Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tách trà cúc và nội

2021-10-16 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Ông nội Trung mất đã hơn chục năm, vậy mà nỗi nhớ ông trong mắt bà vẫn cứ thường trực. Có lần nhìn bố Trung ngồi uống trà trong phòng, bà vẫn nhầm bảo: “Sao ông lại ngồi uống trà một mình thế kia. Sang hàng xóm rủ mấy người bạn cùng thưởng thức cho vui chứ!”

***

Càng về gần đến nhà, Trung càng nghe rõ mùi hương của những bông cúc trong vườn thoảng đưa trong gió. Vẻ mặt cậu phởn phơ, vui sướng đến lạ. Cậu nghĩ mới xa nhà lên phố học có hơn một tháng mà ngỡ như một năm. Được trở về nhà thật là sướng. Trung tủm tỉm cười. Từng ý nghĩ cứ líu ríu đuổi nhau, lấp lánh trong đầu. Lòng giục lòng, chân giục chân thoăn thoắt. Vừa mới đặt chân vào cổng, giọng Trung đã rối rít:

- Bà nội ơi, bố mẹ ơi, con về rồi! Hương ơi, anh về rồi!

Con bé Hương đang mải miết xem bà nội và mẹ thu hoạch hoa cúc dưới vườn, nghe Trung gọi liền tíu tít chạy ra:

- A… anh Trung đã về! - Nó cưới tít rồi nắm chặt tay Trung kéo đi, miệng liến thoắng:

- Anh nhanh vào xem vườn cúc nhà mình đi! Đẹp lắm luôn. Nhanh lên!

Chị Lan, mẹ Trung đon đả đón mừng bằng lời khen con trai có vẻ chững chạc hơn còn bà nội của Trung, đầu chít khăn nhung mỏ quạ màu đen, tấm lưng đã còng như dấu hỏi, miệng bõm bẽm nhai trầu nhìn Trung âu yếm:

- Thằng cháu nội của bà trông lớn tướng nhỉ? Nghỉ ngơi một chút cho khỏe rồi ra thu hoạch hoa cúc với nội nào!

Trung hí hửng cười tít. Cậu cởi ba lô, rảo bước vào trong nhà. Nơi phòng khách, anh Trình, bố của Trung đang ngồi một mình bên tách trà nóng. Đó là một bộ tách đặc biệt làm từ đất nung chứ chẳng phải tráng men như các bộ tách khác. Cái tách nhỏ chỉ vừa trong lòng bàn tay người lớn cùng sáu cái chén tí xíu nằm vây quanh. Và quan trọng nhất, bộ tách trà ấy lại là kỉ vật của ông nội Trung để lại cho bố. Ông nội quý bộ tách trà đến độ trước khi mất, ông không quên dặn bố của Trung:

- Nhớ giữ cẩn thận bộ tách chén bằng đất nung. Vì uống trà hoa cúc mà không pha vào tách ấy, không uống bằng chén ấy thì chẳng còn gì là ngon nữa.

Ông nội mất đã hơn chục năm, bộ tách chén ấy vẫn được bố Trung đem ra dùng mỗi khi uống trà rồi lại đem cất giữ cẩn thận trong tủ. Thấy vẻ trầm tư của bố, Trung đoán, bố đang nhớ ông nội. Trung nhận ra khóe mắt bố rưng rưng. Bố Trung từng bảo, những năm tháng còn nhỏ, dù gia đình phải chạy ăn từng bữa nhưng bù lại, tình yêu thương của ông bà nội đã sưởi ấm tâm hồn bố, để rồi sau này dần lớn lên, lập gia đình và có anh em Trung, bố vẫn luôn tâm niệm tình thương yêu là ngọn nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con cái thêm tốt đẹp.

Bà nội Trung rất thích hoa cúc. Đó không hẳn vì hình ảnh những bông cúc gắn với kỉ niệm tình yêu giữa bà với ông. Đó còn vì sinh thời, ông nội của Trung rất thích uống trà hoa cúc. Mà trà cúc thì phải là cúc vàng hoặc cúc trắng được hái vào mùa thu khi chúng vừa chớm nở. Những bông cúc khi ấy mới tích lũy được nhiều tinh hoa nhất, mới tạo ra được đúng vị trà cúc. Bà nội vẫn nhớ như in lời ông nói và lấy đó để giải thích cho con cháu hiểu. Bà nội Trung dù đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hi thế nhưng niềm đam mê với vườn cúc thì vẫn nguyên vẹn như thuở nào. Xóm giềng mỗi lần có người sang chơi đều tấm tắc khen bà có sức khỏe dẻo dai, có tâm hồn tuổi trẻ. Bà chỉ cười.

Bà nhớ đến chuyện tình yêu của ông và bà. Nhớ nhất vẫn là bông cúc vàng vừa mới chớm nở còn đẫm sương mai được ông Tài hái trong vườn nhà lén dúi vào tay bà thuở còn đi học. Rồi thì những đêm trăng thu vàng óng, trên đê làng, thuở hai người biết thương biết nhớ, mặc cho ai đó cứ nói rằng hoa cúc đem tặng là kiêng, là không nên vì nó chỉ được dùng trưng diện trên bàn thờ thì ông Tài khi ấy, mỗi mùa cúc đến, vẫn thường hái trong vườn nhà những bông cúc đẹp nhất để tặng bà. Bà bảo, đúng là loài hoa ấy vận vào tình yêu của ông với bà. Bà yêu ông, yêu hoa rồi yêu luôn sở thích uống trà hoa cúc của ông nữa. Ngày ấy trong làng, hầu như nhà nào cũng trồng đôi ba luống cúc trong vườn. Hoặc để bán trong các dịp lễ tết, hoặc trồng để cho đẹp. Còn nhà ông nội Trung ngày ấy thì trồng cả một vườn hoa cúc để làm trà.

Trung nâng thúng hoa cúc vừa hái được ngoài vườn đem vào đặt dưới hiên nhà. Cậu ngắm nghía thúng hoa rồi bảo:

- Hoa cúc năm nay được mùa nội nhỉ. Bông nào bông nấy căng tròn, tươi tắn thật đã mắt. Cái này mà pha trà uống thì y bài.

Bà nội Trung gật đầu vẻ đồng ý. Giọng bà trầm ngâm:

- Giá như ông nội chúng mày còn sống thì…

Trung bước lại gần, vòng tay ôm lấy bà nội như thay lời động viên muốn nói.

Bà nội Trung khéo tay lắm. Đặc biệt là việc chế biến trà cúc. Bà không mấy khi uống trà cúc. Họa hiếm lắm, khi ông nội còn sống, mỗi lần pha trà cho ông, bà thường nhấp giọng một chút để thử xem trà đã đậm vị ông thường uống hay chưa. Bà bảo uống trà hoa cúc thì nước hơi đắng và nhạt. Mà pha chung với trà Thái Nguyên thì hơi đậm. Ông nội Trung chỉ thích uống trà hoa cúc pha chung với trà Thái Nguyên nhưng phải đặc. Mỗi lần như thế bà nội lại chép miệng lắc đầu:

- Hai cha con ông giỏi thật đấy. Trà đặc thế mà uống cứ khen ngon.

- Trà đặc uống mới đã mẹ à. - Anh Trình vừa nhấp môi vừa cười khà khà. Anh nhìn bố đầy hãnh diện:

- Trà thế này mới gọi là trà chứ bố nhỉ? - Ông nội Trung khi đó chỉ gật gù cười.

Bà nội Trung lấy niềm vui sống bằng việc mỗi năm đều trồng và chăm sóc mấy luống cúc trong vườn nhà. Phần để lấy hoa cắm trên bàn thờ ông nội Trung mỗi ngày rằm, ngày lễ hay giỗ. Còn lại, bà dành riêng hoa cúc làm trà cho bố Trung uống quanh năm. Từ ngày ông nội còn sống và đến bây giờ vẫn thế, thói quen chế biến trà cúc thủ công vẫn được bà gìn giữ. Từ công đoạn gỡ cánh hoa ra khỏi bông, phơi đủ nắng, sao cánh hoa sao cho vừa đủ lửa, cất giữ sao cho cúc vẫn nguyên mùi hương,… bà đều nằm lòng. Có người đến chơi, thấy bà có tuổi rồi vẫn ngồi cặm cụi, tỉ mẩn như thế cũng khuyên:

- Giờ ngoài quán sá, trà cúc đóng hộp có đủ loại, tha hồ mà chọn lựa. Làm làm gì cho mệt, lại mất thời gian. Dành sức mà nghỉ ngơi tuổi già...

Những khi ấy, bà nội Trung chỉ cười trừ hay nói qua loa cho xong chuyện. Bà tâm niệm, mỗi lần tự tay làm từng công đoạn chế biến trà cúc, bà thấy vui như thuở ông nội còn sống. Ông nội Trung mất đã hơn chục năm, vậy mà nỗi nhớ ông trong mắt bà vẫn cứ thường trực. Có lần nhìn bố Trung ngồi uống trà trong phòng, bà vẫn nhầm bảo: “Sao ông lại ngồi uống trà một mình thế kia. Sang hàng xóm rủ mấy người bạn cùng thưởng thức cho vui chứ!”

