Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tô Đông Pha – tài hoa không chỉ ở văn chuơng

2022-08-31 01:20

Tác giả: khuê nguyễn


blogradio.vn - “Vừa là một thi sĩ lại vừa là một kĩ sư, mơ mộng mà lại thực tế, ưa cảnh nhàn tản mà lại thích hoạt động, theo Khổng mà cũng quí cả Phật cả Lão, tâm hồn ông quả thực phong phú”

***

Sách cũ, nhưng thấy rất hay nên ghi nhớ vài dòng và chia sẻ để độc giả tìm đọc:  “Tô Đông Pha” của cụ Nguyễn Hiến Lê  xuất bản năm 2002 bởi Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

Đọc lời giới thiệu xong  ta sẽ không thể đặt sách xuống được nữa: Suốt bảy thế kỉ đời Đường Tống, Trung Hoa có tám văn hào lớn nhất (bát đại gia) trong đó có ba cha con Tô Tuân, Tô Thức (Đông Pha) Tô Triệt và Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tăng Củng. Trong họ, người có tài nhất về cổ văn lẫn thơ phú là Tô Thức.                                                                                                    

Âu Dương Tu kể rằng: Hôm nào mà nhận được một bài văn hay một bài thơ của ông thì vui sướng suốt ngày, còn Vua Thân Tôn đương bữa ngự thiện mà đưa đôi đũa lên quên gắp món ăn thì ai cũng đoán ngay được là mải đọc văn của Tô Thức. Đi thi, bài văn của hai anh em Đông Pha và Tử Do được vua Nhân Tôn đọc và khen tấm tắc: “Hôm nay trẫm đã tìm được hai tể tướng sau này cho các con của trẫm”. Sau này Triết Tôn lên ngôi vua lúc 9 tuổi đã dùng Tô Đông Pha vì những lời khen này của Nhân Tôn. (tr 126)

Thơ văn ông nổi tiếng, và cuộc đời của ông cũng rất nổi tiếng…

Một người tài hoa tột bậc như ông mà thăng trầm lưu lạc khó lường. Chỉ có hai chữ Rồng nấp trong một bài thơ mà suýt bay đầu. (Phải là Phi long – rồng bay lên trời chứ sao lại nấp dưới đất – mưu lật đổ ngai vàng đây.) Tả hoa mẫu đơn có nhiều màu sắc khác nhau bị coi là ám chỉ triều đình đặt ra bao nhiêu thứ thuế mới. Đông Pha bị buộc tội phản loạn, họ bắt Đông Pha và những người ngâm vịnh giao thiệp với Đông Pha. Ông bị nhốt khám từ 18/8 đến 30/12. Sau được giải oan, về đến nhà ông ngâm liền hai bài thơ tự liên tưởng đến tái ông thất mã. (tr 97)

Trong bốn năm 1086 đến 1089, là ngọn cờ đầu của đảng Nguyên Hựu, ông đã đưa ra những chủ trương rất tiến bộ: Mở đường ngôn luận, xóa nợ cho dân và mạnh mẽ vạch tội quan tham che mắt triều đình. Ông bị nhiều sớ tấu chỉ trích, Tuyên Nhân Hậu đọc hết nhưng không xử, ông xin đi xa và được bổ đi Hàng Châu, coi sáu tỉnh miền đó. (tr 132)

Đọc cuốn sách này, có lẽ một trong những đoạn sảng khoái nhất là chương thứ 9 - Một vị thái thú yêu dân - kể chuyện Tô Đông Pha về Hàng Châu – nơi ông coi như quê hương thứ nhì của mình - làm thái thú. Với quyền hành rất lớn, ông đã làm được nhiều việc trọng đại cho vùng đất và nhân dân nơi này. Nó cho thấy ông không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa mà còn là một viên quan tài giỏi có tầm nhìn xa rộng, lại biết chăm lo cho đời sống nhân dân, đem lợi ích nhiều mặt đến cho nhân dân.

Ông thấy Hàng Châu có nửa triệu dân mà không có nhà thương công cộng nên cất một dưỡng đường, giao cho một đạo sĩ cai quản, trong ba năm săn sóc được một ngàn bệnh nhân. Ông lại sai chép vài đơn thuốc công hiệu mà rẻ tiền dán ở các công viên, công trường để dân chúng sao lại mà dùng khi bị những bệnh thông thường.

Mấy con kênh giáp biển, bùn đóng lại dăm ba năm phải vét một lần tốn công tốn của. Ông cho ngăn nước khi thủy triều lên và tháo nước đi khi thủy triều hạ. Sức nước cuốn mạnh khiến bùn không lắng đọng, kênh không cạn nữa.

Dân thiếu nước ngọt ông cho làm đường ống dẫn nước từ Tây Hồ về đồng thơi sửa sang cảnh Tây Hồ cho thêm đẹp. Đời Đường, Bạch Cư Dị khi làm thái thú ở đây, đã cho xây một con đê chia hồ làm hai phần. Tô Thái thú lại cho đắp một con đê nữa dài khoảng ba cây số. Hai bờ đê trồng liễu và phù dung, dưới nước trồng sen, cứ cách một quãng thì bắc một chiếc cầu cong cong. Người ta gọi hai con đê đó là Bạch đê và Tô đê, đến nay vẫn còn. Rồi ông thấy bèo sinh sôi nhanh quá nên lệnh các nhà ở bờ hồ trông ấu, vừa có lợi cho họ vừa lợi cho thị trấn vì hễ trồng ấu thì tự nhiên phải diệt bèo. Nhờ thế, cảnh Tây Hồ đẹp lên bội phần và dân chúng xây một sinh từ treo một bức chân dung của ông để ngày ngày tưởng niệm.

Lại có những chuyện nho nhỏ nhưng rất thú vị. Một người bán quạt bị thưa kiện vì thiếu nợ. Ông bảo đem một chồng quạt đến và cầm bút vẽ trúc vẽ núi đề chữ vào quạt rồi bảo người đó đem bán lấy tiền trả nợ. Tranh và chữ Tô Đông Pha vốn rất nổi tiếng, anh kia sướng quá ôm chồng quạt ra ngoài reo lớn Quan thái thú vẽ lên quạt cho. Trong nháy mắt số quạt đã bán hết, mỗi chiếc giá một ngàn đồng tiền.

Cuối năm 1092 ông được về triều, mùa thu năm sau bà Tô mất, tháng chín năm ấy Tuyên Nhân Hậu mất, “chính cái chết thứ nhì này mới làm cho cuộc đời về già của Tô Đông Pha long đong khổ vô ngần”. (tr 138)

Triết Tôn lên ngôi dùng Chương Đôn thực hiện một cuộc thanh trừng có một không hai trong lịch sử Trung Quốc: 830 quan lại bị xử, mấy chục người tự tử để khỏi bị nhục, đục hàng trăm tấm bia khắc tên 309 người trong đảng Nguyên Hựu mà người đứng đầu là Tô Đông Pha dựng khắp nơi, hiện nay trên các đỉnh núi cheo leo còn được vài tấm. Những người có tên, hậu duệ mấy đời không được làm quan, hoàng thất không dược phép kết thông gia với họ… (tr 142)

Trên đường đi đày từ Cực Bắc đến Cực Nam Trung Hoa, Tô Đông Pha liên tục nhận lệnh giáng chức. Dù vậy, làm được gì cho dân là ông làm. Ông có óc xây cất, khi ở Huệ Châu ông đã góp cả công lẫn của xây hai cái cầu, đắp một nghĩa địa gom những mồ mả vô thừa nhận vào rồi soạn một bài văn để tế các âm hồn. Ông chỉ cho dân làm một dụng cụ như cái thuyền có thể ngồi mà cấy được đỡ nhọc mệt. Ông đề nghị lập dưỡng đường như ở Hàng Châu, ông làm đường dẫn nước từ núi xuống và chỉ cách làm hồ chứa nước. “Vừa là một thi sĩ lại vừa là một kĩ sư, mơ mộng mà lại thực tế, ưa cảnh nhàn tản mà lại thích hoạt động, theo Khổng mà cũng quí cả Phật cả Lão, tâm hồn ông quả thực phong phú”. (tr 146)

Khi ấy, Chương Đôn đọc thơ ông thấy vẫn còn “sướng quá” nên đày ông đi Hải nam. Ở đó, cuộc sống rất khổ cực nhưng ông không cô độc – như bất kì khi ông ở đâu. Ngày nào ông cũng có khách, thích nói và thích nghe nói chuyên. Người dân bình dị ngại ngùng không dám thì ông nhiệt tình bảo kể chuyện ma, biết chuyện gì kể cho tôi nghe chuyện đó.

Tháng giêng năm 1100, Triết Tôn băng, Thái hậu thính chính tha hết tội cho Nguyên Hựu. Tô Đông Pha sáu mươi tư tuổi vượt mấy ngàn cây số từ Nam về Bắc. Ông không oán hận Chương Đôn, khi ông ta bị đi đày, ông buồn cả một buổi (ông nghĩ gì nhỉ, có phải ông nghĩ đến sự lên xuống bất thường của mỗi người trong kiếp nhân sinh – như Chương Đôn và như… ông), ông nhắn người an ủi vợ Đôn đừng lo gì vì khí hậu Lôi Châu tốt. Bức thư trả lời Chương Viện – con trai Chương Đôn – được đánh giá là “đưa ông lên hàng những hiền nhân bậc nhất của nhân loại”. (tr 156)

Tháng Giêng năm 1106, một ngôi sao chổi xuất hiện, ít lâu sau tấm bia đảng Nguyên Hựu bị sét đánh, vua Huy Tôn ra lệnh hủy hết các bia. Từ đó, di cảo Đông Pha càng được quí tụng. Khi các văn nhân hội họp, ai không thuộc thơ Đông Pha thì bị coi là dốt nát. Tống sử bản truyện có mười lăm trang chép đời ông. Vua Hiến Tôn thời Nam Tống tặng ông tên thụy Văn Trung Công.

Xin kết lại bài tóm tắt sách này bằng một câu của tác giả sách này - ông Nguyễn Hiến Lê: Văn thơ phải tự nhiên, cảm động, có tư tưởng thì mới hay. Ở Trung Hoa, thơ Lý Bạch, văn Tô Đông Pha hay nhất. Ở nước ta, thơ Nguyễn Du tự nhiên, bình dị mà bài nào cũng có giọng buồn man mác.

© khuê nguyễn - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

9 cách giúp bạn làm chủ cuộc sống của mình | Radio Tâm Sự

khuê nguyễn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top