Phát thanh xúc cảm của bạn !

Thương lắm những tiếng rao

2023-06-23 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Có lẽ những tiếng rao đã theo tôi lớn lên với thời gian, vì đi đâu làm gì tôi cũng hay nhìn thấy những gánh hàng rong trên đường

***

Chắc ai cũng cảm nhận giống tôi điều này:

Những tiếng rao thường gieo vào lòng người một sự cảm mến, một thoáng nao long.

Ngày còn nhỏ tôi hay thường nghe nhất những tiếng rao của các bà các cô bán ve chai, rồi bây giờ vẫn vậy. Chỉ khác là ngày xưa họ gánh đôi gánh trên vai rồi chịu khó ghé vào từng con hẻm từng ngôi nhà mà họ thấy có thể ghé vào để hỏi chủ nhà có gì bán không. Còn ngày nay tôi thấy đã có nhiều cô nhiều chị không gánh đôi gánh nữa vì họ đã có một xe đẩy nhỏ, nhìn có vẻ hiện đại và đỡ mất công sức hơn, nhưng đâu đó vẫn còn những đôi gánh ve chai của ngày xưa, và tiếng rao thì muôn đời vẫn giống nhau như thưở nào.

“Ai ve chai hông.”

Hoặc là:

“Có gì bán không chị ơi, bác ơi?”

Ngay trong con hẻm nhà tôi cũng vậy, cứ chiều chiều tầm khoảng hơn ba giờ là có một cô đẩy xe vào. Cô ấy dừng xe ngay trước đối diện với nhà tôi rồi cầm cái túi nhựa lớn đi nhặt từng vỏ chai vỏ lon bia nước ngọt hay các phế liệu đủ loại mà nguyên cả con hẻm nhà tôi đã bỏ vào túi rác ngay trước nhà. Chỉ được cái là mọi người đã quen với cô ấy từ mấy năm nay nên ai cũng thương, nếu có bất cứ thứ gì có thể là ve chai là mọi người lại bỏ vào một túi sạch để tiện lợi cho cô ấy. Tôi thấy có những ngày cô ấy được cả một túi lớn đầy ắp những lon những vỏ giấy cạc tông, rồi vỏ lon sữa, vậy là nhìn cô ấy hớn hở xếp đầy trên xe. Tôi hỏi bây giờ chị đẩy xe đến chỗ bán đúng không, cô ấy nói còn đi tiếp nữa. Vì công việc này cô ấy làm lâu rồi nên được nhiều người quen mặt lắm, còn mấy con hẻm nữa, nhờ vậy ngày nào cô ấy cũng có đồng ra đồng vô.

Có những ngày tôi thấy bác lớn tuổi nhất trong hẻm hay cho cô ấy bánh ngọt. Bác nói bác lớn tuổi rồi nên ít ăn ngọt mà nhà bác lúc nào cũng có nhiều bánh, vậy là bác để dành cho cô. Gần như tất cả các nhà đều thương cô ấy giống như tôi viết ở trên.

Cô ấy nói cứ mỗi năm sau mấy ngày tết là cô ấy kiếm được nhiều nhất, vì lúc đó nhà nào cũng có vỏ bia nước ngọt.

- Rồi có đủ sống không chị? - tôi hỏi cô ấy khi một lần thấy cô ấy đang vui.

- Cũng qua ngày thôi em, chỉ mong được mạnh khỏe để còn làm việc.

Tôi thấy phục nhất cô ấy ở điểm đó, là sự khỏe mạnh. Vì một ngày như vậy cô ấy đi biết bao nhiêu con đường con hẻm, không kể mưa hay nắng, cứ lầm lũi với cái xe hình chữ nhật, mà có thể cô ấy đi hết cả thành phố cũng có. Nhiều khi tôi nhìn cô ấy với cái dáng còm cõi nhỏ bé mà tự hỏi sức đâu mà cô ấy đi được nhiều như vậy. Tôi lại nhớ mấy bác mấy cô ve chai ngày xưa rất hay ghé vào nhà ba má tôi, mà lần nào dù không có gì để bán thì má tôi cũng cho lúc thì mấy củ khoai lúc thì một bọc xôi. Mà má tôi không bao giờ bán, má cứ để dành rồi cho chứ không bán, tuy còn nhỏ nhưng tôi cảm nhận được họ ghé vào chỉ để xin uống nước dừng chân để nghỉ ngơi một lát rồi họ lại tiếp tục mưu sinh.

