Tết của những ngày còn nhỏ
2020-01-22 01:30
Tác giả: Magic
blogradio.vn - Tôi hỏi O của mình vì sao Tết không còn vui nữa? O bảo: "Ngày xưa dân mình nghèo, Tết đến sắm sửa được gì trong nhà đều thấy quý, sắm sửa từ sớm mới đủ, bây giờ mọi thứ đầy đủ, dễ dàng thì Tết nó nhạt hơn".
***
Trên tivi đã bắt đầu phát những quảng cáo Tết từ gần 2 tháng trước. Các công ty xí nghiệp cũng đã bắt đầu những buổi tiệc tất niên cuối năm, càng lúc mọi việc càng dồn dập.
Ngày trước, không khí đón Tết ở Huế thường bắt đầu bằng mâm cúng rằm tháng Chạp, người Huế thường bày "bông ba hoa quả" để cúng trên bàn Phật và bàn thờ gia tiên, bên dưới bày biện mấy món chay đơn giản.
Nhà tôi gần chợ, cho nên cái không khí nó rộn ràng là biết ngay. Mẹ tôi thường vào những ngày này bắt đầu đi chợ mua một vài cái hũ thuỷ tinh để về làm dưa món củ kiệu. Thời tiết Huế thường sẽ mưa dầm mấy tháng liền, nên củ kiệu, đu đủ, cà rốt, hành hương đã được phơi khô từ trước, mùi thơm của nồi mắm đường trong bếp bốc lên, đậm đà. Chị em tôi thì chạy ra vườn, ngó nghiêng vài quả ổi, quả cóc để dành ngâm đường, và nghĩ ngợi mấy món ăn tự làm cho đám bạn phải trầm trồ. Với tôi, hứng khởi nhất vẫn là được mẹ cho tiền may một vài bộ đồ mới.
Ngày đó, chúng tôi không đi mua sắm đồ mới ở chợ lớn hay cá cửa hàng mà là những bộ áo quần may theo kiểu cách hiện đại. Mẹ dẫn chúng tôi theo vào quầy may ngay ở xóm bên, chị chủ còn rất trẻ. Sau khi đo đạc xong xuôi, chị hẹn ngày đến lấy. Tôi nhớ mình đã đếm từng ngày một. Mẹ tôi lúc đó còn không đủ tiền cho chúng tôi lấy áo quần mới, mẹ bảo "con cứ đến lấy, rồi mẹ gửi lại cho chị sau". Bộ đồ tay dài ống bát loe đã được treo trên giá ở quầy trông rất thích, vậy mà chị chủ lại bảo với tôi: "vẫn còn tay áo chưa xong, hôm sau em tới lấy nhé, nhiều người giục quá chị chưa làm kịp". Hôm ấy đã là Tết ông Công ông Táo rồi. Tôi không nhớ rõ mình thất vọng cỡ nào, chỉ biết là tôi đã lui tới quầy vài lần mới lấy được đồ mới cho mình. Đài báo vẫn sẽ còn mưa vài hôm nữa, liệu về giặt phơi lên có kịp khô để mặc trong đêm giao thừa không nữa?
Mẹ tôi lại đi chợ, mua ba ông đầu rau, dây lạt buộc bánh, nếp đậu và vô vàn thứ khác, lâu lâu lại thấy thiếu. Ba tôi ngó nghiêng xem lộc, xem nụ hoa của nhành mai già, lựa chọn xem nên cắt nhánh nào để chưng vào chậu.
Tôi thích Tết, ngày nhỏ tôi không hiểu bản thân mình vì sao thích Tết, nhưng tôi nghĩ mình thích cái cảm giác chộn rộn trước Tết. Tôi thích dọn dẹp sạch tươm từ trong nhà ra ngoài ngõ, thích trang trí cho nó xinh đẹp, thích ngồi chung với ba để buộc bánh chưng xanh, thích ngồi quanh cái bếp cho ấm, thích cái mùi hương của khói nhang nghi ngút. Thích đến nỗi bạn bè ú ớ chơi công viên tôi cũng không đi, để được theo mẹ ra chợ hoa ngó nghiêng những làn đầy hoa trải một vạt dài trên lối về chợ; thậm chí, bài văn nào trong sách giáo khoa nói về mùa xuân tôi cũng thích.
Bởi vậy, tôi như kẻ từng yêu sâu đậm, thấy tình yêu của mình bị phai nhạt, trống rỗng và day dứt.
Tôi hỏi O của mình vì sao Tết không còn vui nữa? O bảo: "Ngày xưa dân mình nghèo, Tết đến sắm sửa được gì trong nhà đều thấy quý, sắm sửa từ sớm mới đủ, bây giờ mọi thứ đầy đủ, dễ dàng thì Tết nó nhạt hơn".
Hôm nay cũng đã là rằm tháng Chạp, mẹ tôi cũng đi chợ, tôi hỏi, mẹ nói hẵng còn sớm....
© Xương Sương - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình: Tết năm nay bỗng nhớ những ngày năm cũ
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Một tình yêu kéo dài suốt một đời
Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.
Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…
Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.
Viết cho tuổi mười tám
Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".
Đôi tay người bạn
Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…
Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên
Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?
Mùa hoa cải năm ấy
Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.
Viết cho người đã cũ
Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời
Mưa nào mà không tạnh?
Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.
Ai bán
Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười
Tía là quê hương
Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba