Phát thanh xúc cảm của bạn !

Số trâu

2024-01-03 01:55

Tác giả: Nguyễn Loan


blogradio.vn - Phụ nữ mà, dù có qua bao nhiêu năm, tư tưởng có bao nhiêu lần cải cách, sự hiện diện của họ vẫn luôn bị xem nhẹ. Vì có thiếu nữ nào không phải lấy chồng đâu. Có bố mẹ nào sinh con gái mà là con mình mãi đâu.

***

Bao nhiêu đau đớn trong cuộc đời này là đủ? Bao nhiêu bất hạnh cho một đời người? Bao nhiêu xót xa, bao nhiêu thương hại mới đủ? Cuộc đời này mẹ vất vả nhiều rồi, sau này hãy để con, để con gánh vác nốt phần nhọc nhằn còn lại mẹ nhé!

Mẹ hay bảo số mẹ là “số trâu” bởi mẹ sinh vào giờ trâu, ngày trâu, năm trâu. Cái số trâu là cái số khổ, khổ từ nhỏ tới lớn, từ lúc đói nghèo tới khi ấm no.

Bởi khổ, nên mẹ hay khóc lắm. Khóc trong những hờn tủi. Khóc bởi ánh mắt lạnh lùng của bà ngoại. Ai cũng thấy, chỉ là không ai hiểu. Bà gả già cho người hiền lành làng bên, gả gì cho người giàu có xóm dưới. Cớ sao lại buộc mẹ lấy bố - người cách nhà bà mươi nóc nhà, vừa chẳng sáng sủa như chồng già, lại chẳng trang trọng như chú nhà gì.

Có mấy ai biết nước mắt lăn trên má mẹ hôm đám cưới là giọt nước mắt tủi hờn, mẹ xót xa cho thân mình. Một câu “hồng nhan bạc mệnh” sao tả hết phận người con gái đôi mươi ấy. Mẹ là một người đẹp, nét đẹp thanh thuần bao người mến mộ. Mẹ cũng là một người tháo vát, việc nào cũng làm, trò nào cũng biết. Dù có thế mẹ vẫn là một người tình cảm, biết nén những bất mãn vì sợ mất tình mất nghĩa, biết chịu đựng những ấm ức vì sợ mất lòng anh em họ hàng.

Có phải mẹ sẽ không bao giờ quên rằng bà chưa từng thương mẹ không? Những đứa trẻ của mẹ cũng thế. Chúng sẽ luôn nhớ dáng vẻ vội vàng ấy. Cái dáng bà khom lưng chút từng đĩa thịt vào túi bóng, nhanh buộc lại rồi giấu thật sau trong góc tủ. Rồi cả nét mặt bà hớn hở gửi phần lớn phần bé cho họ hàng gần xa. Trong túi phần của gì và già có thịt gà, có xôi và cả thịt bò. Thịt gà là những miếng thịt nạc, ít xương.Thịt bò thì chỉ toàn thịt là thịt đến nỗi không thấy cả màu cam của cà rốt, màu xanh của cần tây. Mỗi thứ đựng vào một túi riêng để không thứ nào lẫn mùi thứ nào. Cho đến khi con gái mẹ dọn dẹp quét nhà sạch sẽ, mẹ thì đứng dậy gõ gõ lưng mỏi vì ngồi rửa bát. Bà “vứt” lại một câu: Còn bát canh xu hào này có lấy không, tao vừa gói hết gửi chúng nó rồi. Đây còn ít xôi với thịt để anh nó mang đi Hà Nội”. Mẹ chỉ biết lẳng lặng lấy chiếc nón rồi quay đầu xe mà về. Có lẽ mẹ chẳng cần vài miếng thịt hay mấy miếng xôi ấy, vì mẹ cũng mua được mà. Điều mẹ cần chỉ đơn giản là một câu hỏi thăm: Xong chưa con, có mệt không?” Hay nếu bà không còn gì để cho, bà cũng có thể nhẹ nhàng mà dặn lần sau bà lại cho. Nhưng hình như mẹ đã chờ rất lâu để nghe được câu nói ấy, sau rồi lại là sự lặng thinh của bà.

