Tôi là một thầy giáo
2022-11-24 01:10
Tác giả:
HaAnThanhToan
blogradio.vn - Thời gian còn lại không quá ngắn, cũng không quá dài, nhưng đủ để cho tôi hoàn thiện mình hơn cả về bản thân và kĩ năng nghề nghiệp. Tôi và các sinh viên trẻ hy vọng rằng sẽ được thực hiện mơ ước của mình là đứng trên bục giảng đem hết những gì học được truyền đạt lại cho học sinh. Nghề giáo vẫn luôn cao quý, nó mang đến cuộc sống ổn định và hơn hết nhà giáo vẫn đủ sống và đủ sức để tâm huyết với nghề.
***
Đặt bút viết vào tờ đăng kí “Sư phạm Địa Lý” kèm theo đó là tờ phiếu điểm tròn trĩnh “24 điểm” trong tôi phân vân nhiều sự lựa chọn, lòng vui nhưng vẫn còn nhiều suy tính và cân nhắc. Bước ngoặt này đánh dấu bước trưởng thành hơn trong đời người, tuy nhiên nó cũng cho thấy nhiều vấn đề trong suy nghĩ còn chưa thấu đáo và thuyết phục ngay cả bản thân mình.
Nét bút đặt xuống là khép đi cánh cổng trở thành một luật sư – đại diện cho công lý, nhưng lại mở ra cho tôi một con đường mới ổn định hơn: nghề giáo. Tôi sẽ trở thành một giáo viên dạy Địa lí, và bây giờ tôi đang bước đầu thực hiện hoài bão ấy. Tuy vẫn còn chưa hài lòng với kết quả này, nhưng đây sẽ là cơ hội để tôi thể hiện bản thân mình, để chứng minh với cả thế giới rằng “Tôi sẽ trở thành một giáo viên tài giỏi”.
Đoạn đường đã mở ra và cuộc chạy đua đã bắt đầu bước vào giai đoạn “chạy lao” cơ hội vẫn còn đó, khó khăn thách thức vẫn còn đó, ai cũng có cách riêng để dành cho mình một chiến thắng. Riêng tôi, tôi sẽ xây dựng cho mình hình ảnh một giáo viên trẻ trung, năng động, thân thiện, gần gũi, tất cả vì học sinh thân yêu. Với sự tự tin và nhiệt huyết tuổi trẻ, tôi tin mình nhất định sẽ làm được.
Nhân kỉ niệm 50 năm thành lập khoa Sư phạm nói chung và bộ môn Sư phạm Địa lý nói riêng tôi gửi đến quý thầy cô lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất. Càng thêm yêu, thêm tự hào về mái nhà chung mang tên “Khoa Sư Phạm” nơi mà bao thầy cô thân yêu của tôi từng học tập ở đây. Và qua đó tôi có thêm động lực để tiếp bước họ trên con đường” trồng người”.
Năm nhất kết thúc, năm đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học, bước chân ra xã hội với nhiều khó khăn, thách thức. Và cũng từ ấy, tôi bắt đầu cuộc sống mới với cương vị mới: một sinh viên sư phạm Địa Lí-một giáo viên dạy Địa Lí trong tương lai. Đây không còn là sở thích nữa mà nó đã trở thành một trách nhiệm với cuộc sống.
Cuộc sống dạy tôi trưởng thành hơn, sâu sắc hơn. Đây sẽ là những chất liệu quý giá giúp tôi khi đứng trên bục giảng sau này. Thời gian bây giờ không quá dài để chuyển mình từ một học sinh sang một sinh viên sư phạm và một giáo viên trong tương lai, nhưng cũng không quá ngắn để thay đổi bản thân.
Khi xã hội phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, thì giáo dục không chỉ đơn thuần là dạy và học nữa mà nó còn đòi hỏi nhiều thứ như: kĩ năng, thái độ, chất lượng…. Dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức thôi là đủ mà quan trọng hơn là thắp sáng được trong nhận thức của học sinh niềm tin vào môn học, niềm đam mê và yêu thích.
Dạy là dạy cho kĩ năng, tri thức và cả đạo đức làm người. Vấn đề ấy mang tầm vi mô của một lớp, một ngôi trường đã là khó khăn, và nếu nâng nó lên tầm vĩ mô là đào tạo những cử nhân đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên quả là chuyện không tưởng. Đây là một nhu cầu của xã hội. Người giáo viên thì luôn gương mẫu là chuyện không cần bàn cải, là mẫu mực từ xưa đến nay. Tuy nhiên không phải vì thế mà người giáo viên ép mình trong một khuôn khổ chật hẹp, tù túng. Đó là sự cứng nhắc và ràng buộc vô tội vạ.
Hoàn toàn mỗi giáo viên trẻ như chúng ta có quyền tạo ra cái mới theo cách riêng mình. Cái mới của chúng ta mềm dẻo, linh hoạt, chủ động hơn. Chúng ta là khởi đầu của sự đổi mới, thì chính chúng ta cũng phải đổi mới, và từ đó mang đến sự đổi mới cho tất cả mọi người.
Xã hội phát triển và mở ra cho những sinh viên sư phạm thêm nhiều cơ hội. Sinh viên sư phạm đã có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các nguồn tài liệu phong phú từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là điều kiện rất lớn để sinh viên có thể tìm hiểu, nghiên cứu, nâng cao trình độ, kĩ năng…phục vụ tốt cho công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông sau này.
Trình độ học sinh ngày càng cao vì vậy mà giáo viên cũng không thể thụ động, bó hẹp mình trong phạm vi sách giáo khoa hay các tài liệu cũ. Vì thế mà mỗi giáo viên đặc biệt là các giáo viên trẻ phải biết nắm bắt tình hình, tham khảo thêm nhiều tài liệu sách báo trên mạng…. để vừa nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy và cả tu bổ thêm vốn sống của chính mình.
Chúng ta có nhiều điều kiện học tập hơn thuận lợi, thoải mái, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại. Hơn nữa, chúng ta có nhiều điều kiện để nâng cao trình độ của mình bằng các chính sách hỗ trợ, các chương trình trao đổi kinh nghiệm với các nước tiên tiến, học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn và cả nghiệp vụ sư phạm. Thế hệ giáo viên trẻ chúng ta ra trường sẽ là những cử nhân có chất lượng và sẽ đảm nhận nhiệm vụ thiêng liêng là truyền dạy, đào tạo lứa học sinh mới tri thức mới, kĩ năng mới, tầm nhìn mới, suy nghĩ mới… giúp ích cho xã hội, cho đất nước.
Tương lai không xa, bốn năm đại học trôi qua nhanh chóng, khi ấy với tấm bằng đại học tôi sẽ trở thành một giáo viên đứng trên bục giảng để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Riêng tôi hy vọng mình sẽ gặp may mắn là được nhận vào một trường phổ thông nào đó và được làm việc đúng với chuyên môn mình đã học. Tôi sẽ xây dựng cho mình một hình mẫu lí tưởng về một giáo viên thanh lịch, gần gũi với học sinh.
