Lớn lên từ nỗi đau của mẹ
2018-12-28 01:20
Tác giả:
Cạch! Tiếng chống xe đạp của mẹ vừa dừng ngay ngoài ngõ, tôi chạy nhanh ra ôm lấy chân mẹ nũng nịu: “Mẹ ơi con đói, trưa chị không nấu cơm cho con ăn. Sang nhà bà nội, mợ và bà bảo về đi. Cho chúng mày ăn thì cháu trai của tao đói mất.”
Mẹ bước đến bờ hàng rào giới tàu, bẻ một cây roi, mà mẹ thường gọi là roi mót. Chị vẫn ngồi yên trên chiếc chiếu rách ngoài hiên nhà, Nơi tôi và chị vẫn ngồi hàng ngày chờ mẹ đi làm về.Tôi ngồi co ro trong góc nhà nhìn mẹ lấy cây roi vụt vào người chị.
“Sao con không nấu cơm cho em ăn? Sao phải sang bên đó để bị đuổi về. Mẹ đã dặn con như thế nào. Không nhớ à? Hay là nhớ mà vẫn không nghe lời? Hả?”
Lúc đó tôi thật sự thấy sợ. Tôi nghĩ mình sai rồi. Tôi chỉ muốn nũng nịu mẹ một chút xíu thôi mà. Khoảnh khắc ấy tôi thấy mẹ như thành người khác. Bình thường mẹ hiền lắm, mẹ thương hai chị em tôi lắm. Hôm nay sao mẹ lại tức giận đến vậy. Đã bao giờ mẹ đánh chị đau thế đâu. Bao nhiêu câu hỏi cứ hiện lên trong đầu tôi. Muốn chạy đến ôm lấy chị, xoa những vết roi hằn ứ máu trên da thịt nhưng lại sợ chị còn giận. Lấy tay quệt những dòng nước mắt, chị đi lên nhà. Mái nhà tranh chỗ xiêu chỗ dột, chị ngồi thụp xuống chõng tre,ngẩng mặt lên mặc cho ánh nắng rọi từ cái lỗ dột trên nhà hắt thẳng xuống. Hẳn chị cũng đang thắc mắc như tôi: Sao mẹ lại vậy?
Dưới căn bếp nhỏ cũng bằng mái tranh, vách tường trét đất, nền nhà chỗ lồi chỗ lõm, mẹ ngồi dựa vào cái kệ đựng bát đĩa đã mối mọt cũ kỹ. Nhìn qua khe cửa tôi thấy những giọt nước mắt của mẹ.
Mẹ không khóc thành tiếng, ầm thầm nhưng đầy nỗi dằn vặt xen lẫn trách móc và oán giận. Khi đó tôi còn quá bé để hiểu được vì sao mẹ khóc.
Đó là ký ức tuổi thơ sâu đậm nhất của tôi về gia đình ở cái thời mặc không có, ăn còn chưa đủ. Cái thời của tư tưởng trọng nam khinh nữ làm khổ biết bao nhiêu gia đình. Mãi đến sau này, tôi mới hiểu về những giọt nước mắt ngày ấy. Mẹ lấy bố là con trai cả trong gia đình. Bố đi bộ đội xa nhà, nơi đóng quân gần thì còn vài ba tháng về thăm nhà, nơi xa có khi đến nửa năm. Lương bộ đội khi đó chẳng được bao nhiêu, mẹ làm công nhân của xí nghiệp gạch ngói. Ngày mẹ đi làm, đêm về thức nấu rượu đến khuya, sáng dậy từ sớm đi nhập cho các cửa hàng rồi mới vội vã đến xí nghiệp. Cuộc sống dường như chỉ có ba mẹ con nương dựa vào nhau. Có lẽ mọi thứ đã khác nếu như tôi sinh ra là một thằng con trai. Sau này lớn lên thi thoảng tôi vẫn tự trách mình như thế khi nghĩ vễ nỗi đau của mẹ.
Cuộc sống của mẹ đã dễ chịu biết bao cho đến khi sinh tôi ra là một đứa con gái. Bà trở nên khắc nghiệt với mẹ, bà coi như tôi chưa hề tồn tại. Cuộc sống của mẹ con tôi phải trải qua sự khó khăn và dằn vặt từ giây phút đó. Chật vật về vật chất nay lại còn thiếu thốn cả về tinh thần. Những lúc mẹ vội vã đi làm chỉ kịp vứt con sang nhà hàng xóm gửi nhờ đưa đi học. Rồi những trận ốm ho gà, sốt phát ban hành chị em tôi đến thừa sống thiếu chết, phải nhờ hàng xóm đưa đi viện. Mặc dù nhà nội sát ngay bên, tiếng kêu đau của chúng tôi và tiếng khóc thét lên trong nỗi hoảng sợ sẽ mất con của mẹ cũng không thể làm nội tôi nghe thấy. Vì nội còn phải lo cho cháu trai của nội! Cả những tối lạnh co ro ngồi bên bếp củi chờ mẹ đi làm về đun vội cho nồi cháo để kịp ấm bụng. Có cả những hôm được hàng xóm đón đi học về sớm hai chị em lại phải ngồi ở cái chiếu rách ngoài hiên chờ đến khi mẹ về. Tất cả những khoảnh khắc đó trong trí nhớ của tôi đều chỉ có mẹ gồng mình chèo chống cho hai chị em để cùng nhau trải qua. Hiếm hoi lắm bố mới về thăm nhà, trong bữa cơm, chị tôi hồn nhiên nói:
- Bố ơi, con thích bố về lắm.