Bây giờ nhớ lại, tôi không chỉ vẫn thấy nao lòng mà còn thấy rưng rưng.

Nhân tiện đây tôi cũng nói luôn là gần nhà ba má tôi có một nơi chuyên thu mua những đồ ve chai như vậy. Đó là một căn nhà ba tầng khá lớn và nhìn vào thì toàn là những đồ phế liệu phế phẩm, nhưng tôi nghe nói hai vợ chồng chủ nhà phất lên giàu có nhờ công việc đó.

Có lẽ những tiếng rao đã theo tôi lớn lên với thời gian, vì đi đâu làm gì tôi cũng hay nhìn thấy những gánh hàng rong trên đường, không chỉ là ve chai mà còn là đủ loại các thức ăn trên đời, trong đó xôi và bánh là nhiều nhất. Tôi thích vẻ hài hước và chất giọng lanh lảnh của anh bán bánh mì trên chiếc xe máy hay chạy vào con hẻm nhà tôi mỗi sáng, có lúc còn vào buổi chiều nữa, tôi nghĩ chắc hôm đó anh bán ế chưa hết.

“Bánh mì nóng giòn đây.”

Tôi hay mua hai ổ không như vậy để ăn ốp la, vừa nhanh vừa tiện, và anh ấy luôn nói tôi câu này:

- Người đẹp tiền cũng đẹp ghê.

Tôi bật cười hỏi chắc anh cũng nói với người khác như vậy, anh ấy chỉ cười to rồi lên xe chạy tiếp. Mà mọi người trong hẻm cũng hay mua nên anh ấy biết giờ giấc của mọi người nên hay chạy vô.

Tôi biết chú từ rất lâu, nhưng chú không biết tôi, mà tôi nghĩ cả thành phố đều biết chú chứ không riêng gì tôi, vì chú mưu sinh với cái xe bánh bao từ mười mấy năm nay rồi. Cứ ngày nào cũng còng lưng trên chiếc xe như vậy khắp thành phố, vì gần như tôi đi tới đâu cũng gặp chú, có lúc gần nhà tôi có lúc tôi đi ra những con phố lớn vẫn gặp, rồi có lúc những buổi tối tôi đi chơi với ông xã tôi tôi vẫn gặp. Tôi chợt nghĩ chú đi bán cả ngày cả đêm như vậy chắc sẽ mệt lắm, vì nhìn chú đã lớn tuổi rồi.

Tôi nhớ hình ảnh chú, cứ bộ quần áo đó, cứ xe bánh bao đó và tiếng rao muôn đời:

“Bao đây bao đây.”

Tôi thấy chú dán trên tủ bánh để giới thiệu cho khách, là có cả bánh mặn và bánh chay, và nhìn chú vẫn rất rắn rỏi khỏe mạnh trên từng bước xe trên những con đường. Nhiều lúc tôi nghĩ sao chú không chuyển qua một chiếc xe máy cho đỡ hơn, vì đạp chân như vậy suốt ngày ngoài đường dễ bị đuối sức lắm.

Suốt cả mấy tháng nay tôi thấy bên trật tự đô thị ra quân rất mạnh và dứt khoát nên những gánh hàng rong và những tiếng rao có vẻ như ngày càng nhiều hơn, vì người bán không thể ngồi cố định một chỗ để bán, vậy là họ chuyển qua đặt hàng trên những chiếc xe đẩy rồi đẩy đi bán. Chủ yếu là thức ăn sáng hay rau củ các loại, và cả thịt heo thịt bò cũng có luôn, cũng tiện cho những ai làm biếng ra chợ. Các ngả đường các con hẻm lại rộn lên những tiếng rao, nghe vừa gần gũi vừa thương mến làm sao.

Những ngày cả nước tạm ngưng các hoạt động và chốt chặn khắp các ngả đường, thành phố tôi cũng vậy, nhưng không hiểu sao có một chị vẫn đi xe đạp và chở một thùng hàng đầy tôm cá sau xe để đi bán, chị chạy vào hẻm nhà tôi và rao lớn:

“tôm cá đây tôm tươi sống lắm đây.”

