Em ra phố
2024-07-26 15:00
Tác giả:
blogradio.vn - Sáng nay cô ra phố, Bích Loan thấy nhớ nôn nao chiếc xe bánh mì và câu nói của mẹ, mình chuẩn bị ra phố thôi con, dậy đi. Bây giờ cô cũng đang ra phố đây, cũng con hẻm quen thuộc cũng những ngôi nhà những gương mặt quen thuộc của biết bao người, cũng con phố đã bên cô bao năm tháng ngày xưa, mà sao hôm nay cô thấy thân thương lạ.
***
Đã hơn bảy năm rồi Bích Loan mới quay lại mới về lại đất nước. Cũng đã hơn bảy năm cô rời xa đất nước rời xa quê hương qua nước người sinh sống, là hơn bảy năm mà những nỗi nhớ nỗi mong chờ cứ chất chứa thật đầy trong cô. Bích Loan thấy lần đầu tiên và cũng là suốt những năm tháng sống ở xứ người thì chẳng có điều gì dễ dàng hết, một phần vì cô không đủ vốn kiến thức và không đủ vốn ngoại ngữ để theo kịp mọi người để bắt kịp với nhịp sống luôn căng tràn và hối hả ở bên đó. Rất may là chồng cô luôn là người theo sát động viên và giúp đỡ cô rất nhiều, mà thành phố nơi cô sống cũng có khá đông người Việt mình nên cô thấy tự tin và thấy yên tâm.
Bích Loan theo chồng ngay sau ngày cưới và cô cứ ngỡ chắc một hai năm gì đó là được quay về lại, cô đâu nghĩ là thời gian lại kéo dài quá lâu như vậy, vì cuộc sống mưu sinh nơi xứ người cũng long đong vất vả chứ chẳng giống như suy nghĩ của nhiều người bên này. Bích Loan thấy hình như người ta cứ mở miệng ra là nói đi nước ngoài sướng lắm, sẽ có một cuộc sống sung sướng lắm tiền nhiều của, mà người ta không chịu nghĩ rằng cho dù ở bất cứ đâu thì mình có làm thì mới có ăn. Mà đồng tiền do chính mồ hôi nước mắt mình bỏ ra mới là đồng tiền đáng quý mới là đồng tiền chân chính. Cô cũng có một thuận lợi là chồng cô được một người bác trong họ hàng cho ở chung nên không tốn tiền thuê nhà. Rồi anh cũng tích cóp được và mở một tiệm bánh ngọi cũng đủ cho hai vợ chồng sinh sống, nhưng cô không có trình độ cao như người ta nên chỉ quanh quẩn trong nhà làm việc nhà và chăm con. Rồi anh cũng biết cô rất nhớ nhà nên đã cố dành dụm để hai mẹ con có một chuyến về thăm lại quê hương, thăm lại gia đình ba mẹ và các em cô, còn anh không về được vì phải lo cho tiệm bánh. Mà anh nói anh quyết định kinh doanh tiệm bánh cũng là vì cô, để cô đỡ nhớ nhà hơn.
Bích Loan hòa vào dòng người vừa xuống máy bay, cô nghe một cảm giác nghèn nghẹn dâng lên trong lòng, tay cô nắm chặt tay con gái.
- Cà rốt, mình đã về tới nhà ngoại rồi, đây là đất nước là quê hương của con, con nhìn đi.
Cô bé tròn năm tuổi cứ ngước mắt lên nhìn mẹ rồi nhìn xung quanh. Có lẽ cô bé thấy lạ lẫm vì quá đông người, mà cũng là lần đầu tiên cô bé đi máy bay, nhưng vì có mẹ bên cạnh nên cô bé đã vui được ngay lập tức.
- Nhà ngoại ở đâu hả mẹ, có xa lắm không?
- Không con, chỉ hơn hai tiếng nữa là con sẽ được gặp bà ngoại.