Tôi muốn học sinh của mình phải nghiêm túc trong học tập, đam mê trong nghiên cứu và hết mình trong vui chơi. Tôi không muốn biến mình thành một thầy giáo khó gần mà trái lại là tâm huyết, thân thiện với các em hơn. Cái mà tôi hướng tới là giữa thầy và trò không còn khoảng cách nữa mà là mối quan hệ hữu cơ giữa người cần nói và người biết lắng nghe.
Phương châm của tôi khi bước vào nghề là phải lấy học sinh làm gốc, phải tôn trọng các em, biết lắng nghe các em nói và không bao giờ được từ bỏ các em. Quan tâm học sinh bằng tấm lòng, phải thông cảm và chia sẻ nhiều hơn.Tôi từng là học sinh nên tôi hiểu các em, hiểu được tâm tư, tình cảm, lo âu của lứa tuổi đặc biệt này. Như vậy người thầy hoàn toàn có thể là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh. Tôi hy vọng rằng những bài giảng sau này của tôi không chỉ mang đến tri thức mà còn giúp cho học sinh thêm trưởng thành, tự tin và chín chắn hơn.
Tuy nhiên, không phải chỉ nhìn mặt tích cực thôi là đủ, không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng. Mục đích của sinh viên ra trường là có việc làm, đúng với chuyên ngành, điều đó với sinh viên sư phạm càng quan trọng hơn. Vấn đề mà tôi và tất cả các sinh viên sư phạm khác đang đối mặt là ra trường không có việc làm. Biết rằng thất nghiệp là tình thế chung nhưng chua xót thay là sinh viên các ngành sư phạm lại có tỉ lệ thất nghiệp nhiều nhất.
Rất nhiều cử nhân khi ra trường gác lại tấm bằng đại học của mình và làm đủ thứ việc khác vì cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền. Một bài báo gần đây viết”đến năm 2020 cả nước sẽ thừa 70.000 cử nhân sư phạm”.
Một tương lai không mấy sáng sủa dành cho tôi và hàng ngàn sinh viên sư phạm khác… Ai có thể đảm bảo cho chúng tôi một tương lai khả quan hơn. Tâm huyết bốn năm đèn sách, ai cũng mong muốn mình sẽ có chỗ dạy ổn định, được đứng trên bục giảng, thực hiện sứ mạng của mình là trồng người. Nhưng sự thật phũ phàng là ngay lúc này để đạt được mục đích ấy là cuộc chiến giành giật giữa những người được xem là mẫu mực của xã hội.
Tôi vô cùng trân trọng và yêu quý nghề nghiệp mà mình chọn, mong muốn đem những gì học được truyền dạy bằng lương tâm của một nhà giáo chân chính nhưng liệu tôi và các sinh viên sư phạm trẻ khi ra trường có đi vào vết xe đổ mà hàng ngàn người trước đã đi qua. Đây là một sự thật của xã hội hiện nay. Chúng tôi cần một đầu ra ổn định để chúng tôi có thể yên tâm mà cống hiến hết mình cho nghề.
Một vấn đề nữa mà tôi thật sự trăn trở là nhận thức phiến diện của học sinh về các môn xã hội ngày nay. Xu hướng ngày nay chú trọng vào vật chất mà người ta ít chịu rèn giũa về đạo đức và tâm hồn. Đối với các môn xã hội phần nhiều là học để đối phó, mà không thực sự tôn trọng môn học. Đây là vấn đề lớn và đã, đang, sẽ là thử thách đối với tất cả những giáo viên tương lai như chúng tôi.
Làm sao để học sinh hứng thú với tất cả các môn học, dù tự nhiên hay xã hội, đó là nhiệm vụ của chúng ta. Thật sự đây không phải là vấn đề dễ bởi để thay đổi nhận thức của một con người là cả quá trình lâu dài. Môn Địa Lý cũng không ngoại lệ. Đáng phấn khởi là tỉ lệ chọn thi tốt nghiệp môn Địa lí khá cao đó là một khích lệ lớn và động lực cho chúng tôi sau này. Môn Địa lí là một môn học lưỡng tính, nó không nghiên hẳn về xã hội và cũng không đặc thù về tự nhiên. Nó khác với các môn học khác vì tính thực tế cao cũng như sâu, rộng, bao quát và là nền tảng cho nhiều ngành khoa học khác.
Học Địa lý đòi hỏi đam mê, tìm tòi, nghiên cứu sâu sắc, bền bỉ, kiên nhẫn trong thời gian dài. Tuy nhiên, tôi không bi quan mà tôi phải chứng minh cho học sinh thấy sự thú vị, cuốn hút của môn Địa Lí, mang đến cho các em niềm đam mê và yêu thích Địa Lí. Mong muốn riêng tôi là xây dựng một môn Địa lí không khô khăn mà mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với trình độ nhận thức và tiếp thu của học sinh. Cái mà tôi mong muốn mang đến cho học sinh sự thoải mái.
Trong tiết học phải có sự trao đổi qua lại giữa giáo viên và học sinh, mọi vấn đề phải được giải quyết triệt để, tìm ra tiếng nói chung của vấn đề. Chất liệu mà tôi sử dụng là thực tế bởi vì nó sẽ dễ hiểu và sinh động hơn. Và mục đích mà tôi đặt ra là học sinh hiểu được bài một cách tự nhiên mà không cần học thuộc lòng máy móc. Như vậy việc thi cữ cũng không còn là gánh nặng đối với học sinh nói chung và môn Địa Lí nói riêng.
Thời gian còn lại không quá ngắn, cũng không quá dài, nhưng đủ để cho tôi hoàn thiện mình hơn cả về bản thân và kĩ năng nghề nghiệp. Tôi và các sinh viên trẻ hy vọng rằng sẽ được thực hiện mơ ước của mình là đứng trên bục giảng đem hết những gì học được truyền đạt lại cho học sinh. Chỉ cần có cơ hội chúng tôi sẽ nhất định làm được. Nghề giáo vẫn luôn cao quý, nó mang đến cuộc sống ổn định và hơn hết nhà giáo vẫn đủ sống và đủ sức để tâm huyết với nghề. Con đường trở thành giáo viên vẫn còn dài phía trước nhưng tôi vẫn tin vào con đường mình chọn là đúng đắn, bây giờ và mãi mãi về sau.
© HaAnThanhToan - blogradio.vn
Xem thêm: Lời hẹn ước đến thế giới người trưởng thành | Radio Tâm sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ai cũng có ước mơ của riêng mình
Cứ sống, cống hiến thật nhiều, khi bản thân vui vẻ, mang trong mình phiên bản tốt nhất cũng thì mình cũng đang dần hoàn thành ước mơ của mình.

