Một thời xót xa
2023-08-08 05:00
Tác giả:
blogradio.vn - Có lẽ cuộc đời đã công bằng với cô khi đã cướp đi chú của cô, nhưng đã trả lại cho cô đã mang đến cho cô sự bình yên, điều mà đã nhiều năm ngay cả những lúc có chú bên cạnh cô cũng không có được, vì đất nước cứ giặc giã chiến tranh liên miên.
***
Tôi muốn viết về những người từng là những người lính một thời của phía bên kia, và cả người thân của họ nữa, nghĩa là giai đoạn cả nước mình đang trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược. Là ba tôi trước nhé.
Tôi nhớ năm đó ba tôi làm việc trong một công sở, ba tôi chỉ làm việc giấy tờ thôi, mà người ta hay nói tắt là sở mỹ. Rồi có một ngày ba tôi mang về một cái mũ giống như mũ của mấy chú phi công và tôi thấy ba tôi rất quý cái mũ đó, nhưng tôi biết ba tôi không phải là phi công. Nhưng ba tôi hay cất cái mũ trong một góc tủ và thỉnh thoảng mang ra ngắm nghía. Thời đó ba tôi đi làm sở mỹ nên mấy chị em tôi được ăn uống được học hành đầy đủ, tôi tuy còn nhỏ nhưng cũng biết được điều đó, hình như ba tôi làm khoảng hai hay ba năm gì đó là đất nước giải phóng.
Người ta đồn thổi rất nhiều về việc những ai đã từng làm việc cho chế độ cũ là sẽ bị cách mạng tra hỏi hay hạch sách này kia, rồi sẽ bị gây khó dễ trong cuộc sống nữa, nhưng rất lạ là cả gia đình tôi đều sống bình yên, ba tôi lại xin được công việc ngay tại địa phương. Người ta giao ba tôi quản lý và phụ trách nguyên một cụm dân cư khá lớn, mà thời đó hay gọi là khóm, giống như bây giờ cũng vẫn gọi là khóm.
Tôi nhớ ba tôi làm việc rất tích cực và rất được lòng mọi người lúc đó, nhiều người tin tưởng và yêu mến ba tôi cũng nhờ công việc ba tôi làm. Dù thời gian đó còn vô vàn khó khăn về cuộc sống, những bữa cơm luôn được độn cùng sắn cùng khoai. Rồi nhờ tôi thích đọc và say mê đọc nên tôi biết đã có rất nhiều sách báo cứ xuyên tạc và lừa dối mọi người về nhiều chủ trương của đất nước, trong đó có việc người ta đối xử thế nào với những người từng làm việc trong chế độ cũ. Mà tôi chẳng đi đâu xa cho mệt, tôi cứ nhìn thấy ba tôi là tôi tin chắc điều này, đất nước được giải phóng là tất cả mọi người đều được tạo công ăn việc làm và được đối xử công bằng như nhau.
Rồi sau đó một thời gian khi ba tôi lớn tuổi hơn, ba tôi chuyển giao công việc cho những người mới và chuyển sang công việc của hợp tác xã cơ giới chuyên về quản lý xe cộ thời đó. Tôi không muốn nói đến chuyện tiền bạc vật chất nhiều hay ít, tôi muốn nói đến hạnh phúc của ba tôi trong công việc. Những ngày tháng đó ba tôi luôn hạnh phúc trong công việc, tôi cảm nhận được và biết rất rõ điều đó.
Có nhiều lần tôi ngồi cạnh ba, tôi hay ngồi cạnh ba tôi trên cái ghế ở phòng khách, thì ba tôi lại nói cho dù là thời nào thì con người ta cũng cần làm việc để sinh sống, rất may là ba chỉ làm những công việc về giấy tờ. Mà ba tôi nói ba tôi tuyệt đối tránh những chuyện đụng chạm đến chính trị, lúc đó xung quanh ba là rất nhiều người Mỹ, ba cũng nghe phong phanh là đất nước mình đang thắng lớn và chuẩn bị tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước nên ba rất hồi hộp, mà ba chấp nhận làm công việc đó để còn lo cho gia đình. Rồi ba nói với tôi đó là một thời xót xa của ba, nên tôi đã đặt tên cho bài viết như vậy.
Tôi chỉ nhìn thấy ảnh của chú ở nhà cô khi tôi đến nhà cô chơi, đó là tấm hình chụp cô chú đứng chung với nhau. Tôi thấy chú rất đẹp trai, một người đàn ông đầy phong độ và ngời sáng, bàn tay chú ôm lấy vai cô như muốn che chở như muốn bảo vệ cô, và tôi còn thấy vẻ hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt cô mỗi khi nhìn tấm hình ấy. Cô treo tấm hình ngay ở phòng khách nên ai đến nhà cũng nhìn thấy và tấm tắc khen cô chú quá đẹp đôi.
