Mối tình ngày ấy
2025-02-03 17:05
Tác giả: Laynah Thaw
blogradio.vn - Mặc dù chưa một lần nào được hồi đáp, nhưng anh vẫn cố chấp và dần dần nó đã trở thành thói quen và bởi anh tin rằng ở một nơi nào đó, Hồng đang đọc những dòng chữ ấy!
***
Ngày 15, tháng 8, năm 1956.
Chuyến tàu cuối cùng lăn bánh vào miền Nam là chuyến tàu đón các sĩ tử miền Bắc vào theo học, đồng thời bí mật theo làm hoạt động cách mạng. Thời ấy chiến tranh là cụm từ mà khi ai nghe tới cũng không khỏi nghẹn ngào, ấy là một sự kiện mà không tưởng được mức độ gai góc và những bi kịch, thảm họa nó đã gây ra cho toàn thể nhân loại là đau khổ, thương vong là mất mát. Ấy là sự kiện mà những người mẹ kêu ai oán, than trời trách đất, khóc thương vì mất con thơ. Là sự kiện mà cắt đứt bao nhiêu mối tình đẹp vừa mới chớm nở, bao căn nhà đang yên ấm đột nhiên bị chia cắt đổ vỡ...
Tại thời kì đó chiến tranh không chỉ có bom đạn, máu đổ và hy sinh, mà đâu đó vẫn còn sự trỗi dậy của tình yêu nó là nơi sưởi ấm trái tim giữa những người chiến sỹ và những cô gái hậu phương theo làm cách mạng. Những người lính đi chiến trận không hẹn ngày trở về, những người con gái ở hậu phương cũng ngã xuống vì bom đạn. Tất cả còn đọng lại là những dòng chữ viết tay trên bức thư, những dòng nhật ký lưu lại đi về giữa bom đạn, ấy là những sợi dây gắn kết nối dài chuyện tình đẹp như cổ tích nhưng đầy day dứt trong khói lửa bom đạn chiến tranh.
Trên chuyến xe ấy Nguyễn Văn Bách lần đầu tiên gặp được người con gái mà ông cho là định mệnh của đời mình - Lê Thị Hồng. Lê Thị Hồng khi ấy vừa tròn tuổi 18, cô thi đậu vào trường Đại học Sài Gòn. Hồi đó muốn thi đậu vào các trường đại học là rất khó, huống chi đây là các thanh niên trẻ trong lớp đặc biệt được bí mật gửi vào miền Nam làm nhiệm vụ nên lại càng thêm mẫu mực ưu tú hơn.
Nguyễn Văn Bách si mê cái dáng vẻ yêu kiều mà giản dị của Hồng trong chiếc áo dài trắng ngay từ khi cô đặt chân lên chuyến xe, đôi mắt biết cười vẽ lên một đường cong tuyệt đẹp giọng nói đặc trưng của Hà Nội nhẹ nhàng đưa Bách trở về thực tại:
- Này anh ơi, anh có thể nhường chỗ này cho tôi được chứ?
Cô gái mỉm cười hỏi nhẹ. Anh Bách giật mình ngại ngùng đáp:
- À dạ vâng, cô cứ thoải mái ngồi.
Thì ra chiếc cặp sách của anh đã chiếm thêm hơn phân nửa chỗ ngồi. Bách vội vàng kéo lấy chiếc cặp qua cho thiếu nữ.
Cô gật đầu cảm ơn anh rồi ngồi xuống, mãi tóc đen xõa dài càng tô đậm thêm nét nữ tính dịu dàng. Bách liếc qua thấy trên ngực cô là tấm thẻ sinh viên được đeo ngay ngắn, buột miệng Bách hỏi:
- Cô là tân sinh viên trường Đại học Sài Gòn ư?
- Dạ vâng, sao thế ạ?
- À tôi nghe bảo thi vào trường ấy khó lắm, đề môn toán cả nước mà chỉ có chưa tới 100 người đạt điểm tối đa cơ đấy.
