Phát thanh xúc cảm của bạn !

img bài dự thi Phía sau mỗi cơn mưa luôn là yêu thương

2022-11-04 01:10

Tác giả: riêng một góc trời


blogradio.vn - Mãi sau này nó mới biết, hôm nó dầm mưa, không phải một mình, có một người ít nói nhưng đã dầm mưa cùng nó, luôn phía sau nó, cách nó có vài bước chân thôi. Nó nhớ lại màu sắc cái cầu vồng hôm ấy. Là cầu vồng sau mưa. Và sau tất cả Đà Lạt vẫn mãi mơ mộng và yêu thương khi nhìn về phía trước.

***

Danh hài Sac Lo đã từng nói rằng ông ấy thích mưa vì khi đi trong mưa sẽ không ai biết bạn đang khóc. Nhưng mưa Đà Lạt chiều nay đã không làm được điều ấy. Mà không, không phải vậy có lẽ là tại nó.

Bởi thành phố mộng mơ này, người ta vẫn mặc định cho nó là nơi của các cặp đôi yêu nhau, chỉ có sự âu yếm nhẹ nhàng của tay trong tay, hay tựa vào nhau dưới hàng liễu quanh hồ. Thì nó xuất hiện cứ chạy trong cơn mưa chiều mù mịt ấy. Cứ chạy đến khi mệt thì ngồi úp mặt gào thét. Nhưng lại sợ người khác nghe thấy mình đang gào. Nó đang run lên. Lần đầu tiên nó cảm nhận mưa Đà Lạt lạnh đến thế này.

Nó ngồi trong mưa với một mớ ngổn ngang trong lòng mà không thể gọi tên. Chỉ có mưa nghe thấy nó thì thầm.

- Ba ơi… sao ba bỏ con.

Ba nó mất rồi, vừa mất xong. Nó chưa thể nào chấp nhận sự thật ấy, người ta báo ba nó bị tai nạn, chết đuối dưới ao. Ba nó bỏ ra đi, khi chúng nó đi làm xa, ông ấy cô đơn lắm. Không có ai bên cạnh. Nó giận chính nó, nó ước nhưng ước gì bây giờ. Chỉ có mưa đang lăn trên đôi mi nó, nghe nó ước.

11

Nó lại nghĩ đến anh, không hiểu từ khi nào hình ảnh anh đã có trong trái tim non nớt của nó. Nhưng nghĩ đến đây nó giận anh, ghét anh vì anh không phải là của nó, anh đã có gia đình rồi. Thứ duy nhất dành cho nó lúc này là mưa, mưa nằm dài trên tóc nó, mưa ôm kín gương mặt, mưa nhảy nhót xung quanh nó…Nó không biết mưa đang an ủi nó hay đang trêu đùa nó, nó cảm thấy lạnh, một cái lạnh thấu tim, lạnh từ sự cô đơn đến hờ hững mà cuộc đời dành cho nó.

14 tuổi phải rời xa vòng tay gia đình đi theo người bà con đến đất Sài Gòn làm thêm phụ mẹ nuôi hai đứa em ăn học. Từ ngày ba mẹ nó không ở với nhau nữa mọi thứ vốn đã khó khăn thì nay mọi thứ dồn lên vai mẹ nó, mọi đồ đạc trong nhà cứ dần dần đội nón ra đi. Lúc đó nó giận ba lắm, giận vì sao ba nó lại bỏ mẹ con nó, sao ba nó lại đi vào con đường rượu chè. Để mẹ con nó phải rơi vào tình cảnh này.

Từ dạo ấy nó nhớ lại dòng thời gian dài lê thê. Mà nó cũng chẳng biết có dài hay không, vì trong tâm trí nó, loanh quanh chỉ là thức dậy lúc 2 giờ sáng dọn hàng, xách nước, nhóm bếp…nói chung là tất cả những công việc của một quán vỉa hè bán đêm. 

Nó thức dậy lúc trời tối, nó đi ngủ cũng khi trời tối. Bao quanh chỉ là những ánh đèn đêm hiu hắt. Nhưng kệ, vậy thì sao chứ. Vẫn sáng, vẫn thấy đường mà, đứa em có đi học tiếp hay không đang chờ vào đồng lương của nó. Con chữ em nó được học là ánh sáng của nó rồi.

