Mùi cỏ tranh dưới nắng cuối thu
2016-11-06 01:20
Tác giả:
“Con người ta không sống trong những hoài niệm xưa cũ nhưng nhờ những hoài niệm mà người ta sống tốt hơn vào ngày mai. Sông mãi chảy, đời cứ trôi. Những đồi cỏ tranh vẫn hanh hao trong nắng cuối thu nhàn nhạt …”
Cuối thu nắng hao hanh và nứt nẻ. Đám cỏ tranh cũng rạp mình dưới những cơn gió mạnh đã sắp vàng úa. Những trái hồng cuối mùa cũng rám cháy một góc. Đôi má của những đưa trẻ thôn quê ửng đỏ lên vì bụi đường và cái nắng hanh hao cuối mùa. Chúng hồn nhiên vui chơi trên những con đường làng gồ ghề sỏi đá. Mặt đứa nào cũng nhem nhuốc và những đôi bàn chân thì nứt nẻ dưới nắng hanh.
Mùa này, những ngọn núi quê tôi phủ đầy cỏ tranh. Chúng tốt ngập đầu người, phủ kín lối đi lên những quả đồi. Chúng được tạo hóa ban cho một sức sống thật kì lạ. Mọc bất cứ đâu mà không cần trồng, vươn lên mạnh mẽ. Mẹ tôi thường bảo, người ta không trồng cỏ tranh vì rễ thứ cỏ đó vừa độc và bạc đất. Chúng hút hết nhựa sống của những cây khác xung quanh để vươn lên bạt ngàn. Những cây sắn trồng trên núi bị rễ của chúng ăn đâm vào khiến cho củ sắn ăn rất đắng làm cho người ta dễ bị say sắn khi ăn vào.

Kí ức về mùa cỏ tranh được kể lẫn trong những câu chuyện của bà, của mẹ và những chuyến đi cắt cỏ núi với dì và chị tôi. Mẹ thôi thường kể thời con gái, mẹ hay đi cắt cỏ tranh về phơi nắng đun dần thay cho rơm rạ. Những đám cỏ tranh, sau những trận mưa rào tháng 6 thường tốt ngập đầu người, che kín hết những lối đi lên núi. Những người đi cắt cỏ lọt thỏm và mất dạng trong giữa đám cỏ tranh um tùm. Năm mẹ sắp sinh tôi cũng vào mùa cỏ tranh nắng rát. Những gánh cỏ tranh lẫn với thứ cỏ dại khác được mẹ tôi đều đặn cắt về để dành cho những ngày ở cữ.
Quê tôi, cứ vào cuối vụ chiêm, khi mà không con đủ rơm rạ để dùng người ta vẫn hay cắt cỏ tranh và những thứ cỏ núi khác về phơi khô để đun. Cái thứ cỏ này cháy rất đượm. Ngày bé, dì và các chị tôi vẫn hay dẫn tôi lên núi cắt cỏ về phơi ở cái sân vôi nhà bà ngoại. Những thứ cỏ này khi phơi héo có một mùi thơm ngai ngái nhưng rất dễ chịu. Nó thoảng một chút gì đó của cỏ héo, chút hăng hăng của vị đắng và dịu dịu của cỏ non. Mọi thứ quyện lại với nhau rất đặc trưng. Mỗi chuyến đi như vậy tôi được theo chân dì và chị tôi. Được chỉ cho đâu biết là quả mẫu đơn, quả đèn đèn hay những thứ cây núi khác mà thú thật giờ tôi đã quên chúng từ lúc nào không hay.
Năm tháng cứ thế vùn vụt trôi đi, mẹ tôi đã thành bà nội và chị tôi thì cũng lấy chồng cũng được mười mùa cỏ tranh. Cái sân vôi nhà bà tôi cũng chẳng còn nữa. Người ta cũng không còn đi cắt cỏ về đun nấu như ngày nào. Những quả đồi ngày ấy bây giờ đã biến mất hoặc nham nhở dưới bàn tay của con người. Những đám cỏ tranh cũng chẳng còn chỗ để mà sinh sôi nảy nở, những củ sắn bây giờ ăn cũng chẳng sợ say như ngày trước. Chỉ có cái mùi cỏ tranh ngai ngái dưới cái nắng cuối thu là còn mãi…
© Cá Kho – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Tháng Ba đã đến rồi…
Buổi chiều hôm đó, họ nói với nhau nhiều chuyện không đầu không cuối. Những câu chuyện đan xen giữa hương cà phê, màu đỏ rực của hoa gạo, và ánh mắt anh trầm tĩnh mà sâu xa.

Phố cũ lặng thinh, ta lạc mất nhau rồi
Có một ngày phố cũ có đôi ta Bước chân quen cũng ngại ngùng bỏ lỡ Người qua vội, chẳng ai còn bỡ ngỡ Ta với ta giữa khoảng trống không người.

Lời chưa nói
Tớ với cậu bắt đầu nói chuyện với nhau nhiều hơn rồi không biết từ lúc nào mà tớ đã thầm cảm thấy hơi thích cậu. Đã nhiều lần tớ thấy tớ thật ngu ngốc, sao lại có suy nghĩ kì quặc ấy, nhưng rồi những cử chỉ quan tâm tớ của cậu làm tớ bị nhầm tưởng.

Chấn động lợi ích của việc đọc sách thường xuyên: Ngoại hình thăng hạng, da dẻ hồng hào, khí chất ngút ngàn!
Không chỉ giúp nâng cao kiến thức, việc đọc nhiều sách còn có thể mang lại nhiều lợi ích đặc biệt mà không phải ai cũng biết.

Những ngày chênh vênh
Những buổi chuyện trò với nhỏ bạn tuy ít nhưng luôn khiến mình suy nghĩ nhiều. Mình thấy chênh vênh ghê gớm, nhưng rồi thì lòng mình cũng chững lại, để biết rằng mình cần phải làm gì.

Lời hẹn của con
Cho con được thêm lần nữa tự hào con là con của mẹ, con của một bác sĩ tận tậm tận lòng với mọi người. Con là con của ba, một chiến sĩ bộ đội đang canh gác ngoài biên cương xa xôi.

Tình yêu của mẹ
Đến bây giờ tóc của mẹ đã điểm bạc sương pha Các vết chân chim hằn đầy đôi mắt mẹ Năm ngón tay run không còn như thời son trẻ Vai mẹ gầy con bỗng thấy xót xa

Lời yêu
Tôi vẫn thường nghe một câu nói như này tuổi 17,18 ấy cái gì cũng có chỉ không có đủ dũng khí để nói thích một người. Đúng vậy, mãi cho đến khi sắp tốt nghiệp tôi vẫn không bày tỏ lòng mình với cậu ấy. Khi đó vào bữa tiệc chia tay cuối năm tôi ngồi cách cậu ấy không xa chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn cậu.

Bước tiếp sau một mối tình tan vỡ
Kết thúc một mối tình là một vết thương chưa lành lại bị xẻ thêm một vết rách. Tôi nhận thức được rằng bản thân ngay lúc này cần phải chữa lành và yêu thương mình nhiều hơn. Giây phút này, tôi chưa thể sẵn sàng để yêu.

Cây sung cụt của đại đội tôi
Như thể cảm nhận được sự ưu ái đó, cây sung càng tươi tốt, vươn cao, tán xòe rộng rợp mát cả khoảng sân. Đại đội trưởng thích lắm, kê hẳn một ghế đá dưới gốc, chiều chiều ngồi uống trà ngắm nó.