Bích Loan bồi hồi nhìn tất cả mọi người, cô thấy như họ đều là người Việt đều là những người thân của cô. Mới đó mà cô đã xa quê hương nhiều quá, không biết lát nữa đây những con đường có đón hai mẹ con cô, cũng những âm thanh những sắc màu những không gian giống như bảy năm về trước không. Mà ngày cô rời đi là cô chỉ có một mình và có chồng cô, còn bây giờ khi cô quay về thì có thêm đứa con gái bé bỏng mà cô yêu thương nhất trên đời. Cũng như khi sinh con ra ở bên kia và nuôi dạy con lớn khôn, không một ngày nào cô không dạy con những bài học về tình yêu đất nước về cách giao tiếp và nói tiếng mẹ đẻ của con, vì ở trường con đã nói và tiếp xúc với mọi người toàn bằng tiếng anh. Bích Loan thấy đó là quãng thời gian tuy vất vả nhưng vô cùng ý nghĩa với hai mẹ con, vì chồng cô suốt ngày quần quật ở tiệm bánh nên cô phải gánh công việc đó. Mà bé Cà rốt cũng rất thông minh và tiếp thu rất nhanh. Cô muốn con mình phải biết và thấm được ngôn ngữ cũng như tình yêu quê hương, mà chỉ có được quay về một lần đó mới là điều tốt nhất để con được tận mắt nhìn thấy, còn hơn cả trăm ngàn bài học cô dạy cho con.
Bảy năm ở xứ người Bích Loan nhớ nhà có lúc đến quay quắt. Cô nhớ mẹ và nhớ nhất chiếc xe bánh mì vẫn cùng mẹ lăn trên đường mỗi sáng, rồi buổi tối là chiếc xe hủ tiếu gõ của hai mẹ con cứ vang vang những tiếng cọc cọc trong con hẻm nhỏ. Ngày nào cũng vậy, đó là phương tiện kiếm sống của gia đình cô, mà từ ngày ba cô mất đi thì cô là chị lớn trong nhà phải một tay phụ mẹ để còn lo cho hai đứa em của cô.
Bích Loan nhìn hai bên con đường, cũng giống như cách đây bảy năm cô ra đi, nhưng đã có nhiều những xây dựng mới. Hình như người ta đã xây thêm nhiều công ty nhiều khách sạn và cả nhiều những ngôi nhà hiện đại hơn. Cô nhìn không được nhiều lắm vì chiếc xe cứ chạy thoáng qua và con đường cứ như càng lúc càng lùi dần lại phía sau.
Bích Loan quay nhìn con bên cạnh, có lẽ chuyến bay xa làm con mệt nên con bé đã nhắm mắt lim dim. Ngày mai cô sẽ cho con đi chơi nhiều nơi cho con biết thành phố của con, cho con biết đất nước của con. Cô sẽ hỏi con là con có thấy giống những gì mẹ đã kể không, nhưng chắc con sẽ không còn được thấy chiếc xe bánh mì ngày nào của ngoại của mẹ nữa, vì từ ngày cô đi thì mẹ cô cũng nghỉ bán luôn. Mẹ chỉ bán hủ tiếu vào ban đêm, mà cô cũng đồng ý vì sức khỏe của mẹ không còn được như trước và cô không còn phụ giúp mẹ được nữa.
Bích Loan thấy nhớ nôn nao con phố nhỏ, con phố trước con hẻm nhà cô mà sáng nào mới hơn năm giờ sáng là cô đã phụ mẹ đẩy xe ra phố. Những người bán thức ăn sáng khác cũng đã có mặt, ai cũng xôn xao ai cũng nôn nao lo cho hàng quán của mình, có phải vì vậy mà con phố cũng thức giấc theo. Bích Loan vừa đẩy xe vừa hít thở những luồng không khí trong lành và mát mẻ của buổi sáng, cô thấy khoảnh khắc đó con phố vừa có sự yên tĩnh vừa có những lao xao rất nhỏ rất đáng yêu, mà đã bao năm cô cũng đã quá quen với mọi người trong con phố. Bích Loan nhớ hàng bánh mì của mẹ, chiếc xe bánh mì của hai mẹ con cô là xuất hiện muộn nhất, sau cùng nhất nên lúc đó gần như nguyên cả dãy phố bên đường đã kín chỗ, vì ai cũng có chỗ bán của riêng họ. Rồi một nhà ở gần đó thương tình hai mẹ con hiền lành chân thật nên đã cho đứng bán trước nhà của bác, bác nói cứ đứng nép một bên là được còn chừa chỗ cho xe cộ ra vào, vậy là hai mẹ con cô có chỗ để mưu sinh. Mà ngày trước mẹ cô chỉ bán hủ tiếu mỗi đêm, rồi ba cô mất nên mẹ cô quyết định kiếm thêm bằng chiếc xe bánh mì. Bích Loan thích nhất những buổi sáng như vậy, và cô cũng thích luôn câu nhắc nhở quen thuộc của mẹ mỗi sáng trước khi hai mẹ con rời khỏi nhà, lúc nào mẹ cũng gọi cô dậy sau khi đã chuẩn bị hết các thứ:
- Loan ơi, dậy thôi con, mình chuẩn bị ra phố.