Vậy là ai cũng ngạc nhiên chạy ra xem. Lúc đó toàn là làm việc online nên người ta cứ ở trong nhà, rồi mọi người lại vui mừng rủ nhau mua, vì những ngày đó làm gì có chợ, mà người ta cũng trữ được một ít thức ăn thôi. Tôi hỏi sao chị có thể bán được như vậy vì rất nhiều nơi họ có người trực và không cho đi nếu không có giấy đi làm. Chị chỉ cười nói chắc chị đi bán thực phẩm đồ ăn thiết yếu cho người dân nên họ cho đi, mà chị cũng bịt kín mít và chị nói chị đã tiêm vắc xin rồi nên đừng lo.

Ngay khi tôi ngồi viết đây thì những tiếng rao vẫn đang vọng đến từ xa xa. Đó là những tiếng rao của những gánh ve chai, của những gánh xôi vẫn rong ruổi trên khắp các con đường các khu chợ nào có thể. Mà tôi cũng bắt chước má tôi ngày xưa, là tôi không bán, tôi chỉ để hết vào một túi lớn rồi đặt trước nhà, vậy là ai vào trước thì lấy, các nhà trong hẻm tôi cũng vậy.

Nhưng tôi thích nhất là tiếng rao của bà bán đậu hũ, thình thoảng bà có hay ghé vào hẻm nhà tôi tầm mười giờ sáng. Tôi ngồi trong phòng cho dù đang làm gì cũng chạy xuống khi nghe tiếng rao của bà:

“Ai đậu hũ hông.”

Tôi nhớ ngày xưa là ăn trong chén, còn bây giờ là ăn trong ly, cứ một ly là mười ngàn. Cái vị đậu hũ vừa mềm mềm vừa béo béo cộng thêm nước đường có vị gừng cay và thật nóng, cứ vừa ăn vừa thổi, ăn xong vẫn còn muốn ăn ly nữa, mà bà đã đi rồi đâu còn đâu mà mua.

Những tiếng rao chắc vẫn dạn dày sương gió vẫn mải miết mưu sinh, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Họ có biết đâu tiếng rao của họ như một sự mặc định như một định luật có sẵn trong cuộc đời, được truyền lại hết đời này qua đời khác. Những tiếng rao như muốn nhắc nhở mọi người đó cũng là những công việc kiếm sống chân chính bằng những giọt mồ hôi nhỏ xuống từng ngày. Tôi vẫn nhớ lời của một chị bán xôi:

- Mình không được ăn học đàng hoàng để đi làm như người ta thì mình phải kiếm sống bằng tay chân miệng thôi em, ai cũng phải làm việc vì ai cũng cần phải sống.

Lời của chị làm tôi nhớ năm nào ở thành phố trong kia khi tôi đưa em tôi vào học đại học, tôi cũng nghe suốt đêm những tiếng rao vang vọng. Một thành phố lớn nhất cả nước như vậy thì tôi nghĩ những tiếng rao còn trùng trùng ngõ lối gấp trăm lần thành phố của tôi.

Tôi biết là những tiếng rao sẽ còn mãi về sau, những tiếng rao sẽ còn dài lắm trong cuộc đời. Cho dù là người ta có mua hay không, cho dù là người ta có đồ để bán ve chai hay không, thì những tiếng rao vẫn để lại cho mỗi người một sự đồng cảm một niềm thương mến về những cảnh đời còn khốn khó còn khó nhọc hơn mình. Cho dù mình chẳng giàu có chẳng quyền cao chức trọng nhưng công việc của mình vẫn dễ chịu hơn, không phải ngày nào cũng long đong lao đao với mưa với nắng.

Mà tôi nghĩ, những tiếng rao đâu đó còn là những nét thân thương nhất đáng nhớ nhất trong vùng ký ức của mỗi người, nhất là những người xa quê hương. Chắc chắn họ sẽ còn nhớ hoài về quê hương đất nước với bao nhiêu nỗi nhớ của riêng họ, trong đó có cả những tiếng rao, trước cửa nhà, trên đường phố, trong con hẻm, hay những nơi họ đã đi qua. Lúc đó họ biết là đó không chỉ là những tiếng rao ngày nào mà đó là những tiếng gọi của quê hương, từ quê hương ruột thịt, những tiếng nói của cùng một dòng máu cùng một dân tộc cùng một đất nước, và họ sẽ thấy rất thương.