Mẹ đã chối lời ngỏ năm mẹ 17 vì sợ xa nhà sớm, lại không đồng ý đám cưới năm 19 vì bà không gả con xa. Sau năm 20 tuổi, mẹ mới nhận ra bà gả mẹ gần cũng là để sớm hôm lẻ loi đau ốm bà nhờ. Nhưng khi kể lể, câu chuyện của bà chỉ có tiền con trai làm ăn xa gửi về, khoanh giò, cái bánh già mua cho hay bộ quần áo dì biếu. Chẳng biết liệu bà có nhớ những lần mẹ đỡ bà đứng lên khi trượt ngã trước thềm, khi mẹ giặt bộ quần áo của bà giữa trời giá rét. Cả bữa cơm mẹ nấu, cân thịt mẹ mua, những tờ tiền mẹ cho. Mọi thứ người khác cho bà đều thật giá trị ngay cả khi họ không bên cạnh bà, chỉ có điều mẹ bỏ ra chẳng đáng một đồng. Hoặc sâu trong tâm trí bà chẳng có sự tồn tại của mẹ.

Trưa hôm trước nghe nhà bên náo nhiệt, dường như có cỗ, quá giờ cơm trưa lại trở nên yên ắng. Mà trong cái tĩnh lặng của ấy, có tiếng một người phụ nữ nói vài câu rồi nghẹn lại trong nước mắt: Em thật sự không muốn nói ra làm gì đâu. Nhưng anh chị quá khinh thường chúng em rồi... Anh chị ăn nên làm ra, mà mẹ già vẫn phận con gái con rể chúng em lo...” Người phụ nữ nói rồi hình như nước mắt lăn xuống, đôi lúc lại nấc lên: Cả mẹ nữa, con cũng là con mẹ đẻ ra mà, sao lại mẹ thiên vị thế. Có cái gì ngon mẹ cũng đem hết cho chị cho em, lúc đến lượt con hoặc là chẳng còn gì, hoặc là những đồ đáng vứt đi thôi”. Có vài người an ủi, có vài người lại chê trách phụ nữ lắm nước mắt, hễ không vừa ý cũng khóc. Sao họ lại không biết nhỉ? Có người khó tính là vì họ đã trải qua những khoảng thời gian vất vả. Có người dễ khóc là vì họ nhạy cảm. Họ luôn sống cho đi nhiều điều nên thấy tủi hờn khi chẳng nhận lại được bao nhiêu. Mà hình như... thế giới này không chỉ một người khổ như mẹ. Ngoài kia cũng có nhiều người như thế nữa. Phụ nữ mà, dù có qua bao nhiêu năm, tư tưởng có bao nhiêu lần cải cách, sự hiện diện của họ vẫn luôn bị xem nhẹ. Vì có thiếu nữ nào không phải lấy chồng đâu. Có bố mẹ nào sinh con gái mà là con mình mãi đâu.

Kể cả có nhiều người chịu sự bất công của số phận, thì đã có mấy ai mạnh mẽ như mẹ chứ. Mẹ không phải là người duy nhất kiếm tiền nhưng lại là người duy nhất chăm lo cho ngôi nhà này. Mẹ hay kể bố mẹ lấy nhau về cùng làm lò đóng gạch. Bố quá dễ dãi, bán chịu mà chẳng đòi nợ được. Sau ấy lại nuôi gà, chăm ngan chăm vịt với mấy con lợn mà cũng chẳng có lãi. Do bố không chịu cho lợn gà ăn rau ăn thóc lúa để tiết kiệm chút, lại chỉ chăm chăm nhồi nhét cám viên ăn thẳng rồi toàn chịu nợ nhà người ta. Lại tham lam khi lợn đắt muốn giữ, đến lúc bán được lại hết giá. Bố không kiêng dè, chẳng nghe những câu dặn dò cẩn trọng của mẹ mà không để ý lợn ốm từ bao giờ. Lợn mất, tiền cám viên, tiền xây chuồng trại, mua thuốc men cũng trở thành món nợ mẹ phải chịu. Lâu dần, gánh nặng nào cũng thuộc về mẹ. Bố luôn sống nhàn nhã vì chẳng may sai xót, mẹ sẽ là người chịu. Nếu để mẹ sống độc lập, chắc hẳn với cách nói chuyện khiêm nhường và tính chu đáo lo xa của mình, mẹ đã giàu có từ lâu. Nhưng mẹ vì thương các con mẹ, mẹ còn bảo nếu không vì các con mẹ đã chẳng thiết tha cuộc đời nhàm chán này nữa. Mẹ là “người đã ướt mưa nên muốn che ô cho người khác”. Mẹ chưa từng có một tuổi thơ đẹp, nên mẹ đang cố để bù đắp tuổi thơ của mình từ nụ cười của các con mẹ. Dù cuộc đời còn bao nhiêu vất vả, mẹ còn phải gánh thêm bao nhiêu trách nhiệm thì những đứa trẻ của mẹ vẫn là những đứa trẻ hạnh phúc nhất. Vì có thể chúng không phải là đá quý nhưng lại là tài sản quý giá nhất với mẹ.

