Sài Gòn ấm áp tình người
2021-10-28 01:20
Tác giả: Richard Phan
blogradio.vn - Trên mảnh đất hào sảng này, tình người có mặt ở tất cả khắp mọi nơi tại Sài Gòn, từ con đường lớn, cho đến những góc hẻm chật chội nhất. Người ta vào nghề bằng rất nhiều cách khác nhau, nhưng cái tiêu chí cơ bản nhất mà tôi nghĩ mỗi người trong nghề cần có được đó là tình thương.
***
“Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do
Phường Chợ Quán, khóm Cầu Kho,
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm”.
Trích một đoạn trong bài thơ của tác giả Bảo Vân để tác giả muốn nhắc tới địa danh quê hương thứ hai, để mỗi lần nhắc lại tình nghĩa mà Sài Gòn dành cho mình, tôi vẫn thường tự nhủ “Nếu không có những lời động viên và giúp đỡ của người Sài Gòn thì chắc gì mình đã có được như bây giờ”.
Sài Gòn là mảnh đất lạ kỳ. Nó lạ kỳ đến nỗi người ta luôn nghĩ về Sài Gòn mà lại chẳng biết viết gì, nói gì về nó. Nó lạ kỳ đến nỗi người ta luôn nhớ về nó khi đang ở trong lòng nó. Người ta thương Sài Gòn bằng một thứ tình cảm mơ hồ nhưng mãnh liệt đến ngạt thở, nhưng như kiểu một thứ tình nghĩa khác, đó là thương người.
Sài Gòn dung nạp đủ mọi hạng người. Hết thẩy họ đều cảm thấy dễ sống hơn bất cư nơi nào. Đến đây, ở thời gian, họ tự nhận mình là người Sài Gòn, không so đo xuất thân, cơ hội và may rủi chia đều cả. Với họ, cho dù đó là lớp cư dân bản xứ, là kẻ sa cơ đã trót “trao thân gửi phận” hay thậm chí chỉ là người nhỡ đường thì Sài Gòn luôn là một phần ký ức sống động nhất, đẹp đẽ nhất mà chỉ khi rời xa mới thấy nhớ nhiều.
Ở Sài Gòn, thi thoảng vẫn thấy giữa cuộc mưu sinh, ai đó sẽ vẫn mải mê cho những hành trình, những chuyến đi và những lần trở về. Bao lần về là bấy nhiêu câu chuyện dặm dài để rồi nhung nhớ... Để khi đã ở, ai cũng có một chỗ của mình ở Sài Gòn. Thành phố như người mẹ bao dung hết thẩy những đứa con tứ xứ, bất kể cũ mới mà chỉ còn là một – người Sài Gòn.
Vậy là kết thúc một ngày thứ bảy. Tôi loay hoay chào các đồng nghiệp thân thuộc rồi lặng lẽ ra về sau một tuần dài mệt nhọc. Lái xe trên con đường thân quen từ cơ quan về nhà, tôi lại thấy mình như bé lại giữa giữa lòng Sài Gòn. Tuy không sinh ra tại mảnh đất hào hoa, tráng lệ này, nhưng tôi đã sống ở đây ngót nghét hai thập kỷ, chứng kiến biết bao những câu chuyện buồn - vui, đắng – ngọt ở vùng đất hào sảng này.
Ngày còn tấm bé đi học, cứ nghe thầy cô bảo gió Lào là cái gió cay nghiệt nhất. Với Sài Gòn, nắng còn cay nghiệt hơn. Vào độ Sài Gòn nắng nóng, cứ tưởng người dân họ sẽ ít ra đường, mà ở nhà tránh nóng. Ở nhà làm sao được khi một người đi làm mà đến bốn năm miệng ăn. Người Sài Gòn họ mưu sinh bằng đủ thứ các ngành nghề có thể tạo ra tiền miễn là lương thiện.
Giữa cái nắng Sài Gòn oi ả, chẳng biết tự đâu lại xuất hiện những bình nước miễn phí. Người khát thì đến lấy nước mà chẳng phải bỏ ra một đồng nào. Thế nói mới người Sài Gòn hào sảng lạ kỳ, người ta làm nghề chỉ mong lấy được tiền còn “thương người” của người Sài Gòn chỉ trả bằng niềm vui của những người nhận được.