Với lại ở cái tuổi 14 ấy nó cũng chả biết suy nghĩ về gì, hình như ai đó đã tước đi của nó cả cái quyền được suy nghĩ rồi. Ở đây dù là người bà con. Phải, cũng chỉ là người bà con thôi, nó đâu có được cái đặc quyền sà vào lòng người ta để mà khóc, để mà than mệt mỏi. Đặc quyền của nó chỉ là làm phải làm phần việc của người ta giao cho, phải đối phó với những lời thô kệch đến ngớ ngẩn của những tay nhậu đêm đã nồng nặc vì rượu bia.

12

Gần 4 năm rồi nó mới về thăm mẹ được hai lần. Quãng đường gần 400km không phải là quá xa, mà vì người ta nói nó còn quá bé để đi một mình, vì tiền tháng nào cũng gửi hết về nhà rồi, hay vì người ta cũng không muốn nó về, nó về thì ai phụ bán hàng. Điệp khúc ấy lặp đi, lặp lại đến mức nó gần như cũng chả có ý định gì, cứ chờ người ta sai gì làm nấy thôi.

Chiều nay, người ta mới trả lương cho nó và nói.

- Tuần trước mẹ mày có gọi điện, hình như ba mày ốm đó.

Sao lại hình như? Có gì đó ứ nghẹn trong ngực nó. Sao không cho nó nghe máy? Nó nhớ mẹ, nhớ lắm. Đã nhiều lần nó dặn cho nó nghe, nó thèm nghe giọng mẹ nó. Sao không hiểu cho nó? Giờ thì không kịp nữa rồi. 

Từ tuần trước rồi. Nó biết mẹ nó chỉ gọi khi có việc thôi, vì muốn gọi điện thì phải đi ra xã, ra bưu điện cách nhà 4 - 5 km, chứ làng nó ở chưa nhà ai lắp điện thoại hết. Nó lo nghĩ đến đây nó bần thần người. Đây không phải lần đầu nó không được nghe điện thoại của mẹ nó, nhưng sao lần này cảm thấy bứt rứt, khó chịu vì lo cho ba nó ốm ư. Không nó giận và buồn ba nó lắm. Mọi chuyện cứ ngổn ngang trong đầu nặng trĩu.

Nó quyết định rồi, nó sẽ về nhà, không cho nó về nó cũng về. Có một sợi dây vô hình nào đó kéo nó về. Nó cũng muốn về. Nhìn ánh mắt con bé người ta biết không thể giữ nó thêm, đành gói ghém ít đồ rồi chở nó ra bến xe cho nó về.

“Về thăm nhà mấy bữa rồi xuống nghe con” – Ông bác xù xì trong bộ đồ bảo hộ bốc vác mở lời dặn dò nó. Ít ra ở đây còn có ông là chưa bao giờ chửi mắng nó, không như bà vợ hay cằn nhằn của ông.

Bước xuống xe nó cảm nhận được một luồng không khí trong lành. Cánh chim, bầu trời, núi rừng Tây Nguyên khác hẳn với cái oi bức, ngột ngạt trong khói xe mịt mù đất Sài Gòn. Nó bước đi như chạy, lòng cứ khấp khởi, mẹ ơi, nó muốn hét lên.

4

Kia rồi, nhà kia rồi. Nó nhủ trong lòng, chân tay cứ líu ríu vào nhau. Ai thấy bộ dạng nó lúc này cũng phải phì cười, không khác gì một con chim ri thấy mẹ tha mồi về. Chỉ khác ở đây là nó mới trong vai tha mồi về. Những người biết nó đều dâng trong lòng một cảm giác gờn gợn xót xa. Nó còn nhỏ quá, nhỏ tuổi, thân hình cũng nhỏ, còi cọc thì đúng hơn.

Quẹo vào ngõ, may quá mẹ chưa ra đồng. Thấy nó, mẹ đứng ngây ra. Hình như đang muốn nói điều gì đó. Rồi hai mẹ con ôm nhau khóc, khóc thỏa nhớ, thỏa mong, khóc như chưa từng được khóc. Con em trong nhà bước ra, chẳng nói, chẳng rằng ngồi phịch xuống cửa. Nó không hiểu, lẽ ra giờ này em phải ở trường chứ, sao còn ngồi đây.

Em con bỏ học rồi – Mẹ nó nói. Nó nghe tưởng sét đánh ngang tai. Nó phải bỏ học, bỏ bao nhiêu công sức đi làm cho em được đi học. Nó nói như hét vào mặt con em. Con em còn hét lại to hơn.

- Chị thích thì đi mà học. Tụi nó nói em là đứa có ba như không, ba là người phá làng, phá xóm. Hét xong nó chạy một mạch mất hút ra ngõ.

