Con ước phiên chợ ngày Tết mãi có mẹ ở bên
2018-12-30 01:24
Tác giả:
Đang nằm mơ màng, nó nghe tiếng mẹ gọi rõ to:
- Cu ơi! Dậy thôi con! Trời gần sáng rồi, con mà dậy muộn nữa là người ta ngồi mất chỗ của mẹ con mình đấy!
Nó dạ một câu rồi lại chùm chăn kín mặt. Trời gần Tết rét căm căm người ta thường nói “Khi nào mà đánh đàn môi là tới Tết” (lạnh mà hai hàm rang run run đánh vào nhau), nó mặc cả cái áo len đi ngủ mà vẫn thấy rét. Định thần định ngủ một chút nữa nhưng nó lại nghe thấy tiếng bố gọi.
- Con dậy đi với mẹ đi, mẹ dậy từ lúc 3h00 đấy, mẹ con chuẩn bị xong hết rồi, con chịu khó mấy hôm Tết đi cùng mẹ, chợ Tết đông người dễ mất cắp lắm.
Nghe tiếng bố nói nó choàng dậy, khoác lấy cái áo rồi lờ vờ bước vào bếp, lửa vẫn ấm nóng từ nồi nước bố đang nấu dở. Sáng nào bố nó cũng nấu vài ấm nước tiếp khách, nói là khách chứ nào có ai xa lạ đâu toàn là mấy ông chú, ông cậu, ông bác xung quanh nhà đến chơi, rồi cả mấy bác về hưu nói chuyện thời sự trong nước quốc tế râm ran cả ngày… Nó hơ hai bàn tay vào bếp rồi xoa lên khắp mặt mũi, cảm giác ấm áp lan tỏa từ trên khuôn mặt xuống đến mãi tận chân nó. Nó thích thú với cái trò này lắm.