Năm mẹ 37 và bố 42 tuổi, bố mẹ đã cho các con mình một tổ ấm khang trang. Mà hình như nó lại chẳng đầm ấm bằng ngôi nhà cấp bốn khi xưa. Mẹ làm nhà khi có số tiền ít ỏi bao năm cầm mồm cầm miệng không dám hoang phí tích góp được. Khi ấy đất đai tăng giá, trong làng trong xóm người ta bán đất đi để làm nhà. Mẹ cũng muốn bán một lô đất đi để có thêm chút tiền chi trả thợ nề. Nhưng bố khăng khăng vì một chữ “sĩ”. Bố muốn người ta khen bố rằng chẳng cần bán đất vẫn làm được nhà to vật vã. Mà họ đâu hiểu chỉ có mẹ chạy vạy từng đồng, vay mượn khắp nơi rồi lại lo mà trả nợ. Bố bảo mẹ cứ sắm sửa mọi thứ tốt nhất cho ngôi nhà này, thiếu đâu bố sẽ vay cho. Nhưng sau cùng, tới cả một đồng bố cũng không mượn được. Họ bảo làm nhà là mất ăn mất ngủ, đúng thế, đôi vai mẹ gầy xác sơ. Mẹ đâu chỉ làm nhà, mẹ đã gánh cả thế giới trên vai lâu rồi, chỉ là bây giờ gánh nặng ấy nhiều hơn chút thôi.

Khi ngôi nhà hoàn thiện được tám phần. Bà ngoại đòi lại mảnh đất cnh nhà đang ở để làm nhà. Cả nhà mỗi ngày phải nấu cơm ngoài sân, phải nấu rau luộc thịt cho nhanh để tránh cát bụi vào cơm. Rồi hai tháng trời còn chẳng có chỗ tắm gội cho hẳn hoi. Con mẹ trách bố chúng nó “chỉ vì một câu nói của bố mà cả chỗ đi vệ sinh con cũng phải đi nhờ đây”. Mẹ nghe mà xót xa, lại chẳng thể làm gì hơn ngoài đi mượn tiền, nhanh hoàn thiện nhà để con mẹ đỡ khổ.

Ngày trước ông nội cũng là một con sâu rượu. Ông uống rượu rồi kéo cổ áo mẹ cùng con gái và con trai ra khỏi căn nhà ngói lụp sụp. Ông ấn cổ đứa con gái xuống, nghiến răng mà nói, trong hơi thở còn nồng nặc mùi rượu:

- Đất này của tao, mẹ con mày biến!

- Con xin bố, bố đừng làm thế cháu nó sợ, con đi, con đi đây.

Mẹ chắp hai tay xoa xoa, van nài sợ hãi đến thế mà vẫn ôm lấy đứa trẻ 2 tuổi đang tròn xoe đôi mắt ngây ngô không hiểu gì. Một tay mẹ dắt con gái, một tay bế đứa con trai, mẹ không run mà ngay khi quay mặt đi nước mắt hai hàng. Đến nhà bà ngoại, bà cho mượn mảnh đất, bố mẹ trắng tay mà vẫn dựng lên căn nhà cấp bốn là tổ ấm đơn sơ trong 12 năm nay. Khi trước bà bảo miếng đất ấy bà cho một nửa, bán một nửa. Sau ngần ấy năm, lúc mẹ đem trả bà số tiền cuối cùng, bố lại rượu vào lời ra. Bố chỉ tay vào mặt bà và con trai bà: Mẹ với anh lừa con!” Chẳng ai hiểu câu chuyện mà bố nói có lí lẽ ở đâu ra. Nhưng từ trước tới nay bố là một người không có chính kiến, ai nói sao bố nghe vậy, cứ nghe lọt tai là bố tin sái cổ.