Mẹ nó thở dài. Hôm rồi người làng, không biết là ai nói đến tai ba nó. Ba nó vì bênh con đi tìm nhà kia nói chuyện.

- Nhưng từ lúc ly thân đến giờ ông sống trong cái chòi ở cuối làng, ngủ thì thôi, dậy là đi nhậu, lê la khắp nơi, ai cũng sợ, ai cũng thấy phiền. Nên giờ đi còn chả vững, nói ai nghe, gây gổ người ta đẩy ngã nằm viện rồi. 

Mặt nó nghệt ra, không khóc, không mếu nhưng méo mó đến lạ. Thương ba, thương mẹ hay thương chính nó. Về đến nhà nó còn chưa kịp tháo cái ba lô ra khỏi vai. Một kiểu cảm xúc không diễn tả bằng lời được. Nó ngồi thụp xuống sân, nhìn quanh một cách vô hồn. Nhà cửa xơ xác, cái mái lá chỗ mục, chỗ dột, lâu lắm rồi đã ai sửa sang đâu, hàng rào cũng xơ xác..Đến mẹ nó cũng xơ xác, người phụ nữ mới hơn 30 mà nhìn không khác gì 50. Nó thương, thương lắm.

3

Nó ở nhà được một tuần, ba nó cũng đã ra viện cùng với số tiền lương nó mới đem về. Không nói, không rằng lại đi đâu rồi ấy, nó qua cái chòi ông ở tìm mấy lần vẫn không thấy đâu, chả ai biết ông đã đi đâu, mọi người ở đây cũng đã quen với cái việc lâu lâu ông lại đi biệt tích mấy ngày. 

Nó thở dài bất lực, nó không kéo được ba nó về, nó không thuyết phục được em nó đi học, nó ở đây cũng không biết làm gì phụ giúp mẹ nó… nhà có miếng rẫy thì cũng bán lâu rồi. Đi tiếp thôi, nhưng đi đâu, làm gì?

Sài Gòn, không, đó không còn là nơi hoa lệ trong mắt nó. Nghĩ đến nơi đó chân nó chùn lại không muốn đi. Nó muốn thay đổi.

Đà Lạt. Tại sao không? Đà Lạt cách nó có khoảng hơn 1 giờ đi xe khách, nó có thể về thăm mẹ thường xuyên. Nó sẽ đi một mình để khẳng định bản thân, chứ không phải đứng sau cái bóng của người bà con và ở cái nơi mà đã 4 năm rồi, chỉ hiu hắt ánh đèn đêm. Nghĩ là làm, nó nói với mẹ nó, mẹ nó ngập ngừng muốn giữ con, nhưng giữ nó lúc này khác nào nhốt nó, bà đã chọn cách lặng im. Nó hiểu, nó cũng không nói gì thêm. Nó đi.

Đà Lạt cũng đón nó bằng một cái nắng trưa không lấy gì làm dễ chịu lắm. Thêm cái giọng ồm ồm đầy sự mệt mỏi của bác tài xế.

- Bến cuối rồi, tất cả xuống đây nhé.

Nó chỉ biết đây là Đà Lạt, chứ cũng chả biết đây là chỗ nào của Đà Lạt, hình như là khu Hòa Bình hay Tùng Nghĩa gì đó, nó thấy mấy cái bảng hiệu bên đường ghi vậy. 

Người ta bảo ở đây gần chợ, gần Hồ Xuân Hương, chắc sẽ có việc cho nó. Nó đi, cứ thấy đường là đi, đi trong tâm trạng khấp khởi, đi trong trạng thái lâng lâng vì những điều nó đang được thấy, nó háo hức những điều mới lạ. Con bé đang vui, niềm vui giản đơn như chính con người nó. Nhưng ngẫm cho cùng cuộc sống thật biết trêu người, nó đi ngang trường học đúng thời điểm tan tầm. 

hanh_phuc_2

Các bạn, các em trạc tầm tuổi nó đang túa ra, ríu rít trong tà áo dài trắng nhẹ nhàng. Chỗ tụm hai, tụm ba đợi nhau, chỗ thì có bố đón, mẹ đón. Còn nó thì sao? Hình như nó cũng đang suy nghĩ gì đó. Mà cũng chẳng ai để ý nó đang suy nghĩ gì cả. Cái dáng nhỏ bé, gầy gò ấy tiếp tục đi. Nó cứ đi thôi, chứ cũng chưa biết sẽ đi đâu, tìm việc gì. Chưa cần biết, đi cách xa chỗ trường học ra một xíu đã. Đó là nói thế, chứ nó biết trong đầu nó đang có gì và nghĩ gì mà.

