Phát thanh xúc cảm của bạn !

Mùa thu và thuốc lá

2024-07-02 18:40

Tác giả:


blogradio.vn - Bà vẫn yêu ông như người thanh niên trai tráng năm xưa, dù nếp nhăn và bệnh tật của ông. Ông vẫn yêu bà như người con gái mái tóc nhẹ nhàng trong gió Thu, dù cơ thể phì to của bà. Hai người yêu nhau vượt qua ngưỡng cửa của thời gian bào mòn hình thái, vượt qua cả những cảm xúc chi phối con người. Suy cho cùng, họ yêu nhau, không một ai biết, chỉ có hai con người với trái tim vẫn mạnh liệt như ngày đầu biết thôi.

***

Khi ai đó hỏi tôi: Cậu thích mùa nào nhất?" Đôi khi tôi sẽ chống cằm suy nghĩ thật lâu, đôi khi lại chần chừ chút rồi mới trả lời, đôi khi lại trả lời ngay mà không cần suy nghĩ, dẫu vậy, câu trả lời của tôi luôn luôn là mùa Thu.

Không hiểu sao tôi lại thích mùa Thu nhỉ? Khác với anh chị em của nó là mùa Xuân ấm áp, mùa Hạ nóng bỏng và mùa Đông lạnh giá, tôi lại thích cái cảm giác làn gió se lạnh chạy qua từng kẻ tóc, làn da tôi. Tôi thích đi bộ dưới khí trời mùa Thu và ngắm nhìn hoàng hôn đang dần chuyển sắc tím hồng. Chả biết nữa, hình như tôi thích mùa Thu từ khi còn nhỏ rồi, một đoạn kí ức tuổi thơ ùa về, mỗi lần Thu sang.

Hồi còn bé xíu ở quê ấy, nhà ngoại tôi nghèo lắm, nhà có cái áo ấm nào là cứ đưa tôi và con em mặc hết, chồng lên không biết bao nhiêu lớp mà vẫn không hết lạnh, cứ trúng gió rồi sốt miết thôi. Vậy mà ông ngoại chỉ mặc cộc cái áo ba lỗ, đeo mỗi cái khăn choàng cổ màu vàng nứt chỉ do bà ngoại may không biết bao lâu rồi, ngồi trước hiên nhà, hút thuốc.

Ông bị bà la nhiều, suốt ngày cứ: "Ôi giời ơi! Mẹ ông cứ ngồi đấy hút thuốc đi, chết thì mặc xác ông. Đã bảo bao lần rồi, nhà có con nhỏ thế này nữa, ông không biết nghĩ à!" Mỗi lần câu từ cay độc phát ra từ miệng bà, ông lại rít một hơi thuốc dài, chả biết có phải ông làm vậy để bà tức không nữa. Chỉ biết mỗi lần như vậy, ông đều không có động thái gì cả, cứ mặc nhiên ngồi như thế hút hết điếu thuốc rồi lại chải cái chiếu rách bốn góc, nằm gối tay ngủ. Bà vừa thay tã cho em, miệng vẫn không ngừng lẩm bà lẩm bẩm về ông: "Đồ điếc", "Lạnh như vậy tôi mặc xác ông", "Khổ thế này không biết!" Cứ mỗi lần như thế, tôi lại chạy vào trong phòng ngủ đứng đó, vì tôi sợ tiếng ồn, không chắc nữa, chỉ là không muốn nghe ông bà cãi nhau thôi. Lúc đó tôi còn bé xí, tự mặc quần còn không được, hiểu làm sao được thế giới của người lớn đâu. Chỉ biết mỗi lần tôi ra khỏi phòng, ti vi vẫn đang được bật, con em ngồi một góc chơi với con búp bê mẹ mới mua, bà ngồi gác chân trên ghế gỗ, đeo kính đọc cuốn sách đã ố vàng, và ông nằm ngoài hiên, đã được đắp chăn cẩn thận.