Bố tin mấy chú hàng xóm, họ khen bố giỏi, bố biết đánh cá đánh ếch, lại còn biết mùa nào thức nấy, bố biết nơi nào nhiều cá ếch mà đánh, bố khoe bố làm một đêm bằng người làm công ty cả tuần. Rồi họ chỉ nói vài câu ngon ngọt, bố đem cá ếch lươn chạch cho họ ăn no say mà không tiếc. Bố đã lội bùn sâu cả đêm, nhặt từng con lươn nhỏ, chạy theo con ếch đến nhừ cả chân. Họ biết bố mất bao nhiêu công sức để bắt được từng ấy, họ cũng biết đêm sương giá rét khiến sức khỏe bố kém dần. Vậy mà khi họ ăn uống no say lại quay ra nói với nhau rằng bố là thằng ngu, ưa nịnh. Không rõ tại sao, có lẽ họ thích việc người ta đánh chửi nhau lắm. Mỗi lần bố từ nhà hàng xóm về lại có thêm những suy nghĩ bi quan hiện ra từ lời nói và hành động.

Lần này họ nói rằng khi trước con trai bà ngoại bảo mua gạch lúc giá cao, bố đồng ý để cho, sau bác thất hứa chẳng lấy nữa, giá gạch hạ, bố lỗ kha khá. Họ lại bảo lúc ấy thật sự bán được thì bố đủ sức mua vài lô đất to. Bây giờ đất đắt, chả phải bố đã thành tỉ phú rồi sao. Bố dễ tin người quá, lại tiếc ngẩn tiếc ngơ. Suy nghĩ ấy hằn sâu trong đầu bố cùng với tham vọng giàu có từ lâu để hôm ấy bố thốt lên: Mẹ với anh lừa con!” Sau ấy, họa từ miệng mà ra, bà đổi ý không cho, cũng không bán nữa. Cũng do trước mẹ tin máu mủ tình thân sẽ không lật lọng mà mua bán đất chẳng có giấy tờ nên đành ngậm ngùi mà nhìn nơi mình ở bao năm trở nên xa lạ. Bố vẫn cố chấp không nhận sai, chỉ nghĩ tới cái tôi của mình mà để mất một mảnh đất, mẹ và các con cũng khuyên răn tới nỗi ngày nào cũng khóc mà chẳng lay động được tâm tư ấy. Mẹ cố chấp là nghĩ nếu bố nhận sai bà sẽ nghĩ lại. Rốt cuộc cái tôi to lớn bao nhiêu? Đồng tiền quý giá nhường nào? Mà ngay cả người thân yêu nhất rơi nước mắt nhiều tới vậy bố cũng chẳng màng. Bố ơi, nếu bố có đọc được điều này, xin bố làm điều gì cũng hãy nghĩ tới mẹ. Vì nước mắt mẹ rơi cũng quá nhiều rồi, đáng ra nó không nên rơi.

Nếu trên đời thật sự có thần tiên, xin Người hãy bảo vệ mẹ, mẹ của con và mẹ của bao người khác. Người hãy cản lại bão giông nhé! Vì mẹ đã quá vất vả rồi, mẹ sẽ không đủ sức đối mặt với nó nữa đâu.

Không biết thế giới này còn bao nhiêu người số khổ như mẹ nữa? Không biết họ có mạnh mẽ như mẹ hay không? Họ có đủ kiên định để đi tiếp con đường mù mịt phía trước hay không? Nếu có cơ hội được chọn lựa cuộc đời của mình, mong rằng ai cũng chọn là người mang đến hạnh phúc cho người khác. Để thế giới này không ai phải khổ nữa. Và nếu là một người đàn ông, hãy yêu thương những người phụ nữ bên cạnh mình nhiều hơn nhé! Vì họ đã hi sinh quá nhiều rồi!

