Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ngày Tết nhớ nụ cười của dượng

2019-01-14 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Tôi không còn được nhận những cây tắc đầy tình thương của dượng nữa, nhưng mỗi khi rảnh rỗi sau Tết dượng vẫn hay chở dì ra thăm gia đình tôi và cùng ăn Tết muộn. Mọi thứ chẳng khác đi, tôi vẫn hay theo dượng nghe những cây chuyện dượng kể, nghe dượng trầm ngâm và được dượng bày cho vun trồng mấy cây nhỏ trong vườn nhà.

***

Ngày tôi còn bé cứ mỗi hè về tôi lại về ngoại ở lì suốt mấy tháng, đứa cháu nhỏ nhất nhà luôn được ông bà cưng yêu và mấy cậu dì trân quý, nuông chiều. Má tôi lấy chồng xa xứ, nêu sau khi lấy ba tôi thì dọn ra Quy Nhơn lập nghiệp, bỏ lại sau lưng miền quê ngoại Phú Yên thân thương để cùng chồng tới vùng đất mới tìm kế sinh nhai. Cũng may hai nơi vốn chỉ cách dăm ba tiếng đi xe nên mỗi khi rảnh rỗi cứ độ vài tháng có khi non năm không bận rộn gì má lại chở tôi về ngoại.

Tôi vô cùng thân thiết với nhà ngoại, chị em họ đã cùng tôi lớn lên suốt những mùa hè năm ấy, nhưng người mà tôi nghĩ là “hợp tính” tôi nhất lại là dượng Sáu, chồng dì Sáu tôi. Ban đầu tôi có cái tính hơi ích kỉ với lối suy nghĩ cố hữu: chồng của dì thì cũng chỉ là người lạ vốn không chung máu thịt với mình nên cũng tỏ ra xa cách. Hơn nữa, dượng lại là người có vóc dáng khá cao, làn da đen nhẻm, trong mắt một đứa bé tí xíu ngày ấy cứ như ông ba bị trong những câu chuyện kể.

Tôi còn nhớ tôi bắt đâu “ thân” với dượng là khi tôi học lớp năm. Dượng tôi vốn sống bằng nghề trồng bông trồng tắc để mùa Tết đem đi bán. Tôi vốn đặc biệt yêu thích tắc, thậm chí nhà tôi luôn có quan niệm mỗi mùa Tết đến mà có một chậu tắc trong nhà thể nào cũng may mắn cả năm, rồi hết Tết vặt trái pha nước uống cũng ngon đáo để. Biết tôi đặc biệt thích, ngày đó dượng nhỏ nhẹ hỏi tôi:

- Thế có muốn ra vườn tắc chơi thử không?

Chẳng hiểu sao tôi lại gật đầu. Vườn tắc của dượng rộng lắm dễ đến mấy trăm cây, lần đầu tiên

tết nhớ dượng

Tôi thấy là khi chúng còn nhỏ, cao chừng ngang đầu tôi ( tôi vốn lùn), bên trong mỗi chậu dượng có cắm một cái cây tre nhỏ cao gần bằng mỗi cây tắc non để uốn chúng thành hình dượng muốn. Dượng bế tôi vô cái chòi tránh nắng giữa vườn tắc rồi vừa hì hục đắp đất, vừa dùng đôi bàn tay to bè uốn tỉ mẩn từng cái cành, vừa giải thích cho tôi tại sao phải làm vậy. Cái hình ảnh ấy mang lại cho tôi cảm xúc kì lạ lắm : một người đàn ông to lớn đang cong người dùng đôi bàn tay to bè đi nâng niu từng cái chồi non.

- Dượng muốn có thể làm ra những cây tắc đẹp nhất, sai nhất lại đúng mùa để bất kì ai mua cây cũng sẽ có một cái cây chưng Tết thiệt là đẹp!

Dượng chẳng sáo lộ mà mỗi lời nói đều mộc mạc chân thành. Kể từ đó mỗi khi tôi rảnh tôi vẫn

Hay lân la ra vườn cùng dượng, lâu dần tôi chẳng còn sợ dượng. Sau này tôi mới nghe má kể, dượng nói chuyện với má, hỏi tôi thích gì, biết tôi thích tắc thế là dượng mới dùng nó làm câu chuyện để thân thiết với tôi hơn, yêu thương tôi nghĩa là dượng cũng rất yêu thương gia đình dì tôi, yêu thương dì, chính vì thế tôi cũng dần mở lòng với dượng.

