Tết về bên gánh hàng của mẹ
2019-01-21 01:26
Tác giả:
Thời gian thấm thoát trôi qua, những ngày tháng thời thơ ấu dường như đã trở thành những kỷ niệm đẹp đẽ mà con người luôn muốn tìm về mỗi khi lớn lên. Tôi cũng thế, khi trưởng thành tôi lại càng cảm thấy lưu luyến cái thời trẻ con ngây ngô bên gia đình nhiều hơn.
Vào mỗi dịp sum vầy, đặc biệt là những dịp Tết Nguyên Đán sắp đến gần, trong lòng lại nôn nao biết bao nhiêu là cảm xúc vui buồn khó tả. Tôi vui vì trong lòng luôn mong mỏi trở về nhà bên cạnh ba mẹ, buồn vì chợt nhận ra dường như Tết bây giờ đã không còn như ngày xưa nữa.
Nói đến cái Tết ngày xưa, ngày mà tôi còn khoảng chừng 7 đến 8 tuổi, thời mà con nít ở miền quê chỉ biết cắt lục bình làm bánh mì mà chơi, đêm đêm rủ nhau lấy trộm vài ba trái chuối, củ khoai để đem ra bờ sông cùng nhau đốt lửa để nướng ăn như cuộc sống của những người đi đồng mà chúng tôi vẫn thường thấy.
Cái thời đấy, gần tới đầu tháng Chạp người ta đã vội vàng mua chậu trồng hoa, để kịp nở khi gần Tết cho đẹp nhà đẹp cửa. Ai ai cũng nô nức sắm sửa, cắt tỉa cây cỏ, làm bánh làm mứt cả tháng trời để dành đãi bà con xa gần ăn Tết.

Những ngày gần 23 tháng chạp, mở cửa nhà ra đã thấy mấy cô mấy bác chèo ghe chở hoa Tết ra chợ bán, cảnh tượng này mới thật sự đẹp làm sao. Cả một dòng sông bỗng chốc đã được tô điểm bởi sắc hoa xuân đầy màu sắc, khiến cho ai nấy trong lòng cũng dâng lên một niềm vui khó tả, niềm vui đó gói gọn trong ý nghĩa đơn giản của bà con miền Tây chất phác “À, thì ra Tết đến rồi”.
Mẹ tôi bảo, Tết đến mà không tranh thủ mua bán vài thứ để kiếm thêm ít tiền lì xì tụi nhỏ thì thật là tệ quá xá. Cái giọng miền Tây, nghe thôi đã thấy bùi ngùi dù chỉ là một lời nhắc nhở, mà cũng gợi nhớ cả một vùng ký ức xa xưa. Cái đặc trưng của người dân miền Tây Nam bộ, là mỗi dịp Tết chợ lúc nào cũng đông, không chỉ mở bán ban ngày mà còn cả ban đêm, người đi chen chúc, tiếng rao tiếng chào vang cả một góc trời.
Ngày đó, tôi cũng lon ton ngồi bên cạnh phụ mẹ bán hàng. Giỏ hàng của mẹ tôi, có đủ thứ từ hoa quả đến bánh kẹo và đồ trang trí nhà cửa. Con nít chỉ được cái siêng năng nhốn nháo mấy phút đầu chứ không thể kiên trì như người lơn được. Tôi còn nhớ, mỗi khi không ai mua hàng, mẹ tôi lại không chú ý thế là tôi lấy trộm vài ba miếng kẹo dẻo bỏ vào túi để dành. Nhiều khi tôi còn mong cho mẹ bán ế hàng, để tôi sẵn tiện ăn mấy món bánh còn lại không ai mua, nghĩ lại ngày đó sau mà trôi qua nhanh thế.
Những người đi qua đi lại, họ vui mừng cười nói mua thứ này thứ kia về đón Tết, còn tôi thì ngồi cạnh mẹ không ngớt lời mời gọi mấy cô mấy chú mua hàng giúp mẹ con, để con mau về nhà đón Tết. Cảm giác khi mọi người xung quanh đều sống trong sự sung túc để có quyền lựa chọn mua thứ này hay thứ kia mới thích làm sao. Lúc đó tôi từng nghĩ, giá như mình cũng được làm người mua như thế thì thích quá. Mẹ tôi sẽ không cần phải mua bán cực khổ và tôi cũng không cần ngồi đó và suy nghĩ lung tung như thế.

Nhưng thật ra thì, cảm giác đón Tết với gánh hàng cùng mẹ như thế này không hề tệ chút nào. Người giàu đón Tết bằng cách du xuân mua hàng, còn người nghèo thì phải mua gánh bánh bưng từng thứ, nhưng chưa bao giờ họ than vãn vì sao cuộc sống lại trớ trêu như thế.
Mỗi khi ai đó mua hàng giúp mẹ tôi xong, mẹ liền cất tiền cẩn thận và miệng thì luôn lẩm bẩm những con số và nói thầm rằng: “Mấy chục ngàn này mua gạo, tiền còn lại thì tranh thủ mua cho con ba vài bộ đồ mới, sẵn tiện bán sạch hàng này thì có tiền mua cho ba nó ấm trà mới để mời khách cho sang”. Chẳng bao giờ tôi nghe thấy mẹ tôi nói sẽ mua gì cho mình, nói xong mẹ tôi vẫn nở nụ cười và mời khách mua hàng về ănTết.
Những cô chú kia cũng thế, những ngày đáng lẽ ra họ phải ở nhà với con cái để lo toan nhà cửa sắm Tết, thì họ vẫn ở phải tranh thủ bán bánh mức, hoa quả để kiếm thêm tiền lo Tết. Họ không than thở, cũng chẳng trách móc điều gì, ngược lại họ còn rất vui vẻ và hăng say với công việc, những chiếc áo sờn vai, những giọt mồ hôi trên trán tất cả thấm đượm vào suy nghĩ họ. Với họ, đón Tết như thế này cũng vui không kém, đó là niềm vui không thể nhìn thấy được từ bên ngoài mà phải cảm nhận từ bên trong.

