Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tết về nhà là bình yên nhất

2019-02-03 01:25

Tác giả:


blogradio.vn - Tết rồi đó, cuộn hết quà Tết, quần áo mới mua vào bao lô, rồi đùm đề ràng vào yên sau xe. Xuất phát về nhà, chắc trong lòng ai cũng háo hức như những đứa nhỏ? Ngây thơ thôi, về rồi vùi vào ngực Mẹ nghe trái tim nhẹ nhõm khi con cái đoàn tụ sau bao ngày xa nhớ, gối đầu lên đùi Ba ngủ một giấc tròn ấm hơi rượu đế Ba lai rai với chú hai hàng xóm trưa nay… như vậy đã đủ bình yên rồi phải không?

***



Nghe bài hát Tết xa - Bảo Uyên


Sáng hôm qua, tôi gọi điện về nhà cho anh tư:

“Anh ơi, nay 23 Tết anh nhớ đưa ông Táo nha anh”, giọng tôi hơi nhỏ, mỗi lần nói chuyện với anh qua điện thoại, tôi đều cố gằng giọng hét lớn. Anh bị viêm tai từ hồi lớp 10, Mẹ kể, vì anh lặn sông lớn mò tôm nên nên nước vô lỗ tai, không còn nghe rõ nữa, phải nghỉ học sớm.

Hồi còn bé, với tôi, anh là người đẹp trai và cưng chiều tôi nhất nhà. Anh thường chọn bức tường gạch phẳng phiu nhất để dán giấy khen của tôi với vẻ rất tự hào. Anh nấu ăn ngon lắm và hay nhường phần ngon nhất cho em gái, đi đá banh với bạn là đội tôi trên vai, phi đi như ngựa để Mẹ khỏi la. Anh đi làm xa hồi 19 tuổi, mỗi lần về nhà anh đều mua cho tôi bao nhiêu thứ tôi thích ăn: ấu, đậu phộng, bắp, bánh bao…

Anh lúc đó, là thợ hồ, tôi không hiểu nhưng biết là anh phải làm ngoài nắng nhiều, áo quần nhanh cũ và bám đầy xi-măng; anh trắng, cao gần 1m8, thích ăn ngọt, các món có nước cốt dừa… Tính anh thật thà nên thường bị ăn hiếp, đến khi tôi hiểu chuyện, tôi ghét những người chơi xấu anh hoặc nhờ vả chuyện không đâu. Bây giờ, tôi 26 anh 36. Anh đã đen hơn, già đi nét xương xương của một người đàn ông trưởng thành, là cha của 2 đứa trẻ, là trụ cột của một gia đình nhỏ. Nhưng anh, vẫn thế, vẫn dành cho tôi tình thương và sự cưng chiều của ngày xưa.

“Ừ, anh biết rồi. Chiều đi làm về, anh mua đồ về cúng. Nay mày về luôn chưa?”

“Em còn chút việc chưa về nhà được.”

Tôi lấp lửng ơ a, rồi sực nhớ còn hỏi bé Bắp và Phúc Anh cao bao nhiêu để biết đi mua đồ cho hai đứa. Năm nào tôi cũng lảo rảo ngoài đường rất lâu để mua chút đồ mang về nhà, khoảng thời gian chọn chọn lựa lựa mứt kẹo, đồ Tết cho mấy đứa cháu làm tôi nhớ nhiều đến lúc nhỏ được mẹ dắt đi chợ sắm đồ mới. Thích ơi là thích! Tết nhỉ?


Cái hơi lạnh phả xòa vào mặt, luồn vào chiếc jean rách một mảng gối lớn, thứ lành lạnh đôi lúc thít vào người đến độ rùng mình. Nhưng, N-H-À có một đỗi ấm áp vương vương trên môi cười, có xuyến xao như bối rối tình đầu, có chỗ trú trong những ngày thườn thượt rong ruổi mưu sinh…

Tết rồi đó, cuộn hết quà Tết, quần áo mới mua vào bao lô, rồi đùm đề ràng vào yên sau xe. Xuất phát về nhà, chắc trong lòng ai cũng háo hức như những đứa nhỏ? Ngây thơ thôi, về rồi vùi vào ngực Mẹ nghe trái tim nhẹ nhõm khi con cái đoàn tụ sau bao ngày xa nhớ, gối đầu lên đùi Ba ngủ một giấc tròn ấm hơi rượu đế Ba lai rai với chú hai hàng xóm trưa nay… như vậy đã đủ bình yên rồi phải không?