Mỗi năm, cứ vào những ngày giáp Tết những xe tải tắc từ Phú Yên lại ùn ùn kéo vào Quy Nhơn, ngày đó thị trường Tết ở Quy Nhơn “ màu mỡ” hơn nên họ thường trồng ở quê rồi chở ra QuY Nhơn bán. Dượng cũng thế. Lần nào ghé Quy Nhơn dượng cũng tranh thủ ghé nhà tôi một chút dù rất bận rộn với quây rạp, nhận chỗ bán và xếp tắc… Có những năm tôi còn nhớ rõ bàn tay to bè của dượng vỗ vỗ đầu tôi khi tôi ngủ trưa vì dượng ghé lúc tôi ngủ, và đặc biệt năm nào trước khi đi dượng cũng để lại nhà tôi một chậu tắc dễ cao hơn đầu tôi có dòng chữ đỏ “ tặng cháu”. Má tôi thấy dượng bán buôn cũng khổ nên cũng muốn trả tiền, nhận tấm lòng là được nhưng dượng cứ một mực không nhận lại ra chiều giận:

- Em thương cháu nên tặng cháu, chị làm vậy em thấy buồn.

Cứ thế, mỗi năm, khi giao thừa đến, khi trang trí cây tắc, và thấy dòng chữ ấm áp ấy, lại nhớ.

Ngày Tết nhớ nụ cười của dượng

Những gì ngày bé mình thấy dượng làm tôi đều thấy cả sự chân thành trong đó. Khi dượng ra bán tắc ở Quy Nhơn, tối tối gia đình tôi hay ghé chơi. Những người bán tắc và các cây cảnh ngày Tết tạo cho thành phố nơi tôi ở thành một khu phố tấp nập ngập tràn sắc hoa. Tối, họ thường ngủ lại tạm bợ bằng những cái võng mắc vội, ăn cơm hôp và hôm nào cũng bán tới tận khuya vì thời điểm này người ta đi mua cây về chưng không kể giờ giấc. Tôi rất thích theo dượng lẽo đẽo mời chào khách và nghe dượng tư vấn rồi gồng mình bế mấy chậu tắc nhỏ chưng trên bàn giùm dượng, chỉ thế cũng làm dượng vui. Dượng sẽ cứ bán như vậy cho đến sát giờ giao thừa khi không ai mua nữa thì sẽ “đập chậu” sau đó bắt đầu lên xe về quê. Có những hôm tôi ngồi chơi với dượng, thấy dượng đốt thuốc nhìn xa xăm, lẩm bẩm:

- Không biết dì mày mua được dì chưa, năm nay tắc ế, không kịp đưa dì mua đồ cúng Tết. Hổng biết bả xoay đâu được…

Tôi chợt hiểu vì gánh nặng mưu sinh nên người đàn ông ấy phải đi xa nhà vào những ngày mà ai

Cũng hiểu Tết là phải “đoàn viên”.

Khi tôi bước vào cấp ba thì dượng không còn ghé Quy Nhơn bán tắc nữa mà chuyển sang bán tại vườn, là trồng rồi để người ta tới mua bán và chở đi chỗ khác bán như dượng ngày xưa. Cái này ít tiền hơn nhưng không xa nhà nữa và đỡ lỗ hơn vì người ta đã đặt trồng. Tôi không còn được nhận những cây tắc đầy tình thương của dượng nữa, nhưng mỗi khi rảnh rỗi sau Tết dượng vẫn hay chở dì ra thăm gia đình tôi và cùng ăn Tết muộn. Mọi thứ chẳng khác đi, tôi vẫn hay theo dượng nghe những cây chuyện dượng kể, nghe dượng trầm ngâm và được dượng bày cho vun trồng mấy cây nhỏ trong vườn nhà. Truyền thống ghé nhà tôi mỗi khi Tết vẫn luôn được dượng gìn giữ vì dượng cho rằng :

- Má mày ăn Tết xa quê hẳn là buồn lắm, chở dì mày ra cho chị em gặp lại, cho thấy gần gũi gia đình.

Tôi lên đại học bắt đầu học xa nhà, những năm tháng ấy dì sinh em ở tuổi hiếm muộn nên cũng ít ghé Nhà tôi hơn, nhưng dượng thì vẫn đúng giao thừa gọi điện chúc tết gia đình tôi như một thói quen. Những năm đại học vì học xa tận Hà Nội tôi cũng ít về nhà dip tết toàn khi về đã vào hè, vì xa xôi, và tiền bạc, cho đến năm cuối đại học, nghĩ sao tôi lại để dành tiền về quê ăn Tết. Đón tôi tại cổng là dượng, đang bế trên tay đứa nhỏ trạc ba bốn tuổi, mấy năm không gặp dượng vẫn thế, chỉ có mái tóc đã điểm bạc, thấy tôi dượng cả mừng:

- Năm nay dượng đưa dì ghé Quy Nhơn đón giao thừa, ơ hay, sao trùng hợp năm nay mày về.

Tôi cũng bất ngờ khi gặp lại dượng, cả vui, vừa bước vào trong nhà tôi chợt khựng lại, trước mặt

Tôi là một cây tắc khá cao, trên cây có dòng chữ “ tặng cháu”, bên ngoài tôi nghe tiếng dượng cười vang cả một góc sân…

© Lê Hứa Huyền Trân – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Ngày không em

Ngày không em

Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ

Cửa hàng của mẹ

Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên

Ngọn nến được thắp lên

Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)

Về để thấy tết (Phần 2)

Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

back to top