© HẢI ANH - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Một Đời Quá Dài, Đừng Sống Tạm Bợ l Radio Tình Yêu

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thanh xuân năm ấy của chúng ta

Thanh xuân năm ấy của chúng ta

Nhìn thì cũng có vẻ bình thường nhưng chúng tôi cũng có cho mình những hoài bão và cố gắng hết mình. Thế nhưng áp lực cũng đã xuất hiện với những đứa trẻ đang tuổi lớn và có những cái tôi riêng. Có những điều mà đôi khi nó thật khó để bày tỏ với bất kì ai thậm chí là người mình thân thiết.

Viết cho em - Cô gái mùa thu tháng 9

Viết cho em - Cô gái mùa thu tháng 9

Em biết không, cô gái tháng 9 có điều gì đó rất riêng biệt. Em không ồn ào như những cơn mưa mùa hạ, cũng không quá trầm lặng như ngày đông giá rét. Em dung hòa giữa tất cả, giữa sự mạnh mẽ và mềm mại, giữa những khát khao cháy bỏng và nỗi lo âu thầm lặng.

Xa nhưng không cách

Xa nhưng không cách

Những điều giản dị nhưng chân thành từ Minh khiến Đan nhận ra rằng, giữa những mất mát và thử thách, có những giá trị và tình cảm bền chặt vẫn có thể sinh sôi và phát triển.

Mùa thu chết...

Mùa thu chết...

Cuộc sống thật đau đớn, thật nhiều khổ sở, nhưng tôi vẫn mỉm cười. Tại sao à? Bởi khi tôi khóc, nó cũng chẳng khác gì cười, không thay đổi được gì cả.

Sự kỳ diệu của những nỗi đau

Sự kỳ diệu của những nỗi đau

Chúng ta sợ người khác lãng quên nỗi đau họ đã gây ra cho mình nhưng không sợ mình vẫn luôn thầm nhớ. Chúng ta trách người khác đối xử bất công với mình nhưng chưa bao giờ dám thừa nhận mình đang tự tổn hại chính mình.

Tình lỡ

Tình lỡ

Duyên thầm tình lỡ hoài nhung nhớ Nhặt cánh hoa tàn xác xơ rơi Dưới gót chân son mùa lá đổ Một người ngồi nhớ một người xa

Chúng ta rồi sẽ hạnh phúc

Chúng ta rồi sẽ hạnh phúc

Ôm bất hạnh vào người chưa bao giờ là cách để hoá giải nỗi đau. Nếu muốn chữa lành tổn thương cho chính mình, điều đầu tiên bạn cần làm chính là xác định nguyên nhân khiến mình đau khổ. Khi nào bạn vẫn chưa thừa nhận vấn đề của mình, khi đó bạn sẽ không có lối ra cho câu chuyện. Và bạn biết đấy, mọi nỗi đau đều cần có thời gian để chữa lành thế nên chúng ta không cần quá vội vàng.

Cậu chỉ đến một lần phải không?

Cậu chỉ đến một lần phải không?

Hình như cậu ít nói, tớ thì không muốn chủ động, chúng ta nhắn tin với nhau cũng chỉ ngắn gọn được đôi ba dòng là kết thúc, cứ thế chúng ta như hai người bình thường, không chút động lòng, không vướng bận.

Người khôn ngoan thật sự biết cách “đi làm”: Kiếm nhiều tiền, giữ sức khỏe tốt, nâng cấp bản thân, vui vẻ mỗi ngày!

Người khôn ngoan thật sự biết cách “đi làm”: Kiếm nhiều tiền, giữ sức khỏe tốt, nâng cấp bản thân, vui vẻ mỗi ngày!

Trân trọng công việc của mình, đi làm thật tốt, có động lực và rèn luyện thể chất lẫn tinh thần là cách "chăm sóc" hiệu quả nhất cho cơ thể và tinh thần của bạn.

back to top