Chú đi lính cho quân đội thời đó và mãi mãi không về.
Cô mòn mỏi mong đợi chú, cô nói họ chỉ báo về là chú mất tích chứ không chết, và họ cũng không tìm thấy xác nên cô cứ hy vọng. Rồi ngày đất nước giải phóng người ta tràn ra đường với cờ hoa rợp trời và ăn mừng chiến thắng, thì cô lại lặng lẽ ngồi trước tấm hình đó, rồi cô lại chạy ra cổng cứ như chú sắp về tới.
Một mình cô mòn mỏi nuôi con, mòn mỏi đợi chú về. Cô nói giống như tôi đã viết ở trên vậy, nghĩa là cô cũng nghe người ta nói lung tung về chuyện sẽ giải quyết ra sao với những người đi lính như chú, còn nếu chú không về thì cô là vợ phải nhận lãnh hậu quả những gì mà công việc chú đã làm. Cô nói cô cũng rất hoang mang nhưng cô nghĩ cô chỉ là phụ nữ chân yếu tay mềm và cũng chẳng làm gì hại ai chẳng làm gì nên tội nên cô không sợ. Cô mạnh dạn nộp hồ sơ xin dạy cấp một vì cô có bằng cấp được đào tạo trong trường lớp đàng hoàng, họ niềm nở đón tiếp cô và nhẹ nhàng phân tích cho cô biết trình độ và khả năng của cô có thể dạy ở những trường cấp ba. Vậy là cô vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ gật đầu nhận việc ngay, chưa hết cô còn nhận được sự yêu thương của nhiều đồng nghiệp và học sinh nơi cô dạy, vậy là nỗi buồn và nỗi chờ mong chú cũng nguôi ngoai phần nào.
Bây giờ cô đã nghỉ hưu lâu rồi, cô đã già nhưng vẫn rất khỏe mạnh và quan trọng là cô tin chú mãi mãi không về nữa, nên cô lấy ngày họ báo tin về chú làm ngày giỗ của chú. Cô nói cô thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều từ ngày cô được có công việc mới, chẳng có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào dù là nhỏ nhất. Cô nói cô lại thấy yên tâm và dồn hết tâm sức cho công việc và cho việc dạy dỗ nuôi nấng các con.
Tôi thích nhất câu nói này của cô:
- Em biết không, ngày đất nước mình giải phóng cũng là ngày cô cảm nhận được sự bình yên lớn nhất đến với cô. Có lẽ cuộc đời đã công bằng với cô khi đã cướp đi chú của cô, nhưng đã trả lại cho cô đã mang đến cho cô sự bình yên, điều mà đã nhiều năm ngay cả những lúc có chú bên cạnh cô cũng không có được, vì đất nước cứ giặc giã chiến tranh liên miên.
Tôi biết cô vẫn còn nhiều xót xa vẫn còn nhớ chú quặn trong tim, mà bất cứ ai chẳng vậy. Nhưng cuộc sống mới, công việc mới rồi những tình yêu mới với những bạn bè mới và những đứa học sinh mà cô rất mực yêu thương đã làm ấm lại trái tim cô, đã xóa đi dẫu là không thể hết những gì xót xa của một thời đã xa và rất xa.
Tôi tin cô nói rất thật về một thời đã rất xa ấy, cô xót xa vì chú phải xa cô và biền biệt nơi chiến trận xa xôi, cô cũng xót xa vì bom đạn đã cướp đi cuộc sống của bao người. Cô nói một người được ăn học có trình độ có hiểu biết như cô sao lại không xót xa khi đồng loại mình đang đau khổ, khi đất nước mình chưa được tự do. Cô xót xa cho một thời cả đất nước đã phải chịu quá nhiều gian khổ đau đớn và mất mát, nên cô cũng nhìn lại chính mình để thấy nỗi đau của mình quá bé nhỏ trước mọi người.
Còn đây là suy nghĩ của riêng tôi.
Đã hơn bốn mươi năm qua rồi, người ta không còn nhắc đến nhiều những câu chuyện của chiến tranh, có chăng là vào những dịp lễ kỷ niệm là ti vi hay trình chiếu. Có lúc là những chương trình ca nhạc, có lúc là những bộ phim, có cả những phim tư liệu hay tài liệu. Mà tôi rất thích xem những bộ phim ấy, xem để thấy tự hào và tin tưởng về những ngày tháng đầy oanh liệt mà kiên cường của cả một dân tộc, xem để biết trân trọng và kính yêu quá khứ hào hùng dẫu có đẫm nước mắt.