Mẹ cô không nói là đi bán hay đi kiếm tiền, mẹ chỉ nói như thế và Bích Loan cứ thấy yêu yêu câu nói của mẹ.
Mình ra phố đây, mong sao sáng nay bán được hết hàng nhanh nhanh để mẹ còn được nghỉ ngơi sớm, rồi tối còn bán nữa.
Khi bóng đêm tràn xuống con phố, khoảng hơn bảy giờ tối là hai mẹ con cô lại xuất hiện với chiếc xe hủ tiếu mà nhiều người hay gọi là hủ tiếu gõ. Mà Bích Loan đâu thấy mẹ cô gõ gì đâu, chỉ có tiếng cọc cạch của chiếc xe cứ vang lên trong con hẻm. Rồi hai mẹ con lại sắp xếp bàn ghế và mẹ nhóm lửa lên, xong mẹ hối cô vào nhà học bài, đến khoảng hơn mười giờ là cô lại chạy ra phụ mẹ rửa tô và dọn dẹp. Cũng may mẹ cô nấu ngon nên người ta ăn đông lắm, những người hay đi chơi hay đi ăn vào buổi khuya. Bích Loan cảm được con phố cứ như hiểu được những nhọc nhằn của hai mẹ con cô nên bóng đèn thật cao trên con phố cứ rọi xuống sáng trưng cả chỗ bán, mẹ cô cũng chẳng cần câu thêm điện của nhà người ta. Bích Loan nhìn con phố lúc đó rất đông người, những ồn ào sôi động và những tiếng nói cười cứ chật kín cả con phố. Chỉ khi đã giúp mẹ xong xuôi đâu đó và đẩy xe vào lúc đó cô mới thấy con phố được trả lại vẻ tĩnh lặng gần giống như buổi sáng mai, thường là khoảng hơn mười một giờ, hôm nào bán ế là đến gần mười hai giờ là xong. Rồi cô luôn được sóng đôi cùng con phố những bước chân thật chậm mà cũng thật nhanh.
Bích Loan đã nhiều lần tự hỏi có phải vì cô đã luôn có mặt cùng con phố với công việc mưu sinh của mẹ của gia đình cô, mà những nỗi nhớ những ký ức về con phố cứ luôn cháy bỏng trong trái tim cô. Khi cô đã thật sự xa rồi, lúc đó cô chỉ mới vừa tốt nghiệp xong lớp mười hai, rồi cô quyết định dừng việc học lại để lo cho các em và giúp mẹ, rồi cô gặp được chồng cô trong một lần anh đến quán ăn hủ tiếu. Lúc đầu cô cứ nghĩ anh chỉ là một người khách qua đường và thấy đói bụng nên dừng lại ăn. Đêm đó thời tiết khá lạnh vì đã vào đông rồi, anh ngồi xuống ngay cạnh sát bên bếp lửa và cứ xuýt xoa mãi. Anh nói cả một con phố thật lạnh như vậy mà có một bếp lửa thật ấm ở ngay bên đường thật thú vị và ấm áp làm sao. Bích Loan thấy anh nói chuyện có vẻ lạ hơn nhiều người khách khác nên cô cứ mỉm cười, rồi sau lần đó anh cứ hay ghé quán để ăn, rồi anh ngỏ lời với cô.
Bích Loan thấy mình may mắn vì đã gặp anh, cô nghĩ anh thương cô thật lòng và anh đã không màng đến hoàn cảnh gia đình cô. Anh nói anh thương cô chứ không quan tâm đến chuyện giàu nghèo hay học cao học thấp, mà anh cũng nói cô biết qua bên kia cũng sẽ tiếp tục sinh sống như vậy, vì mẹ anh muốn anh qua đó để có cuộc sống dễ dàng và sung túc hơn.
