Khúc giao thừa nhìn lại
2017-01-27 01:27
Tác giả:
Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của dân tộc. Tết chỉ diễn ra trong những ngày quan trọng nhất là ngày 30 và ngày mồng 1,2,3. Tết thực sự gấp rút và hối hả từ ngày rằm tháng chạp trở đi. Các gia đình đều bắt đầu tiến hành quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ để mua sắm đồ lễ và đón tết.
Ngày 23 tháng Chạp là một ngày có nghi lễ quan trọng, ngày lễ cúng ông Công ông Táo. Những mâm cỗ thơm ngon được bày biện thịnh soạn, tươm tất dâng lên cúng ông Táo là người cai quản bếp núc giữ ngọn lửa ấm áp cho mỗi gia đình. Những ngày sau, không khí tết dồn dập, nhộn nhịp đến rất nhanh. Và cứ thế, Tết đang đến bên ta thật gần…
Với nhiều người thì hình ảnh của Tết xưa có lẽ chẳng bao giờ có thể nhạt phai trong tâm thức bởi vì họ được sinh ra và lớn lên từ những vùng quê nghèo, đói khổ về vật chất nhưng lại rất nặng tình với những nét văn hoá cổ truyền của đất nước. Bởi vì đó chính là tuổi thơ của họ, là những kỷ niệm mà họ đã trải qua. Có lẽ thế nên mỗi dịp Tết về họ lại mong được sống lại những khoảnh khắc ấm áp của những ngày xưa khi mà một phần cuộc đời của họ đã từng gắn bó. Bởi vậy mà với họ Tết sẽ là những ngày ý nghĩa nhất vì đó là tết đoàn viên, là sum vầy.
Mỗi người nghĩ về Tết và đón nhận nó một cách khác nhau, người này thích Tết hiện đại, người khác lại thích Tết cổ truyền. Vì vậy, những ngày này có thực sự vui hay không còn phụ thuộc nhiều vào tâm trạng cảm nhận và tâm lý đón tết của mỗi người, mỗi gia đình.
Một cái Tết ấm áp, vui vẻ và sung túc đáng để cho chúng ta hưởng thụ sau một năm lao động vất vả. Bởi lẽ Tết chính là sự gắn bó, kết nối con người với con người gần lại với nhau hơn chứ không đơn giản chỉ là những ngày nghỉ hoặc những bữa ăn ngon.

Khi một cái Tết nữa đang bắt đầu về. Những ngày này đây thời tiết tuy chưa đến nỗi rét quá nhưng cũng đủ để người đi đường cảm nhận được những cái lạnh của từng cơn gió. Bên ngoài những vệt nắng vẫn cứ vàng mênh mang, nhưng cũng chỉ xua đi bớt một phần nào của cái lạnh. Đêm về, sương xuống, những cơn gió lạnh mang về cho ta những khoảng lặng bâng khuâng trong lòng. Chỉ mong mùa Đông đến và đi thật nhanh để cho mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
Năm tháng qua đi, mỗi ngày trôi qua lại cho ta một ước mong khao khát, như nắng mùa thu, gió mùa xuân, mưa mùa hạ. Mưa gió khắc nghiệt là thế nhưng mùa vẫn tròn trịa, đủ đầy.
Những ký ức xưa về lễ cúng giao thừa, về âm thanh rộn ràng và hương thơm của pháo, của hương trầm, của các món ăn trên mâm cỗ cúng, tiếng đọc thơ Xuân trên đài phát thanh, vẻ mặt vui vẻ hân hoan của bố, mẹ, của cả nhà vẫn luôn đọng mãi trong tấat cả chúng ta là điều quý giá không còn có thể gặp lại. Ngày còn bé, thức đến giờ chờ Giao thừa là một việc vô cùng lớn lao. Sau lễ mọi người cùng nhau ra ngoài đường đi hái lộc với quan niệm chính là xuất hành đi lễ các chùa để cầu phúc, cầu may, cầu an…
Ào một cái, Tết đang đến và lại sắp đi nhanh như từng cơn gió thoảng, trả lại cho ta nỗi bâng khuâng và những bồi hồi xốn xang sau Tết. Những ngày ồn ã nhất đã sắp đi qua đi trả lại sự bình yên cho trời xanh, mây trắng nắng hồng. Đâu đó từ khung cửa nhà ai vẫn vẳng ra “khúc giao thừa lặng lẽ” với những ca từ sâu lắng nồng nàn làm cho tâm hồn ta xôn xao khó tả. Cuộc sống hối hả qua, ngày tháng vội vã xa, để lại trong lòng ta những dư âm đậm nhạt của những ngày Tết xưa và nay, của những cái cũ và mới luôn lắng đọng, xen kẽ và lan tỏa. Cuộc sống là của tất cả mọi người, Tết cũng là của tất cả mọi người, nhưng mỗi ai đó đều có riêng những suy nghĩ và cảm nhận của mình về Tết.

Đón Tết nay để nhớ những Tết xưa cũng là để ghi nhớ mãi công ơn ông bà, mẹ cha một thuở. Tết đã qua rồi, nhưng bên ngoài nắng vẫn xanh trời và vàng tươi như sắc mai vàng nở muộn.
Ngược dòng thời gian cho ta ngậm ngùi bâng khuâng nhớ da diết cái màu vàng mơ của Tết. Vẫn còn đó là mai, đào, bánh chưng xanh và không khí chộn rộn nhộn nhịp của Tết, nhưng kí ức và nỗi nhớ về Tết của ngày hôm nay đã không còn giống hôm qua. Tết hôm nay quen nhưng cũng có nhiều khác lạ.
Mùi bánh chưng đang sôi lục bục, hương trầm thắp nghi ngút cuối năm, mùi nước lá mùi già bốc khói là những hồi ức không thể phai trong kí ức mỗi chúng ta về những ngày tết truyền thống.
Những hình ảnh kỉ niệm về ngày tết thường gắn liền tình cảm với gia đình, với những người thân, ngập tràn niềm yêu thương. Vì thế đó là những kỉ niệm hạnh phúc và khó quên nhất trong kí ức mỗi con người Việt Nam, mỗi tâm hồn Việt Nam.
© Nguyễn Thúy Hạnh – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!
Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?