Ừ, Tết đấy… tôi nghĩ về N-H-À mình. Không buồn nhiều, nhưng vắng, vẫn muốn trở về, ngôi nhà ấy chờ những nén hương tôi thắp, nấu một bữa ăn đơn sơ, đi chợ sắm Tết, trang trí một bình vạn thọ, cắt nhánh mai trước nhà, đặt lên bàn thờ mâm ngũ quả anh tư đi xin nhà hàng xóm, thế nào rồi anh cũng lụi hụi trèo dừa bẻ cho đủ mâm, hái cho tôi một quay dừa uống nguyên cái Tết. Tôi muốn giữ chút, muốn làm những thứ Mẹ từng làm, giữ hồn Tết N-H-À dù không còn trọn vẹn.

Tôi thấy nhà mấy người bạn rộn màu xuân, mứt dừa, mứt gừng, mứt mãng cầu, mứt chuối… Hồi ấy, mấy anh em tôi cũng quay quần, thức cả đêm dài ngào mứt… tôi trẻ con chẳng biết gì, ngủ quên rồi thức dậy vừa kịp ngấu nghiến món mứt dậy mùi thơm lừng cho “đã cơn thèm”. Tết mà, như thế mới vui, cùng làm mứt, nấu gì đó cùng nhau mới thật là Tết đoàn viên chứ?

Và khi sương đêm bắt đầu ướm vào lòng phố, tôi vui phố lên đèn lung linh, trời lành lạnh, hoa rợp sắc rực rỡ đến lạ lùng!


Đường phố có vẻ bị chật rồi, người xe chen chúc ngay ngã tư. Đoạn đường tôi chạy xe ngang, bỗng nong đầy sắc màu, hình như màu của xuân mới đương bắt đầu chớm rộ. Phố cứ ỏm tỏi ồn ào và khản tiếng còi xe...

“Tích tắc đồng hồ đang trôi
Tết đến còn vài ngày thôi
Lũ bạn đã kéo nhau đi về rồi!
Phố xá những ngày năm cuối
Hối hả dòng người ngược xuôi…”

Tết rồi, về nhà sẽ ấm thật ấm. Năm nay cuộc điện thoại báo tin mình về muộn, anh chị lo: "Tết mà, công việc thì công việc, nhớ về sớm. Có làm cho mày mứt khóm, mua bắp cho mày ăn nguyên cái Tết nè...".

Ai cũng lý do cả, không ai không có những bao biện cho lý do của mình nhưng đừng để nuối tiếc gì, "chậm một giây đã trở thành quá vãng rồi".

Thôi đừng xạo, "giá như" hay "phải chi", mọi thứ sao mình không làm hết lòng khi mình có thể đi? Ầm ừ gì nữa, trong khi mình may mắn còn đó thời gian bên cạnh Ba Mẹ thì nhiều người, nhiều nhà đến mỗi việc trở về cũng trở nên xót xa kia mà:

“Nhớ quá không khí trong nhà
Nhớ quá tiếng pháo giao thừa…
Nhớ quá câu chúc câu cười
Nhớ quá những lúc bên Cha
Nhớ những bát canh chua và bữa cơm Mẹ nấu
Bất giác chợt rơi nước mắt
Tết này con chẳng về được Mẹ ơi!”

"N-H-À" của "gã hay mơ" vẫn đầy những niềm thương của "N-H-À".

© Chuông Mây-HBLinh – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Cửa hàng của mẹ

Cửa hàng của mẹ

Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên

Ngọn nến được thắp lên

Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)

Về để thấy tết (Phần 2)

Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?

Ai nói là tôi không thích cậu?

Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

back to top