Sạch
2024-01-07 04:20
Tác giả:
blogradio.vn - Món ăn mẹ làm để trong nhà của đại gia đình nhà tôi đã trở thành thói quen không thể thiếu. Chủ lực là hũ mắm, hũ dưa món, dưa chua, kim chi với trứng vịt, trứng gà, thịt gà, thịt vịt, ngoài ra còn có cả tai heo ngâm dấm cho các ông nhậu dịp tết đến xuân về…
***
Mẹ tôi là cô gái nông thôn miền trung. Cưới nhau rồi, ba tôi mới đem mẹ ra thành phố sống cùng ba. Mẹ tôi vốn ít nói, bản tính lại hiền lành, ít khi va chạm ngoài xã hội. Trong con mắt của mẹ mọi thứ thật đơn giản. Cuộc đời chẳng có gì phải trăn trở lo âu. Tất cả hãy để như bản thân nó vốn có. Nhất là quan niệm về tình cảm gia đình. Mẹ nghĩ yêu nhau thì lấy, lấy nhau rồi thì xong, cứ trưng bày hết ra mà sống. Có chồng rồi coi như chấm hết mọi quan hệ bạn bè, ai làm gì mặc ai. Cuộc sống đối với mẹ như một đường thẳng, không cong queo, uẩn khúc gì hết, đơn giản như một phép toán một cộng một bằng hai vậy. Những bữa cơm gia đình thì cứ chặt to kho mặn. Ai ăn được thì ăn, không ăn được thì nghỉ: “Ngày xưa khoai sắn cũng không có lấy mà ăn, bây giờ được ăn thế này là tốt lắm rồi” - đó là bài ca không quên của mẹ. Chính vì đức tính thật thà đó mà mẹ chẳng buôn bán được gì, bán cái gì cũng lỗ, cũng bị người ta nợ, người ta lừa, lâu ngày sạch vốn…
Những ngày tháng cuối cùng của năm cũ sắp hết, thời tiết se se lạnh. Mưa cũng ngớt, công việc thì tất bật hơn, những ngày này rực rỡ nhất trong năm khi không khí lễ hội bắt đầu tràn ngập mọi nẻo đường, đây là lúc phố phường tấp nập nhất. Trên mọi nẻo đường, mọi người nô nức chuẩn bị đón một mùa xuân mới. Không khí ấy len lỏi khắp mọi ngõ ngách làm cho lòng người cảm thấy chộn rộn, xốn xang. Như thường lệ, cả đại gia đình nhà tôi họp lại chuẩn bị một cái tết sạch…
Thời đại bây giờ, bữa ăn ngày nào cũng đủ đầy, chẳng ai thiết nghĩ đến chuyện ăn. Thế nhưng khi mọi người cùng chung tay lo một cái tết sạch thì tự nhiên cảm thấy hứng thú với chuyện ăn tết. Đầu tiên là nói đến chuyện trồng rau sạch, nuôi gà vịt ăn tết, việc này được giao cho mẹ vì nhà tôi có mảnh đất rộng ở ngoại thành, mẹ vốn xuất thân từ nông thôn nên có tay nghề trồng trọt, chăn nuôi rất chuẩn. Mỗi gia đình góp một số tiền dùng để mua hạt giống, vài chục chú gà, vịt bé xinh, tiền thức ăn, tiền điện nước là tết có rau sạch ăn thỏa thích, có gà vịt và trứng sạch khỏi lo cúm gia cầm.
Mẹ bố trí nhiều thùng xốp trồng rau sạch, mua đất, phân về trộn đều và đổ vào thùng, gieo hạt, cấy rau, và tưới, sau một hai lứa rau là bạc màu, phải bổ sung phân. Cái khó của phương pháp trồng rau hữu cơ là hiện tượng cây mắc nấm khuẩn và sâu bệnh, nên trồng xen kẽ những thùng cây gia vị có tinh dầu như hành, hẹ, húng, rau răm…, mỗi lần phun tưới hoặc hái rau ăn là thơm lừng cả giàn, trong khi côn trùng rất sợ mùi này, vườn không một bóng rệp rầy sâu bọ, rau lên vù vù. Mỗi lứa rau bình quân 40 ngày, cái chính là được ăn rau sạch, mát ruột và thích vô cùng. Rau tuy không quá xanh, bắp cải thì cuộn chắc, lá hơi xoăn lại. Nhưng món ăn chế biến từ rau sạch này có mùi vị thanh khiết, ngon ngọt khiến mọi người rất an tâm.