Không biết ngoài kia thế giới yêu nhau kiểu gì, ông bà mình lại thể hiện tình yêu qua các trận cãi nhau inh ỏi, những trận đập bát, đập chén vang khắp xóm, đến nỗi ba tôi can không nổi, hàng xóm phải qua giúp đỡ. Cứ sau mỗi lần như vậy, ông cứ đi đâu đấy và luôn về nhà vào sáng hôm sau với tình trạng say khướt được các bạn, các chú dẫn về. Các chú bảo nhìn thấy ông nằm ngủ dưới cái bảng xã trước nhà phát thanh, gọi không chịu dậy đành lôi về nhà. Bà tôi nóng mặt, vội vàng xin lỗi rồi tiễn các chú về. Bà lại tiếp tục lẩm bẩm, chửi mắng khi lấy khăn lau người cho ông, bôi thuốc mỡ vào chân ông.

Tôi nhớ rõ mùa Thu năm ấy, xóm tôi mở tiệc to, ăn mừng vì con trai ông lão đầu hẻm đỗ đại học. Nhà ông ấy giàu lắm, bàn ăn trải dài từ đầu xóm đến cuối xóm nhà bà Năm, bàn nào bàn nấy không thịt bò thì hải sản linh đình, mời cả ca sĩ về hát, ăn chơi tưng bừng. Mùa Thu se lạnh, ấy vậy mà cả xóm, ai cũng mặc áo khoác gió, uống bia, hát hò, chìm đắm trong sự ấm áp quây quần xóm làng.

Đến gần nửa đêm, bà chị lớn nhất trong đàn trẻ con của xóm, mở một bài hát có âm điệu nhẹ nhàng, mời mọi người cùng nhảy với nhau cho vui nhà vui cửa. Mấy cặp cha mẹ kéo nhau vào nhảy, các ông các bà cũng xôn, các em, các chị cũng vui cười khúc khích. Cả một khung cảnh đầy ấp tiếng cười, tràn đầy sự hạnh phúc. Xóm làng quây quần, nắm tay nhau. Trời lạnh thật đấy, vậy mà chúng ta vẫn vui vẻ, run người nhảy không ngừng cười.

Bà ngoại tôi, mặc chiếc áo bà ba nâu xỉ, gợi nhớ đến cây mít mật thơm lừng trong góc vườn của bà, đứng dựa vào tường. Hiếm lắm mới thấy bà cười, mặt bà luôn cau có, hàng lông mày bà luôn nhíu lại, nhất là khi bà gặp ông. Nghe mẹ kể, hồi ông lấy bà về, chuyển về sống ở xóm này, mới đầu trong xóm ít ai nói chuyện với bà, vì nhìn bà thật hung dữ, song, bà không ngại nói chuyện, giúp đỡ rất nhiều. Nhớ hồi thằng Ti, con bà Năm cuối xóm, bị bệnh nằm liệt giường, bà tặng luôn cái nhẫn vàng - quà cưới nhà chồng, cho gia đình Năm. Sau đó, mọi người cởi mở với bà hơn hẳn.

Bà đứng đó, cười hé cả răng vàng. Mỗi lần mấy bà xóm nhảy, ngã đành đạch, ngã nhào vào người nhau, bà lại cười lớn hơn. Nếp nhăn trên đuôi mắt bà rõ ràng được nhìn thấy, tàn nhang được di truyền trải dài từ gò má phải đến gò má trái. Bà cười nhìn hiền hậu lắm, mắt bà sáng rực cả lên, tóc được búi cẩn thận, đeo cái khăn rằn vào cổ cho ấm. Bà không tham gia, bà bảo già rồi chứ còn trẻ đâu mà ham hố ba cái này, vậy mà bà lại đứng một góc thủ thỉ cười.

Tôi đánh mắt qua ông, từ khi nào mà ông đã nhìn chằm chằm vào bà rồi. Ông nhìn đôi mắt lấp lánh hơn ánh lửa đang bùng lên giữa tiệc, nhìn hàng lông mày không còn nhíu lại nữa, nhìn đôi gò má hất cao khi cười của bà. Ông vẫn hút thuốc, không bỏ được, ông nhìn bà trìu mến, không chớp mắt.