Tôi chẳng biết người dân ở những nơi khác họ đùm bọc yêu thương nhau như thế nào, nhưng người Sài Gòn họ thương nhau bằng cả cái tâm và cái tình. Không phải những lúc hoạn nạn người Sài Gòn mới sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho nhau, ngay cả những lúc trời yên biển lặng cũng thế.
Hay có hôm chạy một đoạn qua đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường về nhà chẳng còn xa là bao, nhưng tôi vẫn thích đi thật chậm để cảm nhận hết khí trời nơi đây. Nhưng đời mà, người tình đâu bằng trời tính, đang lướt chậm trên đường, thì Sài Gòn lại bất chợt đổ mưa. Những tán mây trắng xóa trên bầu trời bắt đầu chen chân nhau xám xịt trên nền trời trắng xóa, rồi chẳng ai bảo ai, những giọt mưa chiều bắt đầu rơi xuống lã chã xuống lòng Sài Gòn. Tôi dừng vội bên một vệ đường, tính lấy chiếc áo mưa ra mặc vội, thì tôi chợt nhận ra mình đã để quên ở nhà mất rồi. Ráng chạy thêm tý nữa trên đường, mong sao có thể tìm được chỗ bán áo mưa nilong mà mặc đỡ.
Ở Sài Gòn, những lúc trời mưa thế này thì đặc sản nơi đây là áo mưa nilong. Những chiếc áo mưa sặc sỡ đủ sắc cầu vòng thi nhau dạo quanh hết những góc đường thành phố. May sao mà tôi tìm được chỗ bán thuốc lá dạo có bán kèm những chiếc áo mưa, tôi tấp vào và mua ngay. Tôi móc ví ra và cầm tờ tiền có mệnh giá lớn nhất vừa mới rút tại cơ quan lúc sáng đưa cho cô bán hàng. Cô nhìn và ôm tồn bảo với tôi “Con có tờ tiền lẻ nào không, chứ cô mới dọn hàng lúc chiều vẫn chưa bán được.”
Tôi ái ngại nhìn cô một hồi lâu, cố gắng lục tất cả mọi ngóc ngách trong bóp nhưng tôi vẫn không tìm được tờ tiền lẻ nào nữa. Lúc này, tôi định trả lại áo mưa cho cô và đội đầu trần về. Bỗng một tiếng nói cất lên làm tôi giật bắn mình “Con cầm đi rồi khi nào có đi ngang qua đây đưa cho cô cũng được”. Tôi nhận ra cô bán áo mưa, mặc dù chẳng phải là một người giàu có gì, nhưng cũng đang làm nghề tại Sài Gòn.
Hay đơn giản chỉ là những câu từ câu xưng hộ là “ngoại”, là “má” của những người dân sinh sống trên mảnh đất Sài Gòn. Nó đã đi sâu vào trong lòng biết bao thế hệ học sinh, sinh viên sống xa nhà, xa quê. “Má, cho con dĩa cơm như cũ nha” là câu nói đi theo tôi suốt những năm tháng Đại học xa nhà. Được cầm trên tay dĩa cơm của mình, tôi như thầm cảm ơn “má”, bởi biết “má” bán thì chẳng có lời bao nhiêu, mà trong dĩa cơm của những đứa sinh viên như tôi “má” đều cho thêm đồ ăn, thêm thịt.
Mặc dù chẳng nói ra thôi, nhưng mấy đứa sinh viên ai cũng đều biết. Nên mỗi lúc rãnh rỗi là mỗi đứa một tay, đặng phụ “má” dọn cho xong hàng. Rồi cũng có những lúc, nhà gửi tiền lên trễ, chẳng còn tiền để sinh hoạt phí, cả bọn đành nhịn cơm ăn mì. Lúc đi ngang qua hàng của “má” mà không tấp vào ăn cơm như mọi khi, “má” gọi cả bọn vào hỏi cho ra rõ sự tình, vì “má” sợ làm gì đó phật ý mà chúng tôi lại không ghé ăn cơm.
Rồi cũng chẳng nói chẳng rằng, vẫn dáng đi từ tốn nhưng nhanh nhẹn ấy, “má” đi vào cái xe sắt hằng ngày của mình, đem ra cho chúng tôi bốn đĩa cơm như mọi khi. Như biết được điều gì đó ẩn đằng sau đôi mắt của những đứa trẻ đáng tuổi con mình, má ôn tồn nói: “Ăn đi, khi nào có tiền thì ra trả má, tao đâu sợ tui bây không trả dĩa cơm mấy chục ngàn”.