Nó cứ đi, không biết đã qua bao lâu. Nó giật mình bởi tiếng cười đùa rất lớn. Thì ra nó đang đi ngang chỗ người ta đang đóng hàng rau. Nó thấm mệt, nó buột miệng.

- Chị ơi, cho em xin miếng nước.

- Kia kìa em. 

Vừa nói vừa chỉ ra bình nước ở góc sân, còn không nhìn nó lấy một cái. Chị đang bận ghi ghi, chép chép cái gì đấy. Sau này mới biết chị tên Huế, người có thâm niên làm lâu nhất ở đây.

Nó ngồi đó uống nước nhưng mọi người ở đó dường như không ai bận tâm, cũng chẳng ai hỏi nó gì thêm. Mọi người có vẻ bận rộn nhưng vẫn không dứt tiếng cười, khác hẳn với chỗ nó đã làm trước đây. Tự dưng trong lòng nó dâng lên cảm giác khó tả.

- Chị ơi, em muốn xin làm được không ạ?

Hỏi xong tim nó đập nhanh hơn chờ đợi. Tự nhiên nó thấy không gian im lặng một cách kỳ lạ, rất nhiều ánh mắt đang nhìn nó. Nó hơi sợ. Cho đến bây giờ nó vẫn không nhớ ra nó đã được nhận vào làm bằng cách nào. Nó chỉ nhớ hôm đó mọi người đã hỏi nó rất nhiều, còn sợ nó là trẻ hư bỏ nhà đi bụi, vì nhìn tướng nó chẳng ai tin là đang đi kiếm việc làm.

Nói chung nó chỉ biết bây giờ nó đã có một công việc mới, có một người chị cùng chỗ làm rất quan tâm, chỉ bảo nó nhiều thứ. Nhưng mọi thứ đến với nó chưa bao giờ dễ dàng.

Nó đang run rẩy ngồi co mình trong góc.

Tiêu rồi, mới đi làm có mấy ngày tiền đâu đền cái xe – Nó lo lắng, suy nghĩ.

Nó sợ, sợ vì không có tiền, sợ mất công việc mà vừa mới tìm được. Nó quên mất là đầu gối nó máu vẫn đang rỉ ra, cổ tay thì đang sưng húp. Rồi nó nghe tiếng xe dừng ngay cửa nhà. Hồi hộp, lo lắng, nó nắm chặt vạt áo của mình, nước mắt ầng ậng trực trào ra hai bên khóe mắt. Sao đây, phải làm sao đây. Nhưng người bước vào không phải là người nó nghĩ, là chị làm cùng chỗ, cũng mới đi ship hàng về. 

hanh_phuc_1

Sao tự nhiên nó thấy khó chịu khi nhìn thấy chị, chị chả làm gì nó cả, chắc tại chị không phải là người mà nó đang chuẩn bị tinh thần nãy giờ…Chị thì đang lăng xăng kiếm đồ băng bó cho nó. Nó đang khó chịu với người quan tâm nó, một cảm xúc chẳng giận, chẳng thương.

Nó đang lan man trong đầu tìm lời giải thích thì một giọng nói đã phá vỡ bầu không khí. 

– Bị sao đây? 

– Anh bước vào từ lúc nào mà không ai để ý, không ai hay biết.

Với tông giọng bình thường, một câu ngắn ngủi mà nó nghe như một tràng sấm sét. Cơ thể nó bật chế độ sợ, lo lắng ban đầu. Chưa kịp nói gì thì chị Huế vừa quấn nốt cái gạc ở đầu gối cho nó vừa liến thoắng kể như bản thân chị là người bị vậy, rồi chị chỉ cái xe với phần áo, đầu xe vỡ tan nát, đèn thì đang nằm lủng lẳng một bên. Nó mếu không thành tiếng. Anh nhìn hết một lượt, hỏi han nó vài câu rồi nói.

Chị Huế chở nó đi khám, mua thuốc cho nó đi, cứ ứng tiền hàng ra trước đi mai em tính. À, với tối nay chị ở lại đây với nó, giúp nó.

- Sáng ơi. Mày vào bưng cái xe để lên vai tao, tao vác qua kia sửa lại. – Anh là thế, tếu táo trong mọi tình huống được.

Sáng là cái tay xế chạy xe tải của chỗ nó làm, cả ngày cứ lầm lầm lỳ lỳ, cạy mồm chả nói được một câu, hơn nó 2 tuổi. Nó chả ấn tượng gì với hắn.