- Vì sao thế con?
- Tay còn bốc miếng thịt, chị cười híp cả mắt trả lời: thì bố về mẹ mới mua thịt, chị em con mới được ăn thịt. Chưa kịp để bố mẹ phản ứng chị lại tiếp lời.
- Mà bố về sao không báo trước tội nghiệp con Vàng (con chó nhà tôi) tối nay lại không có cơm rồi.
Cả nhà cười ầm lên. Giây phút đó tôi cứ mong gia đình mãi được vui như vậy. Tôi chưa bao giờ thấy mẹ kể cho bố nghe những chuyện về nội hay than vãn về những gì mẹ phải trải qua. Tôi biết, mẹ muốn bố yên tâm công tác, mẹ hiểu được nỗi khổ tâm của bố khi chạm ánh mắt khắc nghiệt của nội. Là con đầu không sinh được con trai có lẽ đã là một cái tội. Tội lại lớn hơn khi bố mẹ quyết định không sinh thêm nữa, để lo cho hai chị em khôn lớn nên người.
Tôi hiểu bố mẹ đã phải dằn vặt như thế nào. Tôi cũng hiểu mẹ đã chịu đựng ra sao. Không đếm được cũng không nhớ nổi bao nhiêu lần mẹ khóc. Có lẽ, nếu nước mắt là thứ có giá trị thì mẹ tôi sẽ là người giàu nhất thế gian. Bố thì khác, bố không nói nhưng không ít lần tôi bắt gặp ánh mắt đượm buồn của bố mỗi lần Nội nhắc đến cháu đích tôn. Hay cả những lúc anh em họ hàng bàn tán về vấn đề con trai con gái, mâm trên mâm dưới. Tôi hiểu, bố đã phải suy nghĩ nhiều như thế nào. Tôi cảm nhận được sự cứng rắn mạnh mẽ của người đàn ông trụ cột gia đình trong cách bố đã vượt qua tất cả để giữ vững lập trường của mình: “Không sinh thêm, lỡ lại con gái nữa khổ cả mình cả nó, chỉ cần nuôi hai đứa này khôn lớn là đủ”. Tôi chưa bao giờ bị bố đánh, tôi vẫn còn nhớ như in câu nói của bố với mẹ “em muốn dạy con, đánh con thì tùy em. Còn anh , anh không đánh nó đâu. Thiên hạ ác mồm ác miệng lại bảo anh ghét nó, đánh nó vì nó không phải là con trai”
Thời gian trôi đi, bố vẫn làm xa nhà hơn 300km, 3 mẹ con vẫn nương vào nhau như thế. Mẹ vay mượn bạn bè cất được một mái nhà nhỏ đủ che mưa che gió. Những ngày tháng đó cũng chỉ có mẹ lo toan tất cả. Sau này, bố thương ba mẹ con nên chịu thiệt thòi xin về làm gần nhà. Gia đình tôi đã quen với cái cách đối xử của Nội nên cũng chấp nhận nó như một lẽ thường. Dù sao có bố về gần, cả nhà sum họp nên vấn đề khác chẳng còn quan trọng mấy.
Chúng tôi đã lớn lên trong tình yêu thương vẹn tròn và kiên định của bố mẹ. Cuộc sống hiện đại kéo theo tư tưởng con người cũng trở nên thoáng hơn, thay vì đè nặng việc sinh con trai như ngày xưa thì giờ đây các bậc cha mẹ giành thời gian suy nghĩ làm sao để nuôi dạy con khôn lớn và có ích, trai hay gái gì cũng được. Giờ đây cả tôi và chị đều đã có gia đình. Đều sinh được một bé trai xinh xắn. Nhiều người chả biết vô tình hay cố ý, họ hỏi mẹ tôi bà có cháu chưa? Trai hay gái? Thích nhỉ có hai cháu trai rồi cơ à. Thế là con hơn mẹ rồi đó.
Lúc đó tôi biết vết thương năm xưa của mẹ lại nhói lên chút xíu. Gia đình tôi mỗi lần có dịp ngày nghỉ hay ngày lễ vẫn quây quần vui vẻ bên nhau, vẫn nhắc lại những kỷ niệm, những vất vả năm xưa. Nhìn ông bà chơi đùa cùng con cháu tôi thầm cảm ơn những gì đã trải qua. Tôi muốn bù đắp thật nhiều cho đấng sinh thành ra mình. Ai đó đã từng nói con người trưởng thành lên từ những nỗi đau. Và tôi, tôi lớn lên từ nỗi đau của mẹ.
© Hoa Nguyễn – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.