Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nếu có thể, nó vẫn ước nhà nó giàu có…

2024-07-20 16:45

Tác giả: Cynkeii


blogradio.vn - Tuệ Lan bèn đi vào phòng ba mẹ, nơi có tủ thuốc. Nó lục tìm chai dầu trong đống thuốc xanh đỏ đủ loại: đây là thuốc đau mỏi vai của ba, thuốc tê bì chân tay của mẹ, thuốc đau họng, cảm cúm mỗi khi trái gió trở trời… Nó lặng người một lúc lâu…

***

Tuệ Lan. Một cô bé chân ướt chân ráo bước lên cánh cổng trường cấp 3. Trường làng cấp 2 của nó có cả trăm người, nhưng chẳng một ai cùng lớp với nó cả. Cảm giác lạ lẫm trước môi trường mới cùng vẻ tự ti, ngại giao tiếp khiến nỗi khiếp sợ của nó tưởng như sắp xây được rào chắn khổng lồ. Nó lo sợ thị trấn này rộng lớn quá sẽ chẳng có chỗ để nó nương náu. Tuệ Lan cũng chẳng tâm sự với ai, kể cả mẹ về nỗi lo sợ thường trực này. Một phần cũng vì mẹ nó đi làm về muộn quá. Tuệ Lan bảo: Tuệ Lan hiểu mẹ, thương mẹ vất vả nên chẳng muốn mẹ muộn phiền về mình. Cũng vì thế mà bấy lâu nay, bao nhiêu nỗi buồn, nỗi đau, những thương tổn dù lớn nhỏ nó đều tự gánh chịu, băng bó, chữa lành. Chẳng ai biết đằng sau một cô bé ngây ngô, hay cười tươi như thế lại đầy những vụn vỡ, hay nghĩ suy về chuyện gia đình.

Mẹ nó đi làm công nhân cả chục năm nay, ba nó làm bốc vác hàng hoá, bữa này bữa kia. Có thời gian mấy tháng trời ba thất nghiệp, chẳng có việc. Tuệ Lan là con thứ trong nhà, trước còn có một anh cả nhưng đã mất từ hồi Tuệ Lan lên ba. Ba người sống trong căn nhà ba gian xập xệ, cứ mùa mưa bão là rột nát cả mái, nằm đêm ngủ mà nước cứ rớt từng giọt, ướt cả chiếu. Mãi khi Lan lên lớp 7, ba mẹ mới cố vay mượn để làm một căn nhà, không quá lớn nhưng cao ráo hơn. Đến bây giờ số nợ ấy vẫn chưa được trả hết.

Một năm trước, vào đúng ngày sinh nhật của nó, trước kì thi chuyển cấp cần có máy tính để đăng kí thi. Máy tính từ lâu đối với Tuệ Lan đã là một niềm ao ước, một thứ quá xa xỉ đối với gia đình nó. Lan mở lời với bố, nhưng chẳng hiểu sao hôm ấy ông giận vì chuyện gì mà to tiếng với Lan khiến nó giật nảy mình vì sợ. Ba quát Lan sang nhà chú Thắng mượn máy của chị Chi hơn Lan 1 tuổi. Lan chạy vào phòng đóng cửa oà khóc, nước mắt cứ ứa ra chẳng thể nào ngăn được. Nhưng Tuệ Lan khóc chẳng bao giờ ra tiếng cả, và cũng chẳng ai hay, là nó đang khóc. Nó buồn vì hôm nay là sinh nhật, buồn vì gia cảnh, vì sự to tiếng của ba, vì miếng cơm manh áo khó khăn với nhà nó quá. Và như mọi lần, nó cũng chẳng tâm sự với ai cả.  

Trở lại thực tại khi đã vào lớp 10 cả tháng trời, Tuệ Lan vẫn chẳng tìm thấy sự kết nối với mọi người. Nó ngồi ì trong lớp, chẳng đi đâu chơi. Thế giới đối với nó chỉ vỏn vẹn 2 ô gạch nơi góc lớp cùng chiếc điện thoại dùng lại của người anh họ. Ngoài giờ học, nó chỉ biết cắm mặt vào đó, vờ như mình bận rộn lắm để chẳng ai để ý; mà thật ra ngoài việc đó, Lan cũng chẳng biết làm gì nữa cả. Chiều hôm ấy trở về với chiếc cặp nặng trĩu, nó rú ga đi thật nhanh, như thoát khỏi sự xô bồ của thị trấn nọ, nơi nó chẳng thuộc về. Lòng nó cứ vẩn vơ về câu toán ban sáng, chẳng dám giơ tay phát biểu dù biết đáp án cuối cùng… Hoàng hôn cuối ngày dần buông xuống, những đám mây hồng hồng và cả đàn chim tất tả bay về phương nam cứ dần xa, xa mãi cũng chẳng gỡ hết sự rối bời của lòng người. Trời vẫn sáng mãi đến khi Lan về nhà hẳn.  

Nó lại lững thững sách cặp vào trong phòng, ba mẹ vẫn chưa về. Bật chiếc bóng sợi đốt ở bàn học nhưng phải mấy giây sau ánh điện mới sáng. Lan lục trong ngăn cặp bé nhất, lấy ra cuốn nhật kí dày cộm bởi đôi khi nó dán cả ảnh vào trong đó. Lấy cây bút máy sẵn trong túi áo, nó viết:

“Ngày 24 tháng 12 năm 2023

Hoá ra tớ cô đơn đến vậy…

Tớ có đọc được ở đâu đó một câu như thế này: "Con người ta không phải cứ ở một mình mới là cô đơn. Mà nhiều khi, cô đơn nhất là khi người ta ở giữa đám đông lại không nhận ra mình, không có hình trong ánh mắt người mình yêu nhất. Tớ không thể hoà nhập trong đám đông, tớ sợ tiếp xúc với những mối quan hệ mới, tớ sợ cảm giác lạc lõng giữa chốn người xa lạ. Mắt tớ sáng lên như vớ được thứ gì quý giá lắm mỗi khi nhìn thấy người thân thích trong đám người ấy, dù chỉ một. Tớ rụt rè, tớ nhút nhát, tớ khó gần, tớ không giỏi giao tiếp, tớ ngại va chạm, tớ sợ những thứ chẳng đáng sợ chút nào, lúc nào cũng chỉ thoải mái nhất qua màn hình điện thoại, đến cả khi nhắn tin với một ai cũng phải suy xét thật kĩ những điều mình sắp sửa nói ra. Tớ gần như lúc nào cũng gồng mình trong vỏ bọc hoàn hảo, mỗi lần được trở về nhà trong căn phòng nhỏ, đóng kín cửa tớ mới thực sự là mình.

Muốn ở nơi mình thuộc về! …”

Vừa đặt bút thì tiếng xe máy của ba nó về. Âm thanh ròn rã nhưng có cảm giác êm ái từ tiếng pô dường như đã quá quen thuộc với nó, đến độ cách xa cả trăm mét, nó vẫn có thể nhận ra. Tuệ Lan mở cửa chào bố, có lúc bố nó đáp lại, có lúc không, nhưng điều đó không làm Lan quá bận lòng. Nó chỉ để ý cái khuôn mặt hốc hác, đỏ bừng, miệng đầy râu và chiếc áo lấm lem, đôi chỗ sứt chỉ của ông. Ba nó bảo Lan chuẩn bị cơm tối, chờ mẹ về hãy ăn. Hôm nào ông cũng nói với nó như thế cả… Ba tiến lại nơi góc thềm quen thuộc, ngồi trên chiếc ghế gỗ còn sót lại từ gian nhà cũ. Thẫn thờ một lúc rồi rít một hơi thuốc lào. Mùi khói sộc vào mũi kèm chút men của rượu trắng khiến Lan phải lấy cả hai tay bịt mũi và chạy đi nơi khác…