Chợt mẹ gọi.
- Con có nhanh lên không nào. Mẹ còn đang phải khua mấy chậu bột sắn dây đây này, con ra buộc hàng lên xe cho mẹ đi. Nhanh lên đi sớm nếu không là không có chỗ ngồi đâu. Chịu khó, lát lên chợ mẹ mua bánh rán đường cho.
Nghe bánh rán là nó đã thèm lắm rồi. Cái món khoái khẩu của nó nó phải ăn được 5 cái. Nó nuốt nước miếng ừng ực. Nó vâng một cái rồi đứng dậy lấy xe và cùng bố buộc mấy thùng hàng cho xe của mẹ và nó.
Nó quay sang phía mẹ.
- Mẹ à! Hôm nay bột sắn vẫn chưa được phơi à mẹ?
Mẹ nói:
- Ừ thêm mấy nước nữa cho nó trắng và sạch con ạ.
Nhìn thấy mẹ vẫn ngồi khua chậu bột mà nó nhói lòng. Trời rét căm căm, người mặc ấm còn muốn ngồi bếp, còn hai bàn tay mẹ phải nhúng vào chậu bột lạnh ngắt, có khi giảm thêm vài độ nữa mà để qua đêm chắc nó đã đóng thành mảng băng rồi. Nó nhìn mẹ, thấy tóc mẹ ngày càng thêm bạc, ở cái tuổi của bố mẹ đáng nhẽ phải được nghỉ ngơi chứ không phải vất vả thế này.
Nó vừa buộc hàng lên xe vừa lẩm bẩm.
- Thế mà tính ra mẹ cũng ngoài 60 tuổi, bố thì gần 70 tuổi rồi. Ôi chẳng biết đến bao giờ mình mới có công ăn việc làm để đỡ đàn cho bố mẹ.
Nó buộc xong hàng và xà ngay vào chậu bột sắn mẹ đang khua dở.
- Mẹ để con làm cho. Con khua nhanh hơn mẹ.
Mẹ cẩn thận:
- Từ từ con nhé, nó vướng vào móng tay là đứt móng đấy rồi vấy hết ra ngoài.
Nó nhanh nhảu:
- Vâng mẹ yên tâm.
Trời gió lạnh quá, thêm ít mưa phùn lại càng làm lạnh thêm, mẹ đi tim cái nống che chỗ nó ngồi.
- Thế đỡ lạnh chưa con? Cố đi chợ với mẹ vài hôm Tết rồi khi nào anh chị về mẹ bảo anh chị mua quần áo mới cho con.
- Dạ vâng.
Nó khua một lúc trời cũng sắp sáng.
- Thôi con khua xong rồi, trời cũng sắp sáng rồi mẹ ạ. Mẹ con mình đi thôi.
Thế là hai mẹ con dắt xe đi. Nó hôm nào cũng dắt xuống bậc thềm cho mẹ vì sợ mẹ ngã. Bố thì chạy ra mở cổng trước cho hai mẹ con. Mẹ lai hai thùng, nó thì lai 3 thùng toàn đồ vàng mã.
Đi ra tới cánh đồng càng lộng gió,trời tờ mờ sáng thế mà đã có nhiều người nói chuyện đi trên đường, người thì đi xe máy, người thì đi bộ với hai quang gánh, người đạp xe đạp, ai cũng hối hả nhanh nhanh tới chợ. Gió thổi mạnh, mẹ phải dừng xe dắt bộ. Lúc này nó chỉ ước có thật nhiều tiền để mẹ khỏi phải đi chơ, và mua thêm vài cái áo len cho mẹ. Chiếc xe phượng hoàng của mẹ nghiêng nghiêng vì gió, lại nặng khiến mẹ đi chậm hơn.
Mẹ lại gọi.
- Con đi trước lẫy chỗ cho mẹ đi. Mẹ đi sau tý cũng được.
Thế là nó đạp xe nhanh về phía trước. Đi tới chợ đã rất đông người, chợ ngày tết nên rất nhiều đồ được mang đi bán, nào là đào quất, bánh kẹo, lá giềng, lá rong, đủ các loại hoa, rồi rau, thịt…. nhất là hàng quần áo, ai cũng đua nhau mua cho con cháu mình những bộ quần áo mới.
Đến chợ mọi người đã ngồi chật hết xung quanh. Nó len vào chỗ của mẹ và dựng xe dọn hàng. Đâu vào đấy xong nó ngồi chờ mẹ. Mấy người bên cạnh hỏi.
- Lại đi với mẹ à, chịu khó vài hôm đỡ cho mẹ cháu, chợ tết đông dễ bị lấy cắp và nhầm lẫn lắm.
- Dạ vâng.
Một lúc mẹ tới.
Mẹ và nó xếp hết đồ ra, hôm nào cũng vậy mẹ thắp mấy nén nhang trước hàng. Chẳng biết là để cúng thần thổ địa cho may mắn hay là mẹ quảng cáo hương thơm để thu hút người mua, nhưng chỉ thấy mẹ chọn hương nào thơm nhất và đắt nhất để thắp.
Xong đâu vào đấy là mẹ tranh thủ đi mua cà chua, cá, hành, mùi, thịt…, một lúc thấy mẹ xách về đủ thứ. Nhưng đặc biệt mẹ không quên mua cho nó mấy cái bánh rán đường.
Nó thích thú ngồi ăn. Ăn xong nó bắt đầu cùng mẹ gấp tiền vàng thành từng tệp và từng loại. Mỗi loại có cách gấp riêng. Mẹ bảo gấp vậy cho dễ bán, ai không có tiền thì mua mỗi loại một ít.
Một lúc sau trời sáng, cả chợ bắt đầu đông người, nhộn nhịp nào là các cụ ông cụ bà, các bác các cô, rồi hội thanh niên cho đến những đứa trẻ con hai ba tuổi cũng đi ngắm chợ. Có khi cả buổi chẳng mua gì, hay lượn khắp chọn một cái áo mới thế là vui, thế mà năm nào cũng đi. Ôi cái Tết đúng là đi đến từng góc chợ. Người vác cành đào, người mua cái cây, hoa, quả, bánh…. Đủ thứ trên đời mang ra bán tết. Nó thích thú xin mẹ đi tìm hai cây mía làm gậy ông Vải, rồi vài bông hoa.
Thế là nó lượn một vòng qua các ngả chợ xem hàng, đặc biệt nó tìm thấy mấy đứa bạn cùng khóa, có đứa bỏ học cả mấy năm không gặp thế mà phiên chợ Tết năm nào nó cũng gặp được.
Cái chợ nhỏ tí ven đê giờ đã chật ních, người đi lại chen chúc nhau, cảm giác như ngột ngạt không có không khí thế mà mặt mũi ai cũng tươi cười. Chợ hôm nay lan hết tận sân bóng. Cái chợ này cũng có cái đặc biệt chỉ họp năm ngày một lần 30, 5, 10, 15, 20, 25. Ngày hôm nay là 25 mà tưởng chừng như là phiên 30. Ai ai cũng háo hức “Tết xuống nhà tôi ăn tết nhé”. Có lẽ những mâu thuẫn, những nỗi bực dọc… đều tan biến trong mấy ngày cuối năm này mà sau đó là những lời mời, lời chúc tốt đẹp.