Tuy lầm lỳ là vậy nhưng anh nói thế hắn vẫn hiểu. Hắn “dạ” một tiếng rồi vào dắt cái xe qua tiệm bên kia đường – không hẳn là dắt, mà kéo lê cái xe thì đúng hơn, vì cái cổ xe cong vòng, có bẻ lái được đâu.

hanh_phcu_7

Bản thân nó thì vẫn đang ngơ ra chưa hiểu chuyện gì! Đây là đâu? Tôi là ai?..Đây đâu phải là điều nó chuẩn bị tinh thần để đón nhận. Nó quen với cái việc, mỗi lần làm sai việc gì là bị chì chiết bất kể ngày đêm kia. Nó đã quen đến nỗi quên luôn mình đã gần 18 tuổi, chứ không còn là con bé 14 tuổi phụ bán hàng đêm. Nó cũng quên luôn đây không phải là con hẻm cạnh bến xe hàng mà nó đã phải làm việc hơn 4 năm qua.

Bây giờ nó mới thấy toàn thân đau nhức, cái đầu gối đau rát kinh khủng. Nhưng cũng cảm thấy có điều gì thật nhẹ nhõm trong lòng. Chả biết ngày mai nó sẽ phải đền cái xe thế nào, bao nhiêu, lương tháng này chắc bị trừ hết. Chả sao, vì ở đây nó vẫn được bao ăn, vẫn được quan tâm, nó cần vậy vì từ lâu lắm rồi nó không được vậy. Nó mệt mỏi và thiếp đi. Ngoài kia chị Huế vẫn đang oang oang hướng dẫn nó cái gì thì phải.

Nhưng mệt rồi, nó đã được cái quyền mệt, không nghe được nữa. Một con bé lạc lõng xứ người, ở cái tuổi mà lẽ ra nó phải được mặc áo dài đi học như bao đứa trẻ khác.

- Mập ơi… dậy đi. – Chị vẫn gọi nó thế. Vì nó mập như một que củi khô. Chị là vợ của anh, cũng là chủ ở kho này. Chị hiền lắm, luôn quan tâm mọi người. Dường như chẳng ai ghét được chị.

- Dậy ăn đi cho khỏe, chứ ra ngoài gió thổi mày bay mất bây giờ. – Chị vừa nói vừa cười. Rồi cho nó một ít đồ lặt vặt để chăm sóc vết thương.

Mà chính điều đó nó lại càng không thích chị. Vì chị mà anh không có chỗ cho nó, vì chị là vợ của anh. Nó ghen với người đang giúp đỡ nó. Nó cũng không giải thích được vì sao nó lại thích anh, vì anh vui vẻ, vì anh không giống với những người đó đã gặp, hay vì gì thì nó chịu không giải thích được. 

Nó mới chỉ ngấp nghé 18, cái tuổi mộng mơ dễ rung động. Nó biết nó thích anh là sai, anh chỉ thua mẹ nó có một tuổi, mà anh cũng chưa bao giờ có lời nói, hay hành động gì thể hiện là anh thích nó cả. Anh luôn tếu táo, vui vẻ với tất cả mọi người. 

hanh_phuc_8

Vậy mà thấm thoắt đã 2 năm trôi qua, nó cảm thấy hài lòng với chỗ làm này, nó quen việc, quen người. Cứ tưởng đời đã để nó bình yên cho đến mưa Đà Lạt chiều nay. Dòng suy nghĩ cứ miên man như cuốn phim quay chậm.

Dường như nó đã nghĩ ra điều gì đó, trong ánh mắt nó ánh lên một nghị lực phi thường. Phía bên kia hồ hình như đang có cầu vồng. Phải, là cầu vồng sau mưa. Là màu sắc, nhiều màu sắc chứ không phải ánh đèn đêm tẻ nhạt trước kia nữa. Về thôi, về với thực tại và đi tới, cuộc đời không được phép dừng lại. Phải thay đổi, mạnh mẽ lên, tích cực lên.

Mãi sau này nó mới biết, hôm nó dầm mưa, không phải một mình, có một người ít nói nhưng đã dầm mưa cùng nó, luôn phía sau nó, cách nó có vài bước chân thôi. Nó nhớ lại màu sắc cái cầu vồng hôm ấy. Là cầu vồng sau mưa. Và sau tất cả Đà Lạt vẫn mãi mơ mộng và yêu thương khi nhìn về phía trước.

© riêng một góc trời - blogradio.vn

Xem thêm: Cuối cùng em cũng có thể bước qua quá khứ để hạnh phúc rồi

Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.

riêng một góc trời

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top