Lúc sau, nó vẫn ngửi được cái mùi của khói. Tuệ Lan bèn đi vào phòng ba mẹ, nơi có tủ thuốc. Nó lục tìm chai dầu trong đống thuốc xanh đỏ đủ loại: đây là thuốc đau mỏi vai của ba, thuốc tê bì chân tay của mẹ, thuốc đau họng, cảm cúm mỗi khi trái gió trở trời… Nó lặng người một lúc lâu…

Đêm hôm ấy, ba nó cứ ho khan suốt cả đêm, nó trằn trọc chẳng sao ngủ được. Nghĩ về đống thuốc ban nãy, về vẻ mệt nhọc của mẹ và chiếc áo sứt chỉ lúc nào cũng lấm lem bụi bặm và ướt sũng mồ hôi của ba. Nó thương ba mẹ lắm. Nó nghĩ về những người bạn cùng trang lứa, ít có đứa nào gia cảnh như nó. Nó lại nghĩ những đứa trẻ “ngậm thìa vàng”, sinh ra đã ở vạch đích, những đứa trẻ phải “vượt sướng”, còn bản thân thì từ quần áo, điện thoại đều phải dùng lại, một thùng sữa đối với gia đình nó cũng là một thứ hiếm thấy… Điều ấy đôi lúc cũng khiến Tuệ Lan tủi thân. Nhưng Tuệ Lan chẳng trách ai cả, chỉ là nó không hiểu tại sao trên đời lại bất công quá, chẳng cho gia đình nó lấy một đoạn đường đi bằng phẳng.

Lại bật dậy khỏi giường, thắp sáng đèn, Tuệ Lan lại viết, Tuệ Lan hiểu chỉ có con chữ lúc này mới nói ra hết được tâm tư của nó, mới gỡ rối được đống bòng bong mà chính nó tạo ra.

“Nhìn thế giới quanh tớ, đã có lúc tớ ước rằng ba mẹ tớ làm trong một lĩnh vực nào đấy, giáo viên, công an hay kinh doanh chẳng hạn. Tớ muốn có những người đi trước chỉ dạy cho tớ nhiều điều về trải nghiệm của họ, để họ có thể truyền tải những kiến thức không chỉ trong sách vở mà còn ngoài cuộc sống. Nhưng mà đôi lúc tớ cũng dần chấp nhận về sự giản dị đến bình thường của ba mẹ tớ, về mái hiên nhà tớ đã sinh ra và lớn lên. Và tớ đều phải tự bước đi mà không có bất cứ chỗ dựa hay lời khuyên răn nào cả. “Mình đã lớn đến nỗi mà những vấn đề của mình ba mẹ cũng chẳng thể hiểu để giải quyết cho nữa”, nhưng mà tớ tin rằng họ rất thương yêu tớ, theo một cách hoàn hảo nhất.

Tớ chẳng muốn nhìn thấy dáng vẻ kiếm từng đồng tiền của những người thân yêu. Khắc khổ, cực nhọc mà vất vả lắm. Bởi thế nên là…”

Nếu có thể, nó vẫn ước nhà nó giàu có…

© Cynkeii - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Em Đã Buông Tay Anh Rồi | Radio Tâm Sự

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Cảm ơn mẹ vì tất cả

Cảm ơn mẹ vì tất cả

Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.

Những kẻ mộng mơ

Những kẻ mộng mơ

Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.

Thanh xuân của tôi

Thanh xuân của tôi

Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.

Mây đợi ai nơi ấy

Mây đợi ai nơi ấy

Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.

Giá như...

Giá như...

Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.

Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985

Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985

Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.

Crush

Crush

Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.

Người thầm lặng 20/10

Người thầm lặng 20/10

Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.

Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?

Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?

Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.

Lá thư tình không gửi

Lá thư tình không gửi

Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.

back to top