Ngày xưa, mỗi lần tết đến thì phải tự tay làm bánh, mứt… Ngày nay ở thành phố do ảnh hưởng của đô thị hóa nên mọi thứ hầu hết được mua về. Nhưng đại gia đình nhà tôi vẫn giữ thói quen làm một số bánh mứt truyền thống bằng cây nhà lá vườn. Những cây quất mua chưng xuân năm trước, năm nay vì thời tiết nên trái chín trước tết, vì mẹ có kỹ thuật chăm bón nên trái chín đều đều. Mẹ bắt tay vào làm mứt quất truyền thống, từ chà vỏ xử lý tinh dầu đến sên đường. Rồi mẹ muối dưa, muối hành, muối củ kiệu khiến ai ăn cũng khen ngon. Sau nhiều sự cố, mọi người lại sợ ăn nước mắm nhiễm khuẩn. Vậy là mẹ bắt tay vào mua cá cơm làm nước mắm, ngoài ra còn có món thịt giầm nước mắm, và các món thông dụng như mắm tôm, mắm cà, mắm dưa, kim chi... Món ăn sạch mẹ chuẩn bị khá cầu kỳ với nhiều nguyên liệu. Món ăn mẹ làm để trong nhà của đại gia đình nhà tôi đã trở thành thói quen không thể thiếu. Chủ lực là hũ mắm, hũ dưa món, dưa chua, kim chi với trứng vịt, trứng gà, thịt gà, thịt vịt, ngoài ra còn có cả tai heo ngâm dấm cho các ông nhậu dịp tết đến xuân về…
Các món ăn dự trữ đó chủ yếu phục vụ cho đại gia đình nhà tôi, mọi người cũng thuộc dạng khá giả nên vấn đề tiền không quan trọng lắm mà quan trọng nhất là thực phẩm sạch. Vậy nên mẹ tôi cũng có đồng ra đồng vào, cười toe toét cả ngày. Vì yêu cầu của thượng đế, mẹ chăm chỉ cập nhật internet để làm món ăn ngày càng ngon hơn, không còn chặt to kho mặn như trước kia nữa, vì thế mà bữa cơm gia đình ngày càng vui hơn. Không ai tới nhà tôi mà không đem về cả lô thực phẩm sạch. Chỉ cần nghỉ ngơi một ngày là mẹ hết trơn thực phẩm sạch để bán. Nhu cầu ăn uống phải bổ sung hằng ngày nên họ hàng thường xuyên ghé nhà tôi, thể hiện sự chan hòa thấm đẫm tình cảm đại gia đình, gắn kết tình họ hàng gia tộc...
Những ngày cuối năm chủ đề được gia đình tôi bàn tán nhiều nhất là kinh nghiệm gói bánh chưng, bánh tét thế nào cho đẹp, muối thịt, muối hành, muối củ kiệu thế nào cho ngon. Nhiều gia đình khác bảo, ăn bao nhiêu mà gói bánh cho mệt nhưng mẹ tôi vẫn còn giữ truyền thống gói và nấu bánh chưng, bánh tét ngày tết. Bởi vì theo quan niệm của mẹ, tự tay gói bánh nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Trong mâm cỗ ngày tết của người Miền Trung không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh tét ăn kèm với củ kiệu là món chủ lực trong ngày tết, ngoài ra còn có món thịt giầm nước mắm. Vị béo thơm của miếng thịt hòa quyện cùng vị sánh của nước mắm mang lại cảm giác ngon miệng. Vị mặn vừa, nồng đượm làm cho bát cơm thêm đẫy đà, ngoài ra còn có món thông dụng ngày tết là thịt cuốn với rau và bánh tráng.
Món ăn ngày tết được chuẩn bị khá cầu kỳ với nhiều nguyên liệu. Món ăn để trong nhà trong ngày Tết của người miền Trung đã trở thành thói quen không thể thiếu. Chủ lực là hũ dưa món, dưa chua với bò khô, lạp xưởng, trứng vịt, nồi thịt gà, thịt heo rim và đòn chả lụa, tré, nem chua, tai heo ngâm dấm… Các món ăn dự trữ đó chủ yếu để khi có khách tới nhà, đem ra với chai rượu chuyện trò trong ngày xuân. Không ai tới nhà thăm ngày Tết mà được từ chối một ly rượu gia chủ mời. Vì thế, chỉ cần đi dạo hàng xóm một vòng là say khướt, thể hiện sự chan hòa và thấm đẫm tình cảm láng giềng. Thăm viếng họ hàng để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng... Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công... Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người", nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành trong năm mới...
Chuẩn bị một cái tết sạch không hề dễ khi mà cuối năm ai cũng bộn bề công việc. Thế nhưng khi mọi người chung tay bảo vệ một cái tết sạch thì tự nhiên cảm thấy thích thú rất nhiều với chuyện ăn tết. Ngoài ra nó còn gắn kết giữa các thành viên trong gia đình khi dạy được con cái biết yêu lao động, yêu các bà các mẹ tận tụy đã đổ nhiều công sức. Thành quả ngọt ngào nhất là cả đại gia đình yên tâm ăn uống một cái tết sạch, không cần phải lo nghĩ nhiều…
© THU HIỀN - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Ngày Mai Cầu Vồng Sẽ Xuất Hiện | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu