông:

- Chín vàng rồi, ăn ngọt, tao thử rồi.

Nhưng khi Thảo ăn thử thì chát lè, nên Thảo rượt Văn chạy hụt chết. Người lớn làm việc lớn, còn đứa nhỏ cũng tự làm những việc lặt vặt để tự kỉ niệm ngày của mình. Những đêm trăng lên như thế này, trăng sáng vằng vặc cả một góc sân, ban chiều thì Thảo và Văn hay cùng mấy đứa nhóc đi đục hàu ở các bẹ dừa nước, nhặt ít ốc của để chiều về nấu canh. Bữa chiều trung thu ở quê hai đứa thường ăn muộn, vì người lớn thì tham gia lễ tát cá còn đám nhóc cũng đi chơi trung thu của riêng mình. Đoàn lân miền sông nước cũng thường được múa trên những chiếc ghe lớn, tiếng trống rôn ràng nhộn nhịp cả một cánh sông. Và đám trẻ cũng tự làm cho mình những chiếc lồng đèn bằng giấy đi theo đoàn lân trên những chiếc ghe nhỏ. Nối đuôi nhau sáng cả một khúc sông.

Đến khi bắt đầu muộn dần và ánh trăng trở nên vàng vọt nhưng cũng không kém phần yên tĩnh, bữa cơm chiều mới được dọn ra. Hòa trong vài tiếng trống lân vẳng lại từ nơi xa lắm, bên con nước hiền hòa yên ả những mâm cơm mới bắt đầu được dọn lên. Bữa cơm với phần cá được chia trong đêm tát nước, bát canh tập tàng ốc cua nhỏ đám trẻ vớt được, ánh đèn nhập nhoạng của chiếc lồng đèn tự tạo và tiếng cười của mọi người trong đêm trung thu dội về nghe âm vang cả môt khoảng sông.

Mùa trung thu nay, trăng vẫn tròn vằng vặc như ở dưới quê, mẹ gọi điện thoại cho hai đứa cũng nghe vẳng lại tiếng hò reo của lần trẩy cá và những đứa em thi nhau kể về những chiếc bánh trung thu chị hai gửi về đủ các loại nhân mà trước giờ chúng không thấy được… Những chiếc lồng đèn xếp cũng được gói kĩ trong chiếc thùng qua mà Thảo gửi về được chúng thi nhau chụp lại gửi qua cho Thảo coi và sư an tâm của ba mẹ khi Thảo đã kiếm được một công việc ổn định nơi xứ người.

- Hai bác và mấy đứa nhóc nhận được quà chưa? – Văn vừa bước vào nhà sau một ngày dài làm việc mệt mỏi – Qua tao hỏi xe bảo xế này là vừa tới, đủ để tối là ăn trung thu được rồi.

Đột nhiên Thảo cảm thấy ấm lòng khi nghe tiếng của thằng bạn thân. Người đã cùng nó rời xa quê khi nó thưa chuyện tự lập với ba mẹ. Khi có Văn đi cùng không chỉ có gia đình mà cả Thảo cũng cảm thấy an tâm. Từ nhỏ cho đến giờ, khi cần một người bảo bọc, luôn có sự hiện diện của Văn. Mà sao đến giờ… Thảo mới nhận ra nhỉ.

© Lê Hứa Huyền Trân - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Tết đến nơi rồi, nói thương mẹ thì hãy về nhà giúp mẹ | Radio Tâm Sự

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

Ở lại hay ra đi

Ở lại hay ra đi

Ngắm nhìn anh - người thiếu niên em thương Cất lên khúc ca ấy Cùng hào vào mơ mộng em của em

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

back to top