Bỗng, ông đứng phắt dậy, ném cái thuốc lá đang hút còn nữa đi, ông đeo vội chiếc dép nâu cũ sờn, chạy mấy bước ra chỗ bà, kéo bà đứng dậy. Bà lớ ngớ, đứng không vững bị ông lôi đi ra giữa đám người nhảy nhót. Ông bắt đầu lắc người theo điệu nhạc, hai tay vẫn cầm chắc tay bà, đưa lên đưa xuống, ông hô to: "Nhảy đi bà, nhảy đi cho dui!" Bà toang định buông tay, kêu dừng lại, mọi người xung quanh ùa vào, vây kín hai con người: "Nhảy đi bà Hai, nhảy với chúng tôi cho vui".

Mọi người cùng nắm tay, ôm vai, bá cổ nhau không ngừng hát hò, hát chệch cả nhịp, mỗi người một câu, chả có sự ăn ý gì cả, vậy mà họ vẫn cứ hát, cứ nhảy nhót, cứ cười tươi không ngừng. Bà ngoại cũng cười, bà cười khanh khách, nắm tay ông cùng nhảy. Các con trẻ đứng một bên, từ lúc nào cũng chạy vào chung vui, cả một khoảng trời ồn ào, náo nhiệt. Họ cứ tưng bừng, họ cứ nhiệt huyết, như thể tuổi tác bây giờ với họ không còn quan trọng, như được trở về với tuổi thanh xuân không còn ước hẹn nào. Như thể chẳng còn ngày mai.

Mùa Thu năm ấy, mùa mà bà và ông chìm đắm trong thế giới của họ, xung quanh xô bồ và náo nhiệt, trong mắt của ông bà chỉ có hình ảnh của đối phương, vẫn sáng rực hình bóng người thương năm nào. Như những cãi vã, chửi bới của họ trôi qua không quay lại, như ngày đầu tiên biết tên người nọ. Bà vẫn yêu ông như người thanh niên trai tráng năm xưa, dù nếp nhăn và bệnh tật của ông. Ông vẫn yêu bà như người con gái mái tóc nhẹ nhàng trong gió Thu, dù cơ thể phì to của bà. Hai người yêu nhau vượt qua ngưỡng cửa của thời gian bào mòn hình thái, vượt qua cả những cảm xúc chi phối con người. Suy cho cùng, họ yêu nhau, không một ai biết, chỉ có hai con người với trái tim vẫn mạnh liệt như ngày đầu biết thôi.

Tôi yêu mùa Thu, vì tôi yêu bà và ông, yêu cả cái tình yêu khép kín, giản dị của họ nữa. Tôi cũng tin là vào một ngày nào đó, tri kỉ của tôi cũng sẽ đến và sưởi ấm trái tim tôi giữa trời Thu se lạnh. Có thể là Xuân, mang cho tôi cảm giác ngọt ngào, trìu mến, có thể là Hạ, sự tươi mát và trẻ trung luôn khiến tôi nao núng, mong chờ, có thể là Đông, quây quần và trao nhau cái ôm mang đầy tình thương. Tôi yêu mùa Thu, như cách mà ông bà yêu nhau, như cách mùa Thu khiến họ liên kết như vậy, như cách mà nàng vẫn ôm lấy tôi bởi làn gió lạnh nhẹ nhàng. Vẻ đẹp của nàng, vẫn luôn thu hút tôi, lãng mạn và đẹp đẽ.

© Tác giả ẩn danh - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Cuối Cùng Anh Đã Nhận Ra Mình Yêu Em | Radio Tình Yêu

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.

Viết cho tuổi mười tám

Viết cho tuổi mười tám

Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".

Đôi tay người bạn

Đôi tay người bạn

Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?

Mùa hoa cải năm ấy

Mùa hoa cải năm ấy

Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.

Viết cho người đã cũ

Viết cho người đã cũ

Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.

Ai bán

Ai bán

Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười

Tía là quê hương

Tía là quê hương

Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba

back to top