Tháng sinh Âm lịch của những người quyền quý
Người sinh những tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn và có sự nghiệp thành công.

Ước mơ của mẹ
Mặc dù, tôi chỉ là đứa trẻ chưa trưởng thành, cũng muốn được yêu thương và ba mẹ quan tâm như vậy, nhưng rồi tôi hiểu được mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Dẫu sao, anh em tôi vẫn còn có mẹ dù cuộc sống có khổ cực nhưng chưa bao giờ anh em tôi phải nhịn đói ngày nào.

Món ăn của mẹ
Có một lần, chú chạy ngang qua nhà mình, khi ấy chỉ có một mình con ngồi thẫn thờ. Chú hỏi con là mẹ đi đâu rồi, hôm nay hai mẹ con không ăn đá bào nữa hay sao. Con chỉ biết im lặng, hướng ánh nhìn của mình vào trong nhà, ngay phía bàn thờ mẹ.

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về
"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống
Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)
Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa
Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để "tiền đẻ ra tiền" mỗi ngày
Tất cả bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: kiên trì, kỷ luật, khỏe mạnh, tự tin, khôn ngoan và độc lập.

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)
Cô ấm ức, cô tủi thân, cô đau khổ, cô mệt mỏi, cô bất lực. Anh không nói, không hỏi cứ vậy ôm cô thật lâu, dùng bàn tay to lớn của mình bao bọc lấy cô, truyền hơi ấm cho cô.