Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ngoắc tay cho sự tin tưởng và hi vọng!

2013-07-11 08:31

Tác giả:


Truyện Online - Tôi không thực sự hiểu công việc của một bác sĩ đa khoa cho tới khi tôi trở thành một người như thế. Họ luôn bận rộn với các ca phẫu thuật, những tên bệnh quen thuộc với những bệnh nhân xa lạ từ khắp nơi đổ về. Đôi lúc họ mệt mỏi, họ muốn từ bỏ, họ muốn nghỉ ngơi, nhưng chính lương tâm lại không cho họ làm thế vì họ biết, đâu đó luôn có người cần họ...

Là những bác sĩ yêu nghề, bố mẹ tôi giống họ. Tình yêu được vun đắp bởi gia đình hai bên, bởi những bác sĩ, bệnh nhân nơi họ đã chăm sóc, nó lớn lên cùng tình yêu nghề, sự thấu hiểu của những người trong nghề với nhau. Và đó là sự ra đời của tôi – thằng con trai 24 tuổi, bác sĩ tương lai của phòng cấp cứu bệnh viện thành phố.

- Nhất Nguyên này, chỗ mẹ có một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, cô ấy đang trong giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, nếu không phẫu thuật sớm e sẽ khó qua khỏi. Hiện tại, bố mẹ cần đi đàm phán với một số nhà tài trợ để phẫu thuật cho cô gái ấy và bệnh viện lại không có đủ nhân lực để chăm sóc đặc biệt. Con có thể giúp bố mẹ để ý tới cô gái được không? Chỉ cần sáng ra đưa cô đi dạo quanh khuôn viên bệnh viện, tối lại ngồi cạnh cho cô ấy ngủ thôi. Mẹ không nghĩ ra ai nên mới nhờ con, trong thời gian chờ đi làm, con rảnh thì giúp mẹ nhé! Mẹ của con!

Email thứ n mà gia đình tôi trao đổi với nhau trong gần 10 năm qua, nói là trao đổi, nhưng nào có nhiều nhặn gì, chỉ là những email thông báo công việc, cần sự giúp đỡ từ tôi của bố mẹ khi bệnh viện gặp khó khăn. Tôi cài đặt chế độ trả lời tự động, đủ để bố mẹ hiểu rằng tôi đã nhận được mail, còn nếu giúp đỡ được thì tôi sẽ trả lời lại bằng tin nhắn.

Lần này tôi nhận lời, vì phần tôi đang trong thời gian nghỉ dưỡng, phần vì tôi muốn được tiếp xúc dần với bệnh nhân để quen hẳn cái môi trường bệnh viện ở quê nhà. Mẹ rất mừng khi nhận được câu trả lời của tôi, bà cùng chồng kịp chuyến tàu sớm nhất đến nơi họ phải đến. Bà cũng không quên gửi tặng tôi cùng cô gái những bông hoa bách nhật của phiên chợ hoa sớm.

- Chào cô, tôi đến thay sự chăm sóc của bà Khiết Vân. Cô có muốn ra ngoài không?

- Chào nhóc!

Người con gái nằm trên giường bệnh, khẽ qua đầu lại nhìn người con trai trưởng thành đứng đối diện. Nụ cười rạng rỡ trên khuân mặt nhợt đi vì bệnh tật.

-  Em có nhớ chị không Nhất Nguyên?

- Ơ, chị là ai, sao biết tôi!

- Vậy ra, thời gian và khoảng cách em đã quên chị rồi, à, một phần do kiến thức Y học lấp đầy bộ nhớ của em nữa chứ. Em ngồi xuống đi, hôm nay không có gió, chị không muốn ra ngoài, em có thể ngồi nghe chị kể một câu chuyện không?

Tôi im lặng và như ngầm hiểu, chị bắt đầu kể. Câu chuyện bắt đầu nhẹ nhàng như một câu chuyện cổ tích mà chưa bao giờ tôi được nghe.

“Đó là một sáng mùa hè của nhiều năm về trước, ngày chị không còn là học sinh cấp ba nữa, ngày duy nhất trong những năm tháng tươi đẹp ấy chị được mặc áo dài. Thế nhưng chị lại chẳng có một mẩu xe ôm, mặc áo dài rồi lại lóc cóc đi xe đạp đến trường. Và rồi, chị tóm được một thằng bé!

-    Này nhóc, em biết đi xe đạp không?

-    Em biết một chút, nhưng lâu rồi không đi.
-    Thế nào cũng được, em có thể nghỉ một buổi học và trở chị lên trường dự bế giảng, rồi chờ lai chị về không? Em biết đấy, chị không thể tiếp tục đi xe đạp với đôi giày 15 cm và cái áo dài dài thùng thình này được

-    Giúp chị, em được gì?

-    Thằng này, chị sẽ mời em đi ăn kem, nếu thích, chị cho em mượn xe đạp, nghỉ hè rồi, có xe, em tha hồ đi chơi.

-    Chị không sợ em lấy à, dân thành phố hay trộm đồ lắm.

-    Em dám lấy à? Thôi trở chị lên trường nhé, chị sắp muộn rồi.

Lần đầu chị và cậu bé gặp nhau như vậy, tình cờ và bất ngờ. Thằng bé đưa chị đến trường, chờ chị bế giảng, rồi lại lai chị về, những vòng quay đầu tiên còn loạng choạng, nhưng rồi vững trãi và an toàn. Chị ngồi sau lưng thằng bé, tay thì giữ áo dài, tay thì cầm áo nó, hong gió cho khỏi mồ hôi, miệng thì hát nghêu ngao mấy bài linh tinh chẳng rõ lời. Thằng bé ít nói, đôi lúc gật gù với những bài chị hát, khuôn mặt không rạng rỡ cũng không lạnh lùng, một sự bình thản đến đáng sợ.

-    Thả chị ở đầu ngõ, em tự đi bộ về, đây là số điện thoại của chị, từ giờ chị thất học nên khi nào em muốn đi ăn, hay muốn chị bồi thường vụ hôm nay thì gọi nhé. Cảm ơn em thật nhiều. Chị về đây, hẹn gặp lại nhóc!

Thực ra chị biết thằng bé lâu rồi, từ ngày chị lên đây trọ học ý. Chị là cô học sinh cấp 3, tỉnh lẻ lên thành phố, bố mẹ tin tưởng nên luôn ủng hộ và đáp ứng những điều chị muốn. Chị thuê trọ ở gần nhà thằng bé, khung cửa sổ của chị có thể nhìn thẳng vào cái cổng sắt cao to của nhà thằng bé. Mỗi sáng, cái cổng ấy mở ra, thằng bé cùng người bảo mẫu đi ra điểm đón xe của trường, chiều về, nó thường tự về và đứng lâu trước khi gõ cửa. Chị chỉ bắt gặp cảnh tượng ấy khi những kì thi bắt đầu, thời gian học và ôn thi được đổi cho nhau, chị ở nhà nhiều hơn và ngồi vào cái bàn cạnh cửa sổ nhiều hơn. Chị đã khóc khi nhìn thấy trên khuôn mặt thằng bé có hai hàng nước.

Trời mùa đông, mới 5h nhưng những khoảng tối nhanh chóng bao trùm lấy nó, cái bóng thằng bé liêu xiêu, cô đơn đến hiu quạnh. Chị chẳng làm gì cả, chỉ đứng đấy, nhìn thằng bé, nghĩ về những đứa trẻ con khác trong thành phố, những đứa trẻ con sinh ra từ miền quê nhưng chị, và chị khóc. Cứ thế nước mắt tuôn trào, cho sự khác biệt giàu nghèo, cho sự thiếu thốn yêu thương, cho những con người đáng thương nơi mùa đông thành phố.



-    Chị có biết chơi bi không?

-    Tất nhiên là có rồi, ngày xưa chị chơi giỏi lắm đó. Nhưng mà em là đứa nào, sao gọi điện chưa xưng tên tuổi đã hỏi rồi thế hả.

-    Em là Nhất Nguyên, cứu tinh của chị hôm trước, giờ em muốn đi chơi bi, chị ra trước cửa nhà em nhé, em đang xoáy lỗ rồi, có bi rồi, chỉ cần chị ra nữa thôi.

-    Em ra lệnh cho chị à?

-    Giống như chị đã làm với em hôm trước thôi, em ghét sự thất hứa và chậm trễ, cho chị 10 phút.

…… tút… tút… tút.

Thằng bé rụp máy mà không hề biết một con quỷ giận dữ gào thét trong chị, cảm giác bị trẻ con dắt mũi thật chẳng nhẹ nhàng gì. Ấy thế mà chị vẫn ra, vẫn nghe “mệnh lệnh” của nó như quyết định của Hiệu trưởng.

Lâu rồi chị mới chơi bi, không ngờ mình vẫn chơi khá như vậy. Hai chị em đứa đứng đứa bò, lăn lộn, hò hét mỗi lần bị sắp vào lỗ, chị còn dở trò thổi thổi cho bị lăn lỗ nhanh hơn, cái trò ngày xưa anh chị suốt ngày gian lận. Thằng bé nói đó là lần đầu tiên nó được chơi bi thực sự, ngày trước mỗi lần về quê, nó chỉ được đứng ngoài nhìn các anh em họ chơi, họ không cho nó chơi vì nói nó là trẻ con thành phố, làm sao biết chơi. Về nhà bố nó mua cho  nhiều trò chơi bằng mô hình, và nó cứ thế, chơi với cái máy rô-bốt không biết trò chuyện.

Chị lặng thing nghe nó kể, ngắm khuân mặt lấm len bùn đất cùng mồ hôi của nó, lây cái nụ cười tươi đến siêu lòng mỗi khi nó nhe răng. Chị kể cho nó những trò trẻ con bọn chị vẫn chơi, chị nói chị tự hào sinh ra và lớn lên ở nông thôn, nó bướng bỉnh cãi lại: “em biết chị sướng rồi, sinh ra ở nơi tuyệt như vậy, cơ mà đừng coi thường bọn em chớ, đứa khác không biết, chứ mấy cái trò ấy em cũng chơi suốt, chỉ khác là trên mô hình thôi” Rồi nó cười, nụ cười rạng rỡ trong nắng chiều khi mặt trời xuống núi.

Bọn chị cứ thế thành thân, mùa hè chị xin phép bố mẹ cho nó về quê chị chơi. Bố mẹ nó đồng ý, bởi nhiều lí do mà có lẽ đứa con gái mới lớn như chị cũng chưa thể hiểu hết. Bọn chị như chị em gái ruột ấy, đi đâu cũng có nhau, nó ngoan ngoãn và dễ bảo, hay nó hay cười, chứ không còn vẻ mặt đăm chiêu khó gần như những buổi chị trông thấy em trước cánh cổng lớn. Mùa hè kết thúc nhanh như khi mới bắt đầu, ngày cuối ở nhà chị, em thì thầm: “Em muốn ở đây chị à, em không muốn về thành phố, chị xin bố mẹ cho em được không?”. Chị lặng im một lúc, rồi trả lời: “Để mai chị nhờ bố mẹ xem thế nào nhé, rồi chị trả lời em, được không?” “Vâng, chị hứa nhé” “Ừ chị hứa”. Rồi chị em ôm nhau ngủ trong cái nóng tháng 6.

Ngày bọn chị trở lại thành phố, chị xa nhà đã quen nên cảm giác cũng không đến nỗi tệ lắm, quay qua thằng nhóc, thấy nó nhìn vào ngôi nhà của tôi với sự tiếc nuối vô hạn, nó nói với lại: "Con sẽ trở lại, sớm thôi, hai bác sẽ đón con nhé”. Bố mẹ chị gật đầu cười hiền, thằng bé buồn lắm, nhưng nó không khóc, nó cố tỏ ra mạnh mẽ với chị. Dọc đường về bọn chị im lặng, nó mải miết với suy nghĩ đâu đó về quê hương chị, còn chị thì nghĩ xem làm sao thực hiện lời hứa của mình, vì với một gia đình như gia đình em, để em chuyển về quê chị học là điều khó có thể thực hiện”




Ngồi nghe câu chuyện của chị, tôi nhớ lại những sự việc đã xảy ra trong cuộc đời tôi suốt 10 năm vừa qua, vụn vặt và vỡ tan. Sau cái ngày về thành phố ấy, tôi mới biết bố mẹ tôi gặp khó khăn trong việc mở bệnh viện, mẹ tôi là con nhà giàu, nhưng kiến thức chuyên ngành ít hơn bố, mẹ muốn nhanh chóng thực hiện ước mơ của mình, trong khi bố tôi lại muốn chuẩn bị thêm thời gian nữa cho mọi sự hoàn hảo. Tối hôm ấy, bố mẹ tôi cãi nhau, trong lúc to tiếng, mẹ mắng bố “chỉ có kinh nghiệm thôi mà anh cũng đòi làm sao? Không có tiền của tôi thử xem mấy năm nữa anh mới làm được, không làm được thì về quê đi!”. Đến lúc này thì bố tôi thực sự giận, cơn giận của người đàn ông hiền lành nhưng cục tính lên đến cực điểm. Bố vào phòng, hỏi tôi có muốn đi cùng bố về quê không hay ở lại thành phố với mẹ. Nghe đến về quê, không hiểu sao tôi đồng ý liền, có lẽ sau tháng hè ở nhà chị, cái khao khát thoát khỏi thành phố với tôi lớn dần lên và tôi quyết định đi theo bố. Chúng tôi lên đường ngay tối hôm ấy, và đón bình minh nơi bố tôi đã sinh ra, và tôi tự nhủ mình sẽ bắt đầu những tháng ngày tươi đẹp từ đây.

Nhưng sự thật luôn trần trụi hơn tưởng tượng, về quê, bố gửi tôi lên trường huyện, vẫn là sáng đi tối về nhưng thay vì đi xe buýt như ở thành phố, tôi phải tự đạp xe, 10 cây số để đến trường. Bố thì vùi mình vào những công việc cực nhọc để kiếm tiền làm vốn. Chúng tôi ở với bà nội, bà nấu ăn và giặt quần áo cho bố con tôi, chúng tôi ít nói chuyện vì phần bà nghễnh tai, phần ai cũng mệt mỏi với ngày dài, lại ít mối quan tâm chung nên câu chuyện đứt gãy giữa bữa cơm chiều tạm bợ. Những tháng ngày cuối cấp 2, tôi vùi đầu trong học vì bố nói, đã xoay đủ tiền cho tôi đi du học ngành y và kinh tế ở nước ngoài, bố đã liên hệ xong thủ tục, chỉ cần tôi cố gắng hoàn thiện kết quả và kết thúc học ở trường. Tôi quay cuồng với dự định của bố, nỗi nhớ về người chị mà có lẽ giờ chị còn giận tôi nhiều lắm vì khi đi tôi chẳng kịp báo chị một câu. Là một đứa trẻ 15 tuổi, tôi không chắc mình có bị già trước tuổi không nữa, nhưng những cái thuộc về tuổi thơ với tôi sao quá xa vời.

Và mùa hè cũng đến, tôi cùng bố lại vội vàng lên đường, đến vùng đất mới mà sự lạc lõng, cô quạnh còn hơn cái thành phố tôi đã từng gắn bó. Tự dưng tôi nhớ thành phố ấy, tôi nhớ chị, người chị gái đầu tiên và duy nhất tôi có, nhớ lời hứa chị chưa thực hiện, nhớ sự vô tâm của tôi. Nhớ! Tôi nhớ tất cả những cái thuộc về tuổi thơ ấy!

10 năm trôi qua, giờ nhìn lại tôi cũng không biết nhanh hay chậm nữa. Thời gian là vậy, khi đi qua nó, bạn thấy sao nó trôi nhanh thế, còn khi nhìn vào tương lai, bạn lại cứ thầm rủa, sao nó trôi chậm vậy, mãi không cho bạn đến tương lai. Nhưng thực ra thời gian vẫn trôi đúng quy luật, 24 tiếng 1 ngày, 365 ngày 1 năm, chỉ là do cảm xúc của con người khi vui khi buồn nên cứ đổ lỗi cho thời gian vậy thôi. 10 năm trong tôi có nhiều sự thay đổi. Bố mẹ đã hòa thuận và cùng chung sức xây dựng bệnh viện, tôi đã tự đứng vững một mình trên đôi chân ấy. Tình cảm gia đình tôi không quá nồng thắm, vì vốn ngày xưa đã vậy, giờ thêm công việc của bệnh viện, những người bệnh xa lạ đã gạt tôi – đứa con trai duy nhất ra khỏi sự quan tâm của bố mẹ. Nhưng dù sao, suốt những năm tháng qua, tôi đã quen rồi, nên chẳng còn buồn mỗi khi có người hỏi về gia đình, tôi chỉ trả lời ngắn gọn “Bố mẹ em bận công chuyện của nhà nước” cùng nụ cười nhạt để họ tin tưởng điều tôi nói. 10 năm, đủ để một con người trưởng thành trong môi trường thiếu thốn yêu thương.

Chị ngừng một lát, nói muốn uống nước và nhìn ra xa xăm nơi cửa sổ có gió, nhưng tôi không chắc chị nhìn thấy lá rơi vì đôi mắt bưng kín. Tôi lặng thing và chị tiếp tục kể.

“Chị cũng không nhớ rõ nữa, nhiều sự kiện xảy ra quá, chị cũng quên đi khuôn mặt của cậu nhóc ấy, không biết giờ cậu nhóc ấy đã thế nào nữa, chắc đẹp trai lắm, và nụ cười không biết đã rạng rỡ lên nhiều chưa.

Em không biết thôi, cậu nhóc đó có nụ cười đẹp cực, cười tươi như cầu vồng sau mưa ấy.”

Bỗng dưng chị cười, nụ cười đẹp nhưng ẩn chứa nỗi buồn, nụ cười đấy đủ để tôi hiểu cảm giác của chị trước những lỗi lầm của tôi.

- Chị kể đến đâu rồi nhỉ, à, cái ngày chị quay lại nhà cậu nhóc, chị gặp mẹ cậu ấy, nói hãy cho em nó về quê chị, bố mẹ chị không giàu, cũng không đòi hiểu nhiều, chỉ cần bố mẹ cậu nhóc chi trả những khoản phí học hành, còn bố mẹ chị sẽ nuôi cậu nhóc vì bố mẹ chị rất quý cậu nhóc. Nhưng mẹ cậu nhóc gạt đi, nói “cháu cứ nghĩ cuộc sống màu hồng ấy nhỉ, giờ cô còn bao nhiêu việc phải lo cho cái bệnh viện, việc học của em nó, cháu cứ mặc gia đình cô, cô đã đóng tiền học cho nhà trường trong cả bốn năm rồi, đâu thể nói rút là rút được. Cháu về đi nhé, rảnh rỗi thì sang chơi với em là cô mừng rồi. Cảm ơn cháu”. Vậy đấy, thế là lời chị hứa đã không thực hiện được, sau ấy, có lẽ vì thất vọng nên thằng bé đã theo bố về quê nội, ở nơi xa xôi nào đó mà nó không thể hoặc không muốn liên lạc với chị. Chị buồn mất nhiều ngày sau đó, thỉnh thoảng chị vẫn đi chầm chậm qua cổng nhà nó, ngắm lại mấy cái ảnh chụp với nó ngày xưa, làm cho nó cái con quay mà đã hứa dạy nó chơi… Chị nhớ cậu nhóc đó, chị nhớ tất cả những gì đã làm lên kỉ niệm của hai chị em, chị đã từng ước, nó là em trai chị chứ không phải con một trong gia đình kia.

Một lần, chị thẩn thơ trước cổng nhà thằng bé, định nhờ mẹ cậu nhóc chuyển cho nó món quà chị làm, nhưng cứ nghĩ mãi có nên làm hay không và cuối cùng bị mẹ thằng bé bắt gặp. Bà mời chị vào nhà, uống nước và nhìn chị một lúc, cứ như thể chị là đứa con rơi của bà lâu ngày gặp lại. Rồi bà òa khóc nức nở trước đôi mắt ngạc nhiên của con bé  xa lạ là chị. Rồi bà kể, bà cũng rất yêu nó, bà cũng nhớ nó, nhưng vì công việc, vì ước mơ dang dở mà bà chấp nhận đánh đổi nó để thực hiện. Đã gần một năm kể từ ngày bố con nó chuyển đi, đêm nào bà cũng khóc cho tới khi lịm vào giấc ngủ, bà gạt nước mắt, “có lẽ đó là cách tốt nhất đi vào giấc ngủ của bác cháu ạ”. Chị chỉ lặng thing nghe, cũng chẳng nói được gì vì đâu biết nói gì. Rồi chị cùng bà vào bếp nấu ăn, những món ăn đơn giản nhưng có chút gì đó mới lạ, cảm giác như con gái và mẹ cùng vào bếp, nó khiến chị nhớ mẹ chị, nhớ những ngày xưa ở nhà, nhớ cảm giác đi học về tự nấu cơm, tự ăn ở phòng trọ 10m2. Và cũng rất dở hơi, nước mắt chị rơi, đến lúc ấy, một luồng cảm xúc không tên tuôn trào và cuộn quanh hai con người cô đơn, đưa họ đến miền cảm xúc mới có một chút gọi là hạnh phúc gia đình.

Sau ngày hôm đấy, cuối tuần chị sang nấu cơm cho bà, thỉnh thoảng bà mua cho chị những bộ quần áo mới, không hẳn lớn như tình mẫu tử nhưng cũng không nhạt nhòa như tình xã giao. Chị và người đàn bà ấy gắn kết với nhau qua hình ảnh và tình cảm với một cậu nhóc.

Cứ vậy thôi, tình cảm như vậy cũng gần 10 năm, chị chia sẻ với bà mối tình đầu và những chuyện vụn vặt của trường lớp, bà kể với chị nỗi nhớ cậu nhóc và vất vả công việc. Hai con người, hai thế hệ nhưng cùng chung điểm dừng là chốn yêu thương. Những ngày rảnh rỗi không về quê được chị giúp đỡ bà công việc nội trợ và những việc vặt trong bệnh viện, chăm sóc bà khi ốm đau, mệt mỏi như người mẹ ở chốn quê nhà.




Có lẽ vì thế, khi biết chị mắc bệnh này, bà đã cố gắng tìm cách chữa trị cho chị dù có thật nhiều vất vả.”

Chị ngừng lại, ngấp một ngụm nước và hỏi: “Em có thấy mình trong câu chuyện không Nhất Nguyên?”

Tôi giật mình, có lẽ tôi đã nhận ra được nhiều điều mà không dễ dàng nhìn thấy qua câu chuyện của chị. Tôi trả lời: “Em chỉ nhớ một người chị với đôi mắt một mí nhưng không gian, chuyên gia bắt nạt em, mắng em như em trai chị ấy thôi, chị có biết người chị ấy không?”