…
Sáng nay Cà rốt đi chơi với bà ngoại và mấy dì, Bích Loan được một mình thả bộ trong con phố. Sao không thấy ông Bảy bán phở nữa ha, mà nơi này cách đây bảy năm là một khoảng đất trống rất lớn, bây giờ đã có một khu chung cư sừng sững và hiện đại mọc lên. Còn ở đây là hàng bánh cuốn của chị ấy sao bây giờ chị không còn bán nữa, con phố này vẫn như xưa mà. Bích Loan nhìn thật kỹ và thật chậm con phố, vẫn những hàng cây cao vút lên trời, đây là nơi hai mẹ con cô vẫn đứng bán bánh mì mỗi sáng. Còn buổi tối là cứ có biết bao chiếc lá biết bao nhiêu mùi hoa sữa thơm ngạt ngào bay theo những cơn gió làm lay động biết bao người qua lại trên phố.
Sáng nay cô ra phố, Bích Loan thấy nhớ nôn nao chiếc xe bánh mì và câu nói của mẹ, mình chuẩn bị ra phố thôi con, dậy đi. Bây giờ cô cũng đang ra phố đây, cũng con hẻm quen thuộc cũng những ngôi nhà những gương mặt quen thuộc của biết bao người, cũng con phố đã bên cô bao năm tháng ngày xưa, mà sao hôm nay cô thấy thân thương lạ. Bích Loan khẽ hát những câu hát mà ngày rời xa con phố cô đã hát như một chút tấm lòng của cô gởi lại cùng con phố, để phố biết là cô luôn mang theo phố trong tim.
“Chiều một mình qua phố
Âm thầm nhớ nhớ tên em
Gió ơi gió ơi bay lên
Để bụi đường cay lòng mắt
Chiều một mình qua phố
Âm thầm nhớ nhớ tên em
Ngoài kia không còn nắng mềm
Ngoài kia ai còn biết tên”
Bích Loan nhớ những câu hát đầu tiên và cả những câu thơ cũng đầu tiên cô đã dạy con bên đó:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Rồi cô tự làm thơ và dạy con mình
Quê hương là phố thân thương
Là bao nhọc nhằn ngày cũ
Quê hương là phố trong tim
Một mai chưa xa đã nhớ”
Bích Loan đi một mình suốt dọc con phố, cô như không nghe thấy biết bao âm thanh lớn nhỏ xung quanh mình, cô như bị chìm đắm vào những tháng ngày cũ của con phố năm nao, nhưng lần này cô đã thấy ấm lòng hơn đã thấy vững lòng hơn. Rồi khi cô bay sang lại bên đó, mà Bích Loan cũng tính từng ngày, cô cứ mong cho thời gian trôi thật chậm, vì Cà rốt cũng sắp đến ngày vào trường lại, nhưng con bé sẽ mang theo về bên đó, bên ba. Những niềm vui, những hạnh phúc những thân thiết ruột thịt mà cô không thể nào truyền lại cho con, chỉ có được quay về lại như này để con sẽ thật thấm những nghĩa tình những yêu thương sâu nặng của người thân của quê hương mình.
Bích Loan nghĩ con cô còn nhỏ quá nên những gì cô dạy và con sẽ mang theo là sẽ được chừng ấy, vậy là tốt rồi, để con biết và sẽ nhớ hoài nguồn cội gốc gác quê cha ông bà. Còn cô sẽ lại được mang theo lần nữa con phố đi cùng, chiếc xe bánh mì và chiếc xe hủ tiếu đi cùng, những kỷ niệm những khó nhọc một thời đã làm cô đã cho cô được như hôm nay, để con phố lại trong tim cô sâu đậm một lần nữa.
“Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình, là những chuyến xe”
Bích Loan hát nhỏ trong miệng. Cô đang đứng sát bên vạch kẻ giao thông, cũng là điểm giao nhau cuối cùng giữa con phố và con hẻm của nhà cô. Bích Loan quay lại nhìn con phố lần nữa và quay vào, cô nhẩm tính trong đầu, hình như chỉ còn ba ngày nữa. Phố lại theo cô suốt những con đường xa tắp và trên những chuyến bay cũng xa tắp mịt mù, chỉ có nỗi nhớ sẽ còn mãi vương vấn nơi đây, vì đây là nhà, là quê mẹ, là quê ba, là máu thịt của cô một thời.
© HẢI ANH - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Mười Năm Đợi Ngày Xương Rồng Nở Hoa - Phần Cuối | Blog Radio
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.