Tuy là một người phụ nữ đã ngoài năm mươi, nhưng tôi lại thấy trong “má” được sự hào hiệp, trượng nghĩa. Má sẵn sàng cưu mang tất cả những người con xa xứ từ những vùng đất khác, mà không cần đền đáp. Nhưng nếu cho cái quyền, bọn tôi nhất quyết cho “má” bằng khen loại giỏi.
Nhớ là những ngày rụt rè rời quê vào đây lập nghiệp. Nghe chuyện bác xe ôm ở bến xe miền Đông nhiệt tình quá đỗi khi chở những tân sinh viên lần đầu xa nhà lên thành phố đến tận nơi rồi cương quyết chỉ nhận mỗi 2 chữ “cảm ơn”. Thấy chú xe ôm ở sân bay Tân Sơn Nhất tốt bụng nhất quyết chở miễn phí cho khách vì chẳng may khách bị mất ví duy chỉ muốn sẻ chia sự cảm thông “Con chú cũng từng bị như vậy”.
Chuyện những ngày này, dịch bệnh “tác oai tác quái”, người dân nơi nơi chuẩn bị dự trữ cho gia đình mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Nhưng đối với người Sài Gòn hào sảng, họ không chỉ dự trữ cho gia đình mà còn dự trữ cho những mảnh đời nghèo khổ, ngày nay mai đó. Những chuyến xe từ thiện, những con người bình thường giản dị, ngày ngày đi khắp hết cả những con hẻm chật, những kênh nước đen, đi phát những bịch khẩu trang những chai nước rửa tay để người dân nghèo qua khỏi đại dịch.
Như hôm có dịp đi ngang qua Bệnh viện Nhi đồng 1 vào một ngày sáng cuối tuần, không biết có việc gì mà người dân xung quang đứng xếp hàng ngay ngắn như thể chờ một thứ gì. Hỏi ra thì tôi mới hay, hôm nay có một đoàn từ thiện đến, phát đồ ăn sáng cho người bệnh nơi đây. Những đôi tay thoăn thoắt lấy đồ ăn cho bà con, hòa cùng với dòng người vội vã, làm sống mũi tôi cay cay.
Những bữa ăn ấy, tuy không đáng là bao nhưng tôi thấy được trong những bữa ăn đó là mồ hôi là nước mắt của bao tấm lòng. Rời đi, tự dưng thấy lòng tươi hẳn và ngủ lòng rằng chỉ mong những hội nhóm thiện nguyện như thế này tồn tại mãi cho người dân Sài Gòn đỡ khổ.
Sài Gòn của tôi là thế. Ở thương, đi nhớ. Đó là một thành phố phồn hoa giữa dòng người ngày ngày vẫn hối hả bon chen chạy đua với đời. Nhưng đâu đó, trong từng con hẻm, góc phố kia, những điều bình dị nhất về tình người vẫn luôn lấp lánh, đủ để ta thấy thêm yêu cuộc sống này.
Trên mảnh đất hào sảng này, tình người có mặt ở tất cả khắp mọi nơi tại Sài Gòn, từ con đường lớn, cho đến những góc hẻm chật chội nhất. Người ta vào nghề bằng rất nhiều cách khác nhau, nhưng cái tiêu chí cơ bản nhất mà tôi nghĩ mỗi người trong nghề cần có được đó là tình thương.
Loay hoay suy nghĩ mãi mà tôi về đến nhà lúc nào cũng chẳng hay biết, nhìn qua xào đồ mình phơi trước sân chẳng biết nó biến đi đâu lúc nào không hay, lúc nảy trên đường về còn sợ ướt. Chú tám bên nhà vọng sang “Đồ con chú lấy vô rồi nè, qua mà lấy mưa lớn quá”.
Vậy đó, chẳng ghét, chẳng giận, chằng hờn mà chỉ có thương. Họ đến, từ lạ cũng thành quen, mà ở lại đây cho trọn một đời.
© Richard Phan - blogradio.vn
Xem thêm: Sài Gòn thương – mong bình yên về sau bão tố | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Mười sáu - Ba sáu tuổi
Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?