Những lời nói dối của mẹ
2018-10-27 01:28
Tác giả:

Như thường ngày sau 5 tiết học mệt mỏi lao về nhà và quẳng chiếc cặp vào một xó ngồi vào bàn ăn cơm một cách ngon lành mà chẳng để ý đến mọi thứ xung quanh. Tôi quen với việc ăn cơm trưa một mình vì đi học về muộn bố mẹ không đợi cơm mà sẽ ăn trước sau đó phần tôi đồ ăn để khi đi học về thì ăn. Sẽ chẳng có gì phải nói vào một buổi sáng thứ 7, như thông lệ thì hôm đó có tiết sinh hoạt lớp nên tôi sẽ về khá muộn nhưng buổi học hôm đó cô chủ nhiệm có việc nên cho cả lớp về sớm.
Về đến nhà thì tôi thấy bố mẹ đang ăn cơm, khoảnh khắc tôi ngồi vào bàn ăn mới nhận ra rằng cả mâm cơm chỉ hai món rau và một khúc cá kho. Tôi nhận ra phần mà bố mẹ phần để cho tôi còn nhiều hơn phần mà bố mẹ ăn, khi đó tôi cũng hồn nhiên vô tư hỏi mẹ tại sao lại phần con nhiều thế? Mẹ chỉ bảo rằng mẹ với bố ăn không hết với cả bố mẹ ăn rau nhiều rồi nên để con phần nhiều. Đó là giây phút tôi nhận ra mẹ nói dối tôi, lời nói dối đầu tiên mà tôi biết được. Mẹ nói dối là muốn tôi không bận tâm về những điều đó, muốn cho tôi những phần ngon nhất, những thứ tốt đẹp nhất mà tôi không hề hay biết.
Lần thứ hai mẹ nói dối tôi là sau kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Suốt 3 năm cấp ba năm nào tôi cũng tham gia kỳ thi này và mẹ là người đồng hành cùng tôi. Sau buổi thi năm lớp 11 khi hoàn thành xong bài thi một cách chọn vẹn và vô cùng tốt, tôi bước ra cuối cùng khỏi phòng thi ra đến cổng tôi đã thấy mẹ lấp ló, đứng ngó nghiêng đợi tôi trên tay cầm chai sữa. Có lẽ mẹ lo lắng và sốt ruột vì mọi người đã ra gần hết rồi mà tôi vẫn chưa ra, thấy tôi ra đến cổng mẹ đưa tôi chai nước và hỏi thăm tình hình làm bài của tối thế nào có tốt không, uống được nửa chai nước rôi tôi mới mời bảo mẹ "Mẹ uống nước với con này". Nhưng mẹ chỉ lắc đầu kèm nụ cười và cái xoa đầu "Con uống đi mẹ không khát".