Dưới bếp, bà nội và mẹ Trung đang tỉ mẩn từng công đoạn sao hoa cúc. Mùa cúc năm nào cũng vậy, bà nội và mẹ đều cùng nhau làm. Thấy mẹ chồng nàng dâu thân thiết, bố Trung lại được dịp lém lỉnh:

- Hình như mẹ thằng Trung mới là con đẻ của mẹ thì phải. Còn con chỉ là khách thôi.

Chị Lan bẽn lẽn cười. Con bé Hương được thể ra điều:

- Bố sướng nhất nhà còn gì! Hàng ngày bố đi làm về là có cơm ngon mẹ nấu. Có trà hoa cúc bà pha sẵn. Đã thế lại có bộ ấm trà đất nung ông để lại cho riêng bố nữa. Rồi…

Con bé vẫn thao thao nếu như anh Trình không nhìn con ngượng ngùng, gãi đầu, cắt ngang:

- Ừ thì… bố là con trai của ông bà nội, là chồng của mẹ các con mà lại.

Sau câu nói chống chế ấy, cả nhà Trung lại được một trận cười vui vẻ.

Sáng chủ nhật, bố Trung không phải đến cơ quan làm việc nên xắn tay cùng bà nội và mẹ Trung sao cho xong mấy mẻ hoa cúc còn lại. Anh em Trung xoắn xuýt ngồi bên thi nhau kể chuyện về ông nội.

- Em nhớ nhất mỗi lần ông nội uống trà thường nhâm nhi với miếng đường phèn. Những khi ấy, em đều được ông chia cho phần nhiều. Lâu rồi không được ăn lại món ấy, vị ngọt lịm của đường phên ông nội cho làm em thấy nhớ quá.

- Còn anh thì nhớ những sớm thức dậy học bài đã thấy ông nội lách cách tráng tách pha trà cúc. Tiếng nước sôi trong bình, rồi thì mùi thơm của trà hoa cúc được ủ kín trong đùm giấy báo bung tỏa nghe rộn ràng quá đỗi. Có lần, anh lén uống một hớp trà của nội pha, ban đầu thấy vị đắng và chát nhưng sau đó lại thấy ngọt đậm mãi trong miệng.

- Bà thì nhớ rất rõ về bộ tách trà bằng đất nung. Trong làng có mấy người sành uống trà cúc, đôi lần đến lân la hỏi mua lại bộ tách. Ngày ấy nhà mình còn khó khăn nhưng rồi bàn đi tính lại, ông nội con vẫn nhất mực không bán. Kể từ đó, ông lại càng quý bộ tách ấy hơn.

- Còn con thì nhớ mỗi tuần trăng sáng, bố vẫn mời mấy người bạn cao niên trong xóm đến thưởng trà cúc và ngắm trăng lên.

Những tuần trà cứ thế tiếp nối, những câu chuyện bên ánh trăng đêm rồi thì tiếng cười tiếng nói như vẫn còn vang vọng đâu đây. Tiếp lời chồng, mẹ của Trung vui vẻ:

- Nhớ đến bố, con lại nhớ cách pha trà rất đặc biệt. Cho hai phần trà vào ấm trước rồi lần lượt rải một lớp cánh cúc khô lên trên sau đó chế nước sôi vào.

Có lần chị tò mò hỏi, ông nội Trung nói như triết lí:

- Thưởng trà cũng giống như tất cả mọi việc trên đời, muốn hay, muốn ngon thì cũng phải kì công, tỉ mỉ.

Đêm mùa thu, trăng lơ lửng như chiếc mâm vàng trên nền trời cao vợi. Sau bữa cơm chiều đoàn viên, cả nhà Trung trải chiếu ngồi giữa sân thưởng thức bánh ngọt Trung mua từ trên phố về. Ba Trung nhấp chén trà cúc đậm đà. Vị đắng ngọt, chan chát của trà Thái cứ thế hòa quện với hương cúc thanh tao trong màu nước vàng trong sóng sánh. Ngắm nhìn vẻ mặt hạnh phúc của những người thân yêu, Trung thấy lòng mình bình yên quá đỗi.

© Xanh Nguyên - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Blog Radio 453: Cuộc đời này mẹ dành hết cho con

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

back to top