Cuối cùng nó cũng tìm thấy bạn của, mấy đứa tranh nhau nói về kế hoạch thăm thầy cô, thăm nhà nhau, rồi đi chơi ở đâu? Ôi sao mà nhiều kế hoạch thế, có ba ngày thôi mà.
Gặp xong nhóm bạn nó quay lại giúp mẹ bán hàng. Mọi phiên chắc mẹ bán cũng chẳng được là bao, thấy người nhà là lại lấy rẻ hơn người khác, có khi chỉ đủ mua đồ ăn hàng ngày. Hôm nay phiên chợ đông, nhiều người mua quá, nó ngồi xuống đếm tiền và bán giúp mẹ, vừa gấp một thùng mà đã hết nửa thùng rồi, trong lòng nó mừng thầm, hôm nay lại xin được mẹ ít tiền chiều qua phố xem có gì hay không thì mua rồi.
Chợt nó nghe các bác bên cạnh chào, mua đi tôi bán rẻ cho, bán thế này là bằng giá gốc rồi đấy hoặc mua thêm cái này tôi bán thêm cái kia cho… Nó hỏi mẹ.
- Bán phải có lãi chứ mẹ nhỉ, sao mà người ta lại rao lấy gốc cho được.
Mẹ nói.
- Người ta rao thế cho dễ bán con ại.
- Sao mẹ không rao vậy ạ!
Mẹ xoa đầu.
- Mình bán vàng hương phải bằng cái tâm con ại, không ai không muốn có lãi, nhưng cũng không nên chèo kéo quá, ai mua cũng được con ạ.
Nó hiểu ra.
- Ôi đúng thế mẹ nhỉ!
Bất chợt nó nhớ ra.
- Mẹ ơi! Mẹ ăn gì chưa?
Mẹ nó trả lời:
- Chưa con ạ, hôm nay chợ động nên mẹ không kịp ăn.
Mọi phiên đi cùng mẹ nó thường thấy mẹ thích ăn bánh tráng ở hàng bên cạnh. Thế mà hôm nay mẹ vẫn chưa ăn gì. Phiên chợ đông ngày Tết thế này phải 1h hai mẹ con mới về đến nhà.
Cuối buổi chợ mẹ mang tiền ra kiểm lại và xem bán được những thứ gì, những thứ gì hết cần mua chiều hai mẹ con lại sang Thị trấn lấy tiếp. Nó nức nở vui sướng vì mẹ hôm nay bán được nhiều. Rồi chợt nó nhìn đồng hồ.
- Mẹ ơi! Gần 1h chiều rồi mẹ con mình về thôi, cũng hết khách rồi mẹ ạ.
- Ừ! Về thôi con, mai con lại đi chợ Mới với mẹ nhé, không có con chắc không bán được nhiều thế này đâu.
Hai mẹ con dắt xếp hàng xong ra về. Ánh nắng đã quá đỉnh đầu, mặt trời hơi nghiêng về phía đằng Tây, bóng mẹ liêu xiêu với cái xe đạp phượng hoàng và vành nón đã cũ màu vì nắng chiều cuối năm. Chẳng biết đến bao giờ mẹ mới đỡ vất vả vì chúng con…. Mẹ ơi! Con sẽ nhớ mãi những ngày tháng đi chợ cùng mẹ. Nó sẽ in dấu suốt đời con hình bóng mẹ hiền tần tảo sớm hôm. Con ước phiên chợ ngày Tết mãi mãi có mẹ ở bên! Con yêu mẹ!
© Nguyễn Thị Lan – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên
Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

Giữa đại ngàn bao la, có phải là nơi tình yêu bắt đầu?
Thời gian qua cô nỗ lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn nơi rẻo cao, chứng kiến từng ánh mắt trong veo của lũ trẻ sáng lên khi biết đọc, biết viết. Và cũng hơn một năm kể từ ngày cô gặp Duy - người đàn ông có đôi mắt cương nghị, giọng nói ấm áp và nụ cười hiền lành làm trái tim cô rung động.

Hôm nay em cưới rồi
Tôi chẳng biết phải miêu tả như thế nào về chị cho đúng. Mọi thứ ở nơi chị điều làm tôi cảm thấy rung động. Chỉ tiếc một điều là tôi chưa bao giờ đủ can đảm để nói ra hết lòng mình.

Mẹ ơi, con xin lỗi…
Tôi luôn nghĩ, mẹ đã sinh ra tôi thì phải có trách nhiệm với tôi. Vì mẹ là mẹ nên mẹ phải làm tất cả mọi việc nhỏ to trong nhà. Cho đến khi nghe bố kể về mẹ, tôi mới nhận ra, chính mình là nguyên nhân khiến mẹ phiền lòng.

Học cách quên em
Tôi từng tin rằng tình yêu có thể chiến thắng tất cả. Tôi đã nghĩ rằng chỉ cần chúng ta đủ yêu nhau, đủ chân thành, thì mọi giông tố của cuộc đời cũng không thể chia cắt được hai ta. Nhưng hóa ra, thứ tàn nhẫn nhất không phải là khoảng cách, không phải thời gian, mà chính là sự đổi thay trong lòng một con người.

Gửi người con gái ngoan ngoãn, hiểu chuyện
Mình cũng là phụ nữ và mình chính là người phụ nữ ngoan ngoãn, hiểu chuyện, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, sống tiết kiệm, không son không phấn, biết nghe lời,… Thực ra, bản chất của mình không như vậy, nhưng mình được dạy dỗ như vậy, và dần dần mình đang trở thành người phụ nữ như vậy.

Ai cũng có ước mơ của riêng mình
Cứ sống, cống hiến thật nhiều, khi bản thân vui vẻ, mang trong mình phiên bản tốt nhất cũng thì mình cũng đang dần hoàn thành ước mơ của mình.