- Vậy ạ? Tôi thì cũng không giỏi giang gì đâu điểm vừa đủ đậu thôi. À mà anh học trường nào thế?
- Tôi học ở trường Đại học Kiến Trúc Sài Gòn, hình như cách trường cô cũng không xa lắm đâu đấy!
- Vâng.
Hồng khẽ đáp rồi cũng không nói gì thêm, tay chống lên cằm rồi lặng lẽ nhìn khung cảnh đang lướt qua bên ngoài khung cửa sổ, đôi mắt trở nên xa xăm. Bách cũng ý thức được bầu không khí ấy bèn giữ yên lặng ngồi ngắm nhìn thiếu nữ, cứ như vậy không biết đã qua bao lâu.
- Này anh!? Anh có biết vì sao tôi lại nhất định thi đậu vào Đại học Sài Gòn không?
Bách chăm chú nghe không đáp, vì anh biết chắc rằng anh không đáp thì cô vẫn sẽ tiếp lời, anh cũng không biết vì sao nhưng bản thân anh cảm thấy là như vậy. Không ngoài dự đoán, Hồng tiếp:
- Bố tôi vốn dĩ là một thầy giáo nhưng một lần cơ duyên nào lại tham gia Việt Minh, rồi bị lính Pháp sát hại, tới một phần cơ thể cũng không còn nguyên vẹn. Mẹ tôi thì làm hậu phương hoạt động trong các doanh trại, bà ấy bỏ tôi đi khi tôi mới lên 7, ngần ấy năm từ ngày mẹ tôi đi tôi vẫn chưa gặp lại bà. Tôi cũng không trách bà ấy, có lần tôi đã từng tuyệt vọng không biết bản thân tôi sống trên đời này để làm gì? Cho tới một lần… tôi tìm thấy con đường cách mạng. Không kể ngày hay là đêm đèn sách tìm hiểu về nó, không uổng công sức, một thời gian sau đó tôi được giới thiệu tham gia vào lớp hoạt động cách mạng. Đã có hàng đêm tôi trằn trọc không sao ngủ được: Tôi muốn hoạt động cách mạng!
Hồng nói xong vẻ mặt toát ra đầy vẻ kiên định. Bách chăm chú nghe từng chữ cô gái nói, anh nhìn sâu vào đôi mắt ấy thấy ánh mắt cô ánh lên ngọn lửa. Rung động trước ý chí kiên cường của cô gái với thân hình bé nhỏ này, anh biết chắc rằng lần này mình đã xong rồi! Anh thầm cười.
Nhưng... Bách vẫn chưa dám nói ra, anh không có đủ dũng khí bởi vì anh sợ. Anh vốn là bí thư chi đoàn có nhiệm vụ cảm hoá, thuyết phục học sinh theo cách mạng. Anh từng thề rằng sẽ không lấy ai vì anh sợ chính bản thân mình không lo được cho mái ấm ấy. Cuộc chiến chưa biết đến ngày nào kết thúc, tổ quốc còn đang gọi tên mình, bao nhiêu người đã đổ xương đổ máu, giờ đi lập gia đình thì lấy ai làm cách mạng?
Sau chuyến tàu ấy, Nguyễn Văn Bách mất liên lạc với Lê Thị Hồng, cho mãi đến sau này.
Năm 1959, tức 3 năm sau đó, vào một lần trong chuyến đi công tác bí mật, Nguyễn Gia Bách tình cờ gặp lại người thương năm ấy - Lê Thị Hồng, cô hiện đang là giáo viên giảng dạy trong một lớp học cảm tình. Lần này anh quyết định sẽ bày tỏ tâm tư mà anh đã giấu nhẹm trong suốt mấy năm qua.
