Phát thanh xúc cảm của bạn !

Năm ấy chúng ta 17

2021-07-29 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Chị thích lên thành phố. Thích được khám phá, thích cuộc sống sô bồ nhộn nhịp nơi phố thị. Nhìn chị mà lòng tôi nghẹn lại. Tôi thì chẳng muốn đi đâu cả, chỉ muốn ở đây bên cạnh chị. Tôi thật sự muốn ở đây.

***

"Hoài niệm như một hũ rượu, càng ủ lâu ngày càng ủ lâu càng đậm đà, nhấp đến đâu thấm đến đấy, dẫu biết rượu đắng chát, càng uống càng đau… nhưng lại chẳng can đảm để buông chén. Có những người với những ký ức sẽ bị thời gian làm cho phai nhạt, nhưng cũng có những người rất kỳ lạ, càng chôn sâu, càng dấu kỹ đến đâu thì những mảnh ký ức đó vẫn không ngừng chậm rãi sinh sôi".

Mùa hè năm ấy, tôi tròn 17 tuổi, vì gia đình sửa lại nhà nên tôi về quê nội. Quê nội tôi là một làng nhỏ ngoại thành. Trong ký ức của tôi, ngôi làng nhỏ bé ấy là một thứ gì đó nhớp nháp, cũ kỹ, với con đường lầy lội sau con mưa rào, là những mái nhà lụp xụp sau luỹ tre làng. Là một người con gái với chiếc răng khểnh, với đôi má lúm đồng tiền và giọng nói như chim hót.

Nhà ông tôi ở giữa làng, những ngày đầu mới về, còn bỡ ngỡ, tôi chỉ quanh quanh trong nhà, nơi xa nhất tôi đặt chân đến là sân bóng của làng. Gọi là sân bóng thực chất nó là một bãi đất trống giữa cánh đồng, 2 bên giáp 2 bãi tha ma. Chiều hôm ấy tôi theo chân anh họ tôi ra sân bóng chơi, trong lúc anh họ tôi đá bóng thì tôi lang thang dọc theo cánh đồng. Ánh nắng chiều nhuộm vàng cả cánh đồng, lũ trẻ cười nói nô đùa trên những con đường đê. Vô tình tôi gặp lại chị , thực chất chúng tôi bằng tuổi nhau, chỉ là tính theo họ thì chị hơn tôi, đại khái cụ nội tôi là em trai của cụ nội chị.

Tôi nhớ hồi tôi còn bé, đợt 5 tuổi tôi có học mẫu giáo ở trường làng, tôi cả chị học cũng lớp với nhau. Đến năm lớp 1 tôi về thành phố, cứ hè đến là tôi lại về quê chơi với ông nội. Cứ như vậy đến năm tôi vào lớp 3 thì suốt từ đó đến nay, 9 năm trời tôi chưa một lần về lại nơi này. Gặp lại nhau, chẳng biết nói gì, tôi và chị nhìn nhau khẽ cười. Chẳng ai đủ can đảm để phá vỡ sự im lặng này.

Từ hôm đó, chúng tôi lại như trở về thời bé thơ, quấn quýt bên nhau chẳng rời, sáng sáng theo chị lên sông câu cá vớt bèo, chiều chiều ra đồng cắt cỏ chăn trâu. Tôi không biết giữa tôi và chị là thứ tình cảm gì, chỉ biết những ngày ấy, ngày nào không gặp chị, không được nhìn thấy chị, không được nói chuyện với chị, lòng tôi nặng chĩu. Thứ cảm xúc không thể gọi tên ấy cứ ngày một lớn dần, nó gieo vào đầu tôi một nỗi sợ. Tôi thật sự sợ, rất sợ, sợ phải về Sài Gòn, sợ không được nhìn thấy chị, sợ cái cảnh phải đối mặt với nỗi nhớ cồn cào khi nhớ về chị. Nhiều khi tôi tự hỏi, nếu tôi đi mất rồi, chị có như tôi không? Chị sẽ nhớ tôi chứ. Nhưng trái lại, có vẻ chị không quan tâm, hoặc chị chưa nghĩ đến điều ấy. Chị nói với tôi chị muốn học hết lớp 12 rồi lên Sài Gòn vừa học vừa làm, chị muốn giúp đỡ bố mẹ, chị muốn thoát khỏi cảnh nghèo, thoát khỏi nơi này, chị thích lên thành phố. Thích được khám phá, thích cuộc sống sô bồ nhộn nhịp nơi phố thị. Nhìn chị mà lòng tôi nghẹn lại. Tôi thì chẳng muốn đi đâu cả, chỉ muốn ở đây bên cạnh chị. Tôi thật sự muốn ở đây.

Có một lần, tôi sang nhà chị, thấy chị đứng cùng một người con trai trước cổng nhà chị, hai người cười nói điệu bộ rất vui vẻ, thấy tôi chị vẫy tay chào. Nhưng không hiểu sao lúc đó tôi rất ghét chị, cực kỳ ghét chị, tôi làm mặt lặng thinh. Tôi đi ngang qua chị như người không quen biết. Những ngày sau đó, tôi nhất định không sang nhà chị nữa, mặc cho thâm tâm tôi gào lên rằng tôi đang rất nhớ chị, cần gặp chị. Tôi cứ nghĩ mình sẽ mạnh mẽ, mình có thể không chế được cảm xúc của mình, nhưng không. Tôi từ lừa dối bản thân, tự tìm đủ mọi lý do để đi ngang qua nhà chị, đến cổng tôi lại bước chậm nhất có thể để nhòm vào nhà chị xem chị có nhà hay không. Cứ thế mỗi tối tôi lượn qua lượn lại trước cửa nhà chị 4 5 lần liền mới chịu về nhà đi ngủ. Cuối cùng, người chịu thua vẫn là chị, chị sang nhà tìm tôi, chị bảo nghe nói em thích đọc sách chắc có nhiều truyện hay. Tôi vùng vằng đưa chị quyển truyện tôi thích nhất "Chú bé rách rưới" của Giêm Grin-ut. Chị hỏi tôi: “Tại sao tên người lại để trong ngoặc kép thế?”. Vì để khẳng định đó là một người quan trọng”. Câu trả lời rất vớ vẩn, nhưng chị vẫn tin. Chị cầm tay tôi kéo kéo khẽ nói: “Thôi! Ai làm gì đâu mà dỗi…”. Tôi nhìn chị, chị nhìn tôi. Chẳng dỗi được nữa! Hai đứa lại nhìn nhau cười.

Thời gian cứ thế trôi đi, còn vài hôm nữa là đến ngày tôi phải về thành phố. Tối hôm ấy, tôi lấy xe đạp của anh họ đèo chị đi chơi. Hôm nay, tôi nhất định sẽ nói với chị một điều gì đó, nhất định phải nói cho chị nghe những điều tôi luôn ấp ủ. Nhưng cuộc đời luôn giành cho chúng ta những điều bất ngờ vào những lúc quan trọng nhất. Hôm ấy làng bên có đoàn nghệ thuật về biểu diễn ở sân đình, chúng tôi rủ nhau đi từ sớm, đoàn tan. Chúng tôi đèo nhau ra về, đi qua cổng làng bên thì bị một đám trai làng chặn lại. 5 6 thằng tầm tầm bằng tuổi tôi, đứng trước mặt. Chúng bắt đầu trêu đùa tôi. Một thằng lớn nhất đám, tôi không biết tên, chỉ biết theo hành động và lời nói của nó thì nó thích chị. Thằng đó tát vào mặt tôi một cái đau điếng, nó cười cười nói: Thằng ranh con này! Mày dám chở người yêu của tao à, mày không biết tao là ai à?

Tai tôi ù đi sau cú tát của nó, 3 4 thằng đứng đằng sau lao vào lôi tôi sang bên lề đường, thằng thì đấm, thằng thì đá. Tất cả những gì tôi làm được là co người chịu đòn. Chị thấy tôi bị đánh thì gào lên lao vào đẩy lũ kia ra. Trong lúc tình cảnh nguy kịch đấy chị hét lên: “Mày điên à, nó là em họ tao đấy”. Thằng lớn nhất khựng lại, nó kéo tôi dậy, hỏi: “Mày em nó à...?”. Sự hèn nhát đã khiến tôi nói một câu mà mãi đến sau này, tôi vẫn căm hận bản thân mình Vâng ạ!”. Rồi thằng đó bắt tôi gọi nó là anh rể. Tôi gọi nó là anh rể. Rồi nó bắt tôi đi xe về trước, còn đâu nó sẽ đưa chị về nhà sau.

Tôi đạp xe về mà lòng ngổn ngang suy nghĩ, tôi không thẳng nhà mà đi qua nhà chị, dựng xe nhìn từ xa, tôi đợi nó đưa chị về đến cửa nhà rồi mới đạp xe về nhà ông nội. Những ngày sau đó tôi không gặp chị nữa, chị cũng không gặp tôi. Thi thoảng 1 2 lần chúng tôi đi ngang qua nhau nhưng cũng chỉ như 2 người lạ. Cứ như vậy chúng tôi lướt qua cuộc đời nhau.