Và mẹ ơi, chẳng biết nói gì sau những hi sinh thầm lặng ấy. Chỉ biết cảm ơn vì mẹ đã thay thượng đế ở đây, yêu thương, chăm sóc và cho chúng con một phần cơ thể của mình. Yêu mẹ nhiều lắm!

© Nguyễn Loan - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Nếu Yêu Anh Là Sai, Em Xin Từ Bỏ | Radio Tình Yêu

Nguyễn Loan

Mình cảm thấy may mắn vì chưa hoàn hảo!

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Lời hứa tháng mười (Phần 4)

Lời hứa tháng mười (Phần 4)

Huy nắm chặt điện thoại trong tay, trái tim đập vang dữ dội. Cô ấy khóc sao? Mộc luôn là cô gái cứng rắn, cậu chỉ thấy cô ấy khóc một lần duy nhất ở buổi sinh nhật bất ngờ hôm ấy. Chuyện gì đã khiến cô ấy phải khóc, càng nghĩ đến cậu cảm thấy càng lo lắng.

Con yêu ba nhiều lắm ba à

Con yêu ba nhiều lắm ba à

Ngày mẹ đồng ý kết hôn là ngày hạnh phúc nhất với ba, rồi ngày biết tin có con là ngày vui nhất của ba. Và ngày con chào đời lại là ngày đau buồn nhất của ba. Chưa bao giờ con thấy ba khóc trước mặt con và bà ngoại.

Nếu muốn tiết kiệm tiền, hãy bắt đầu từ 10 điều nhỏ này

Nếu muốn tiết kiệm tiền, hãy bắt đầu từ 10 điều nhỏ này

Dưới đây là 10 điều nhỏ có thể giúp bạn phát triển thói quen tiết kiệm tiền theo thời gian.

Chuyện tình như mơ

Chuyện tình như mơ

Viết làm gì một nỗi niềm riêng Màu giăng lối ta đi trong niềm nhớ

Anh người em từng thương

Anh người em từng thương

Em chưa kể câu chuyện cũ cho anh nghe vì em biết khi kể lại nhưng chuyện cũ lại khơi về quá khứ lại khiến mình tự trách và buồn nhiều hơn. Kể ra rồi cũng chẳng thay đổi được gì cả, nếu có chắc mình đã tua đi tua lại chuyện ấy hơn trăm vạn lần rồi. Chuyện của anh cũng thế thôi…

3 tháng đầu năm chỉ là

3 tháng đầu năm chỉ là "nháp", kể từ tháng 5, 3 con giáp này bứt phá trong công việc, tình tiền song hành thuận lợi

Trong thời gian tới, những con giáp này có cơ hội lấy lại những gì đã mất.

Lấm tấm cơn mưa

Lấm tấm cơn mưa

Cô nghĩ hoa có thể làm được như vậy, những cánh hoa mong manh dịu dàng quá đỗi kia và cả vô số những hạt nước li ti được đọng lại trên đó sẽ nhắc người ta về những điều thiện lương của cuộc sống. Sẽ nhắc người ta về tình yêu thương giữa con người và con người với nhau trong cuộc sống

Ôm trọn một vòng tay

Ôm trọn một vòng tay

Chị cứ ngồi vậy mà ôm con trong lòng, chị nâng niu bàn tay đôi chân con, thăng bé đã mười mấy tuổi và con đã cao lớn hơn so với chị nghĩ. Vậy là cuối cùng ông trời cũng nghe được tiếng chị gọi ngày đêm, ông trời cũng thấu hiểu được nỗi lòng chị mòn mỏi chờ mong con.

Thích cậu là bí mật thầm kín nhất của tớ

Thích cậu là bí mật thầm kín nhất của tớ

Cậu biết không, tớ đã đứng trước gương hàng trăm lần, rồi tự tưởng tượng trước mặt tớ là cậu. Và tớ sẽ nói hết cho cậu biết rằng tớ đã thích cậu nhiều như thế nào. Nhưng khi thực sự bắt gặp ánh mắt cậu, bao lời văn mà tớ đã chuẩn bị như bốc hơi mất chẳng còn lại gì

back to top