Ba tôi, chú ấy, và nhiều người nữa, đã rất xa với cuộc đời này, một thời xót xa ngày nào của ba tôi cũng đang dần bị lãng quên. Hôm nay người ta nói nhiều về những dự án, những kế hoạch, những doanh nghiệp, những nhà ở xã hội, những đơn hàng. Những căn bệnh, những cuộc thi, những đất nước bạn, những hợp đồng, những mốí quan hệ giữa các nước, những thành công, những tấm huy chương. Và người ta nói về những gì rất đời thường của muôn người, những nụ cười và những giọt nước mắt.
Tôi chỉ muốn nói, nếu ai đó từng có một thời xót xa thì hãy xem nó như là một kinh nghiệm quý báu để tiếp tục sống tốt hơn. Suy cho cùng thì xót xa cũng rất đáng quý mà, nếu người ta biết xót xa nghĩa là người ta biết yêu và biết sống.
© HẢI ANH - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Những Điều Tốt Đẹp Rồi Sẽ Đến Sau Cơn Mưa | Radio Chữa Lành
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Mùa xuân sau cơn giông
Trời đổ mưa, những giọt nước lách tách rơi xuống mái tôn, tiếng mưa át cả những lời bàn tán. Bé Kiệu, trong vòng tay cha, khóc đến nghẹn cả hơi. Bà Mắm đứng lặng, ánh mắt trĩu nặng những đau đớn. Ông Tét ngước nhìn lên bầu trời xám xịt, đôi mắt đầy tuyệt vọng. Trong lòng ông chỉ còn lại một câu hỏi không lời đáp: "Đến bao giờ… cái nghèo mới thôi đè bẹp đời tôi…'"
Giữa chốn phồn hoa gặp được người
Giữa chốn phồn hoa ấy, hai con người xa lạ vô tình gặp nhau trên đường đời. Họ bước vào cuộc đời nhau chữa lành những vết thương cho nhau.Đi qua nhữn giông bão của cuộc đời. Hoa nở hoa tàn vẫn yêu sâu đậm.
Cuộc sống bạn muốn là gì?
tôi muốn mình được vỗ về, để đứa trẻ bên trong được xoa dịu tôi muốn ai đó đến bên, để trái tim thổn thức từng nhịp tôi muốn mình say với đời được thở và sống
Tháng Giêng năm Ất Tỵ, có 4 con giáp tiền vô như nước
Đầu năm Ất Tỵ 2025, vận mệnh của một số con giáp sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn.
Đoạn đường cũ
Có những cuộc tình không tên gọi, nhưng vẫn nhớ, vẫn yêu vẫn đợi và thậm chí là vẫn đau khổ vì những điều đó nhưng chỉ là không thể bên nhau, không thể nói chuyện, thậm chí ngay cả gặp mặt cũng không thể. Cuộc tình dù đúng dù sai dù đau khổ hay hạnh phúc, đúng tốt đẹp hay không cũng chí là một cách nhìn từ bản thân, từ đối phương.
Đủ buồn để buông
Mọi sự dịu dàng và an toàn trước kia anh đem đến, tôi còn chưa kịp tận hưởng đủ, anh đã vội lấy đi. Có tàn nhẫn không? Giá mà, anh đừng chữa lành tôi, giá mà anh không đem đến cho tôi một hi vọng khác, để rồi hôm nay phải tự mình bước tiếp với thêm nhiều vết thương khác.
Khi tôi bắt đầu cuộc sống mới – Kết hôn
Trong đoạn đường đời của mỗi người rồi ai cũng sẽ phải rời đi để chăm lo cho cuộc sống riêng. Nhưng cũng đừng vì vậy mà tiếc nuối, mà buồn bã. Bởi ai rồi cũng phải tự đi hết con đường mà bản thân đã chọn, ai rồi cũng sẽ hoàn thành phần còn lại của cuốn sách mà bản thân đã tự viết lên.
Tết xa quê
Tết xa quê nặng trĩu niềm thương Dẫu phố đông nhưng chẳng thấy vui sướng Con nhớ những hoài niệm ấm áp Chờ đón Tết trong giây phút ngày xưa.
Tôi chật vật giữ lấy lương tâm
Lúc này, tôi mới nhận thức được một cách rõ ràng về cuộc sống này và cũng nhận ra tại sao trước đây cuộc sống của tôi dễ dàng và thuận lợi đến thế. Bởi những vất vả và khó khăn đều được bố mẹ chắn chịu hết rồi, họ không bao giờ để tôi bị thật sự tổn thương, có chăng thì cũng là do tôi tự tưởng tưởng.
Viết để chữa lành
Trong từng trang viết, tôi tìm thấy một phần nhỏ bé của chính mình, những khát khao và nỗi sợ, những niềm vui và nỗi đau.