Sáng nay, bố về thăm ông nội, hơn 12 năm tôi mới có dịp về lại nơi này, mọi thứ đã thay đổi, quê tôi giờ đổi khác quá nhiều. Không còn những con đường đất lầy lội, không còn những mái nhà lụp xụp. Thay vào đó là những con đường nhựa, những mái nhà cao tầng, tôi nhìn mọi thứ đều xa lạ. Nhưng con đường từ nhà ông đến nhà chị thì không hiểu sao tôi vẫn đi được, vẫn nhớ được. Tôi nghe anh họ kể chị lấy chồng rồi, lấy năm 20 tuổi. Chồng chị chính là thằng đánh tôi năm đó, anh họ tôi nói số chị khổ, thằng chồng không ra gì, cờ bạc , nợ nần, bán nhà bán cửa, đã vậy còn đánh chị. Năm ngoái, chị bị đánh đến nhập viện, vết sẹo dài bên má trái. Nghe anh họ kể mà lòng tôi quặn thắt lại, mắt nhoè đi, lồng ngực tôi như có tảng đá đè lên... Chiều đến, tôi đi lang thang dọc theo cánh đồng, con đường đất chẳng biết vô tình hay cố ý đưa tôi ra sân bóng của làng. Thời gian đã khiến mọi thứ thay đổi, sân bóng được làm lại khang trang đẹp đẽ hơn hẳn, nhưng cây bã đậu già thì vẫn còn đây, những kỷ niệm hồi còn mẫu giáo, những ngày thơ bé vẫn quanh quẩn nơi này. Chạm tay vào gốc cây, giật mình khi thấy tên tôi được khắc ở đây trong ngoặc kép cẩn thận, nét chữ mềm mại, đẹp vô cùng "... Hải Hoàng"

Bỗng nhiên sau lưng vang lên một giọng nói quen thuộc

- Năm ấy chúng ta 17...

© Tác giả ẩn danh - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Replay Blog Radio: Mình sẽ gặp lại nhau vào một ngày duyên đến

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.

Ai bán

Ai bán

Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười

Tía là quê hương

Tía là quê hương

Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba

Giá như cậu biết sống làm người tốt sớm hơn!

Giá như cậu biết sống làm người tốt sớm hơn!

Thật sự, giờ cậu đã hiểu ra tôi và biết thương tôi. Cái ôm hòa giải gỡ bỏ mọi nút thắt suốt tám năm qia. Đó cũng là lần đầu và cũng là lần cuối cùng cậu thật tâm xem tôi là chị dâu của cậu, chúng tôi được là chị em.

Đa ơi

Đa ơi

Đa ơi! Sao buồn thế Trông bọn trẻ đến tìm Suốt thời gian im tiếng Lặng lẽ một niềm riêng

Nếu yêu anh là một ván cược thì kết quả nào cho em? (Phần 5)

Nếu yêu anh là một ván cược thì kết quả nào cho em? (Phần 5)

Cảm ơn cuộc gặp gỡ ấy đã đưa chúng mình từ hai người xa lạ đến với nhau thành người thương. Từ nay mình không còn một mình nữa mà có người cạnh bên quan tâm và yêu thương.

Làm gì để sống hạnh phúc?

Làm gì để sống hạnh phúc?

Chính bản thân bạn, sống trong chính câu chuyện của mình nhưng cũng không biết mình có đang thực sự hạnh phúc hay đang cố ích kỷ che đậy một vết thương cũ.

Thuận vợ thuận chồng

Thuận vợ thuận chồng

Dù có lúc “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” nhưng cuối cùng họ vẫn nghĩ đến cái nghĩa cái tình, vẫn “ăn đời ở kiếp” với nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, giữ cho tổ ấm gia đình luôn được bền vững, tốt đẹp.

Các tầng mây

Các tầng mây

Tôi muốn có một người ngang tầm với mình, không phải về gia cảnh mà là mindset, anh có thể giàu hoặc nghèo hơn tôi nhưng về tư duy sống thì chúng ta phải đồng điệu.

Nếu yêu anh là một ván cược thì kết quả nào cho em? (Phần 4)

Nếu yêu anh là một ván cược thì kết quả nào cho em? (Phần 4)

Có lẽ mình là một cô gái may mắn và hạnh phúc khi nhận được lời tỏ tình trực tiếp như thế. Có thể những lời tỏ tình có thể không quá ngọt ngào trau chuốt thế nhưng lại thật chân thành. Ngày trước lúc mình chọc anh thế mối quan hệ của cả hai đang là gì, anh bảo rằng bản thân không muốn nói những lời quan trọng thông qua tin nhắn. Có thể thấy anh nghiêm túc với mối quan hệ này như thế nào.

back to top