Một chiều chủ nhật hơi âm u, Nguyễn Gia Bách đạp xe hơn 10km tới nơi Lê Thị Hồng giảng dạy. Sau nhiều năm không gặp Hồng vẫn nhận ra anh, nhưng lời tỏ tình vụng về mà Bách lấy hết dũng khí sau nhiều năm đợi chờ nói ra đã bị cô từ chối khéo: "Tôi nghĩ cuộc đời của tôi là để cống hiến cho Tổ Quốc, anh nên đi tìm người khác đi!"
Vừa xấu hổ vừa đau lòng, Nguyễn Gia Bách vội chào từ biệt cô. Mối tình tưởng chừng như vừa mới chớm nở đã kết thúc ngay ngày hôm ấy. Vốn nghĩ sau hôm ấy Bách sẽ hết hy vọng rồi nhưng không! Anh thường hay viết thư cho cô kể về nhưng lần đi công tác, những lần vào sinh ra tử của mình. Mặc dù chưa một lần nào được hồi đáp, nhưng anh vẫn cố chấp và dần dần nó đã trở thành thói quen và bởi anh tin rằng ở một nơi nào đó, Hồng đang đọc những dòng chữ ấy!
Tháng 2 năm 1963 là lần cuối cùng anh viết thư cho Lê Thị Hồng như có linh cảm xấu, anh quyết tâm tỏ tình lần cuối với cô, anh viết:
“Nếu hoà bình lặp lại, tôi sẽ trở về tìm cô và nghe câu trả lời từ chính miệng cô!”
Sau đó chưa được bao lâu, Nguyễn Văn Bách bị mật vụ bắt, anh chuyển hết từ nhà giam này tới nhà giam khác.
"Chúng tra tấn tôi đủ trò... nhưng tôi vẫn không hé răng nửa lời. Nhiều đêm tôi cảm tưởng mình như từ cõi chết trở về" - Nguyễn Văn Bách bộc bạch.
Nguyễn Gia Bách không hề biết mỗi lá thư anh gửi đều được Lê Thị Hồng đọc không xót một chữ, như mọi lần cô sẽ đều im lặng không hồi đáp. Nhưng bị cảm động bởi tình cảm chân thành của Nguyễn Gia Bách dành cho mình suốt nhiều năm qua, cô ngầm chấp nhận lời tỏ tình và lời hẹn của anh.
Nhưng cô nào biết rằng, vào một ngày nọ, tin Nguyễn Gia Bách bị kết án tử hình vì bị buộc tội chống đối Việt Nam Cộng Hòa tràn lan trên khắp các mặt báo. Nhận được tin, Lê Thị Hồng chết lặng, cô không dám tin vào mắt mình. Lòng cô quặn thắt, nghĩ về kỉ niệm hồi trước từng từ chối anh nhiều lần, nước mắt không khỏi trực trào ra.
Ngày Nguyễn Văn Bách bị tử hình, Lê Thị Hồng lặn lội một quãng đường xa hơn 100km để tiễn anh. Cô chỉ dám đứng từ xa trông nom bóng hình ấy sau thời gian đã rất lâu không gặp mà bây giờ lại sắp chia ly, thậm chí đau khổ hơn là âm dương cách biệt!
Nguyễn Văn Bách trước khi chết, ánh mắt anh vô thức tìm kiếm bóng hình cô trong vô vọng nhưng không ngờ kỳ tích xuất hiện, người ấy đã đến! Anh mỉm cười ngờ ngợ ra đáp án của lời tỏ tình năm xưa, nhắm mắt đầy mãn nguyện.
Nguyễn Văn Bách hy sinh!
Sau ngần ấy năm, Lê Thị Hồng không lập gia đình. Cô dành trọn cuộc đời cho lý tưởng cách mạng, và cho người con trai đã hy sinh vì đất nước, vì cô. Tình yêu của họ không có cái kết trọn vẹn, nhưng nó vẫn sống mãi, như một ngọn lửa thầm lặng sưởi ấm trái tim cô trong những năm tháng đơn độc.