Đôi mắt chị như ngạc nhiên trong bóng tối, sự vui mừng trong ngày hội ngộ: “Chị chính là người chị đó đấy, em muốn làm gì chị nào?”

“ À, em chỉ muốn ôm chị ấy một cái thôi, vì em nhớ chị ấy nhiều lắm”

Và thế là chị em tôi ôm nhau, cái ôm của yêu thương, của giận hờn, của xa cách dường như đã quy lại hết ở đây. Rồi chị em tôi cười, cười to, cười như mình vừa bay từ trên trời bay xuống.

“ Bệnh chị nặng lắm không?

Có khả năng không nhìn thấy? Nhưng như mẹ em nói, nếu chị có niềm tin thì phẫu thuật sẽ thành công!

Thế chị có niềm tin không?

Chị không biết, chị không muốn người yêu chị vất dù anh đấy đã nói, sẽ đi cùng chị qua bóng tối này, nhưng chị không chắc, bản thân mình có làm được không.

Thế chị hứa với em một việc được không?

Việc gì vậy, lúc nào em cũng bắt chị hứa, chị sợ hứa rồi không thực hiện được sẽ làm em thất vọng!

Chị hãy hứa là sẽ ngắm khuôn mặt đẹp trai của em dưới nắng chiều đi!

Hả, chị chịu em rồi.

Chị hứa đi, giờ em đẹp trai lắm, chị không biết mấy cô y tá ngoài kia đang nhìn chị với ánh mắt nảy lửa à?

Ôi, chị muốn đánh em một cái quá, học đâu kiểu tự tin thái quá vậy.

Tại chị không dạy em đó, nào, hứa với em đi. Em muốn thấy đôi mắt một mí nhưng không gian của chị.

Này, cái gì đấy, được, chị hứa, phải nhìn thấy bản mặt đáng ghét của em!”

Ngoắc tay! Cái ngoắc tay của sự tin tưởng và hi vọng!

  • Gửi từ thảo - thaonhohluk37@: "Những con người, do vô hình hay hữu ý, gắn bó với nhau, san sẻ với nhau những điều tốt đẹp trong cuộc sống"

Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn.



Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mây đợi ai nơi ấy

Mây đợi ai nơi ấy

Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.

Giá như...

Giá như...

Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.

Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985

Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985

Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.

Crush

Crush

Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.

Người thầm lặng 20/10

Người thầm lặng 20/10

Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.

Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?

Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?

Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.

Lá thư tình không gửi

Lá thư tình không gửi

Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.

Tình yêu: Một bản giao hưởng của tâm hồn

Tình yêu: Một bản giao hưởng của tâm hồn

Khi ta yêu, ta học cách chấp nhận không chỉ những điều tốt đẹp mà cả những điều chưa hoàn hảo ở đối phương. Tình yêu không yêu cầu chúng ta phải hoàn hảo; nó chỉ cần ta chân thành. Sự chân thành chính là nốt nhạc chính, là nhịp đập của bản giao hưởng ấy.

Theo bạn, như thế nào là ổn định?

Theo bạn, như thế nào là ổn định?

Cuộc sống đôi lúc yêu cầu chúng ta ổn định, không chỉ vì bản thân, mà còn vì trách nhiệm và những người ta yêu thương. Đôi khi, ổn định giống như một bến đỗ, nơi ta tạm nghỉ ngơi sau những sóng gió.

Mùa đông – 2017

Mùa đông – 2017

Sunny là niềm an ủi duy nhất trong cuộc sống đầy khó khăn của cô. Mỗi tối, cô cùng con trai chơi đùa, kể chuyện, rồi khi Sunny ngủ say, cô lại ngồi một mình bên cửa sổ, nhìn ra ngoài trời tuyết rơi và nhớ về quá khứ.

back to top