Với tôi, những ngày tháng tuổi thơ đó không thể nào quên được. Cái không khí tết len lỏi vào tâm hồn của mỗi con người khiến người ta có thể quên đi nỗi cực nhọc mà vui vẻ sống và tận hưởng cái không khí xuân đang về như một điều niềm vui sưởi ấm tâm hồn về một sự đoàn viên hạnh phúc, mà bất kỳ ai cũng chờ đợi xuất hiện.
Có lẽ tuổi thơ của tôi đã rất may mắn, khi được cùng mẹ đón Tết qua những gánh hàng như thế. Không cần trải qua những điều phù phiếm, xa hoa nhưng chỉ cần được hồi tưởng về những điều bình dị và yên bình như thế cũng đủ cho người ta khắc ghi trong suốt cuộc đời này.
Lại một năm nữa trôi qua, và Tết lại càng gần, sắc xuân đã ngập tràn trên đường phố. Tôi lại thầm nghĩ gánh hàng năm đó của Mẹ tôi đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi khôn lớn. Và hơn hết, nó đã giúp tôi trân trọng thêm những giá trị cuộc sống này, thông qua những điều mộc mạc nhất.
© Huỳnh Thị Thảo Nguyên – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Đông về lại thấy cô đơn
Trở mùa, trời chớm sang đông Chừng như thấp thỏm trong lòng nhớ ai Chút se se lạnh hiên ngoài Làm tim thổn thức canh dài nhớ thêm.

Tôi muốn được là tôi
Tôi thấy có thật nhiều nước đang chảy dưới chân tôi, tôi thấy những ngọn núi cao và nhiều nguy hiểm quá đang trước mặt tôi, nhưng tôi vẫn phải vượt qua, vì tôi là tôi, nên tôi phải vượt qua.

Tiếng yêu đầu
Vì người ta đã nói đã viết đã cười đã khóc và đã hát quá nhiều về tình yêu, nên những gì tôi sắp viết chỉ là những lời muốn được sẻ chia, là sự thấu cảm. Là sự thấu hiểu mà tôi muốn gởi đến những ai đã đau khổ hoặc đang trải qua đau khổ trong tình yêu.

Suy Nghĩ Riêng Mình Anh
Anh cần em như ngày đó Một nỗi buồn anh vẽ thành mây Nếu như khóc không phải tình cảm Anh muốn quên và anh không rõ.

Sau cơn bão ngọn cỏ lại xanh hơn
Bây giờ ngồi đây viết những dòng tâm sự này trái tim tôi bỗng cảm thấy bình yên đến lạ, dường như tất cả những thách thức vất vả trước kia sảy đến để tôi thay đổi, trưởng thành. Tôi từ một con người lạc lõng mỏng manh nay đã trở nên kiên cường, từ một cô gái khép lòng nay đã mở rộng trái tim. Tôi biết yêu đời yêu mình, tôi rạng ngời hơn bao giờ hết, tôi thầm cảm ơn cuộc sống đã cho tôi vấp ngã cho tôi đau đớn để tôi trưởng thành, tôi nhận ra sau cơn bão tố đau thương dù bị vùi dập nhưng ngọn cỏ ven đường như tôi lại trở nên xanh hơn thắm hơn, cảm ơn cuộc đời.

Đôi lúc ta ngoảnh lại
Đến đây thì tôi tin người bạn của tôi chắc đã hiểu và biết dù chưa trọn vẹn lắm, rằng một người làm công việc về chính trị là như nào. Là người có một cái đầu và một trái tim lớn hơn những người khác đó bạn.

Sáo sang sông
À ơi ơi à, à ơi Sổ lồng chim sáo, lả lơi hiu buồn Bậu đi em xót, em thương Ruột gan quặn lại, thiên đường mở ra.

Mẹ của em
Mẹ nấu ăn, ngon không chê vào đâu Dạy con học thì rất là kiên nhẫn Mẹ dạy em vươn lên bằng học vấn Biết nỗ lực, kiên trì sẽ thành công.

Thương!
Nếu ai đã thiếu thốn quá nhiều tình thương của người thân ruột thịt mới có thể hiểu được những run rẩy, những chơi vơi mà cậu bé ấy dồn hết vào những câu hỏi với Ngân. Còn cô thì cố nuốt xuống những xúc động đến nghẹn ngào và cố nói ra những điều mạnh mẽ, những điều cứng cỏi

Nuôi dưỡng lại những rung động trong mình
Hình như ta đã đi thật xa để tìm một vì sao mơ ước đâu đó trong vũ trụ ngoài kia. Nhưng sau một hành trình dài gian nan, ta nhận ra vì sao ấy đã luôn đồng hành với mình từ thuở ban đầu. Hãy bước đi để hiện thực hóa những ước mơ trong đời, sống quyết liệt để không hối tiếc vì điều gì cả. Nhưng đừng bỏ quên những rung cảm, những yêu thương trong trái tim mình. Nếu có lỡ "bước xa bờ cỏ", hãy tìm lối trở về.