Tình yêu ấy là minh chứng cho thời loạn lạc: không cần phải trọn vẹn, không cần hồi đáp, nhưng vẫn mãnh liệt và bất diệt. Trong khói lửa chiến tranh, họ đã sống, đã yêu, và đã cống hiến, để lại một câu chuyện đẹp đẽ nhưng đầy tiếc nuối cho thế hệ mai sau.
© Laynah Thaw - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Chúng Ta Từng Là Điều Quý Giá Trong Cuộc Đời Nhau | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Âm thanh của đêm
Đêm ở quê tôi chẳng có đèn màu rực rỡ, cũng không có tiếng ồn ào náo nhiệt đông người. Nó chỉ có tiếng ếch nhái với mấy con nhác nhan kêu ngoài ruộng, lâu lâu có mấy chị vạc sành bay ngan ghé lại bụi trúc sát vách nhà tôi kêu vạc vạc, vạc vạc. Tôi chẳng bao giờ thấy mặt mũi của các chị vạc này ra sao chỉ biết nó qua tiếng kêu đặc trưng đó.
Bạn là ai trong mắt người khác?
Những gì họ nhìn thấy thường chỉ phản ánh chính tâm trí họ chứ không phải con người bạn. Vậy tại sao chúng ta phải để ý đến điều đó nhiều đến thế?
Chưa từng quên anh
Đã có lúc em nghĩ có thể do anh không phải thuộc tuýp người lãng mạn, nhưng dù cho em có viện ra bao lí do đi nữa thì em cũng nhận ra anh không yêu em. Đơn giản có lẽ em chỉ là hình bóng thay thế tạm thời của một ai đó mà thôi.
Tôi yêu trái tim cô ấy
Anh nói chị cứ như một con ong nhỏ cứ cần cù siêng năng mỗi ngày lấy mật làm ngọt cho đời, cố gắng sống có ích cho đời, mà anh muốn gần chị để cùng sẻ chia và cùng cố gắng với chị.
Sau 1 năm sống tối giản, tôi đã tiết kiệm được 200 triệu và rút ra nhiều bài học xương máu
Tôi không còn muốn bị chủ nghĩa tiêu dùng ép buộc nữa. Tôi chỉ muốn sống một cuộc đời đơn giản.
Ngày mới
Cô Ngọ nói cái ngày cả làng được nhận thóc và được thổi lửa nấu cơm sau rất nhiều ngày dài bị đói là một ngày mới, là một ngày mà cả làng như được sinh ra lần thứ hai. Nên những người còn sống đến mãi sau này như cô Ngọ đều ghi nhớ và trân trọng ngày hôm đó. Ai cũng nói đó là một ngày mới, một ngày có ánh mặt trời thật sự đã chiếu sáng đã hồi sinh cho cả làng.
Hoàng yến và Gió (Phần 2)
Chỉ có thông qua những bức tranh mà anh vẽ mới khiến cho người khác nhận thấy được tài năng của anh, chứ chẳng phải là những lời đánh giá bên ngoài. Thế giới, vạn vật trong mắt anh như thế nào thì nên dùng tranh để thể hiện mới phải!
Tháng Giêng cung hỷ phát tài: 3 con giáp đếm tiền mỏi tay, cười vui mỏi miệng
Đây là 3 con giáp may mắn nhất trong tháng Giêng này.
Mong một ngày bình an
Nếu buổi sáng nay thức dậy, Thấy mình còn khỏe mạnh và bình an. Dẫu cuộc đời đầy gian khổ, Phước phần ta có hơn nhiều thế gian.
Chưa ai bảo sống là dễ dàng
Thiện nghiệp và Trí tuệ cùng hỗ trợ thành tựu cho nhau. Thiện nghiệp giúp cho con người phát sinh ra Trí tuệ, còn Trí tuệ thì dẫn dắt cho hành vi làm đúng chánh pháp, đây chính là chân ngôn huyền bí của cuộc đời.