Tôi biết mẹ chỉ là muốn dành cho tôi uống cho lại sức sau hơn 150 phút làm bài thi căng thẳng vì tôi thấy đôi môi mẹ rất khô, nhưng mẹ nhất quyết vẫn không uống. Và một lần nữa tôi biết được mẹ nói dối tôi. Cứ mỗi lần phát hiện ra mẹ nói rồi tôi lòng tôi như thắt lại, mặc dù biết điều đó nhưng tôi không biết phải làm sao để mẹ bớt lo lắng.
Một lần khác là kỳ nghỉ Tết của năm học đại học đầu tiên. Khác với bạn bè quê gần thường xuyên về thăm bố mẹ, còn tôi nhà các trường hơn 450Km thì việc về quê thương xuyền là không hề có, không chỉ khoảng cách khó khăn mà còn về chi phí đi lại cũng rất tốn kém nên tôi không dám về. Kỳ nghỉ lễ 2-3 ngày mọi người đều tranh thủ về quê, chỉ có mình là lủi thủi một mình trong căn phòng.
Với lấy chiếc điện thoại gọi cho mẹ, "mẹ ơi, con được nghỉ lễ tận 3 ngày bạn bè con về quê hết rồi giờ mình con ở phòng thôi hay là con về quê mẹ nhé" tôi vừa dò hỏi xem mẹ có muốn mình về hay không vì tôi biết ở nhà bố mẹ cũng rất nhớ tôi. Và câu trả lời tôi nhận được là "nếu con muốn về thì về" câu nói làm tôi như muốn khóc lên nhưng vẫn cố kìm nén vì tôi biết rằng nếu tôi về bố mẹ sẽ vất vả thêm cho chi phí tiền tàu xe của tôi. Vậy nên tôi đành nói là sẽ ở lại đi chơi loanh quanh với ôn bài chứ không ể nhà nữa.
Ngày về quê nghỉ Tết, tôi nghe loáng thoáng qua hàng xóm tôi mới biết rằng nhiều lần cuối tháng tôi gọi điện báo hết tiền là mẹ lại chạy đôn chạy đáo sang nhà bác cả để vay tiền. Vậy mà mỗi lần tôi gọi về cũng chỉ nhận được một câu nói quen thuộc "Con cần bao nhiêu mẹ gửi, con cứ chi tiêu hợp lý hết mẹ lại gửi cho đừng tiết kiệm quá, ở nhà bố mẹ vẫn lo được" sau cái từ bố mẹ lo được đấy là một câu chuyện vay mượn. Tôi tưởng tưởng ra mỗi lần tôi gọi về là một lần bố mẹ lo lắng không biết tháng này lấy đâu tiền ra cho thằng út và tôi cũng tưởng tượng ra bữa cơm của bố mẹ tôi hàng ngày gồm món gì?
Đỉnh điểm nhất là khi tôi học năm 2, mẹ tôi ngất vì cơ đau dạ dày và phải nhập viện điều trị một tuần liền. Vậy mà mẹ vẫn gọi điện cho tôi bảo mẹ ở nhà vẫn khỏe con không phải lo lắng gì cả. Mẹ tôi cứ thế cứ nói dối tôi hết lần này tới lần khác.

Mẹ à, nơi con sinh sống và học tập con thấy và những dịp sinh nhật, dịp 20-10 những người phụ nữ nơi đây họ sang trọng, lộng lẫy bằng những bộ váy đắt tiền. Họ được chồng, con dẫn đi ăn một nơi sang trọng có rượu vang có bó hoa tươi và một mòn quà giá trị. Nhìn họ mà con thấy ghen tị mẹ à, mẹ con quanh năm chẳng có nổi một bộ đồ mới, bữa ăn chẳng đủ no thì nói chi đến việc ăn tại một nhà hàng.
Nhưng mẹ à, mặc dù mẹ của con không váy vóc sang trọng, sinh nhật ngày lễ không đèn chắng nến, chẳng hoa cũng chẳng tiệc tùng, nhưng mẹ là mẹ của con là người phụ nữ tuyệt vời. Con hứa sau này mẹ sẽ không phải dối con vì những điều như trước đây nữa, con sẽ nỗ lực đề bù đắp những tháng ngày cực nhọc vì chúng con.
Ngày 20-10 những năm trước con nhắn tin gửi lời chúc mừng đến các cô, các chị và các bạn trong lớp, con đăng nhưng lời chúc mùi mẫn trên mạng xã hội nhưng tuyệt nhiên con lại không đủ mạnh dạn để nhắn cho một một lời chúc. Con có thể dễ bài tỏ tình cảm của mình với những người xung quanh bạn bè con, nhưng với mẹ tại sao con lại thấy khó như vậy. Năm trước con đã thật hạnh phúc khi nhắn tin gửi lời chúc tới mẹ và nói con yêu mẹ. Mẹ à con yêu mẹ, con không còn khó khăn khi muốn thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ như trước đây nữa, vì con biết chẳng người phụ nữ nào yêu con hơn mẹ, chăm lo cho con hơn mẹ cả.
Sau tất cả con chỉ muốn nói rằng con yêu mẹ rât nhiều, cảm ơn cuộc đời đã cho con sinh ra là con của mẹ.
P/s: Gửi lời nhắn nhủ tới bạn đọc, bạn có đã từng như tôi không, dẽ dàng thể hiện tình cảm, nhắn tin gửi lời chúc đến mọi nhưng nhưng với mẹ thì tuyệt nhiên thấy rất khó. Tin tôi đi, nếu bạn không thể nói trực tiếp thì hãy bắt đầu bằng việc nhắn tin, rồi bạn sẽ nhận ra việc nói lời yêu thương với mẹ chưa bao giờ là khó khăn cả. Mẹ mình mà mình chẳng nói được lời yêu thương thì bạn sẽ nói lời yêu thương với ai.
© Chipcoi06 – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!
Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?