'Được học' - một hành trình giáo dục đầy phi thường
2021-05-01 01:25
Tác giả:
Diễm Huỳnh
blogradio.vn - “Được học” của ara Westover là niềm khao khát tự do, niềm ước mong được là chính mình. Đặc biệt khẳng định sức mạnh ý chí có thể làm thay đổi mọi thứ tưởng chừng như không thể và dẫn bước tới thành công “Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường”.
***
“Rung chuyển”, “Phi thường”, “Choáng ngợp”, “Đáng kinh ngạc”, “Gây hứng khởi” nhưng cũng “Xé tâm can” là những gì mà các tờ báo lớn của Mỹ và người đọc nhận xét về cuốn tự truyện “Được học” của Tara Westover. Tuy ngắn gọn, mạnh mẽ, không dài dòng hoa mỹ nhưng cũng đủ gợi lên sự tò mò, hứng thú cho những ai lần đầu cầm quyển sách trên tay.
Đúng là như vậy, không một tính từ nào khác có thể lột tả hết nội dung mà cuốn sách mang lại cho người đọc. Mọi thứ hoàn toàn đúng với cuộc sống, với những gì mà cô gái bé nhỏ Tara Westover đã trải qua và vượt lên trong hành trình giáo dục có một không hai của mình, hành trình mang tên được học.
Với chúng ta, đi học là một điều quá đỗi bình thường và dễ dàng, thậm chí với một số người việc đi học là cực hình, là phiền phức khi phải đối diện với các môn học khó nhằn, với nhiều bài tập rối rắm. Nhưng với Tara Westover, đi học là một niềm mơ ước, một khát khao và phải chiến đấu đến trầy da tróc vảy mới được đến trường, cô đặt chân vào lớp học đầu tiên vào năm 17 tuổi bằng chính những nỗ lực không ngừng nghỉ và khả năng tự học của bản thân.
Tara sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo giáo phái Mặc Môn, sống cô lập cùng những cư dân tại một vùng núi xa xôi của Idaho, nước Mỹ. Bố cô là một người sùng đạo, hà khắc, luôn bắt mọi người trong gia đình làm theo ý ông và luôn tin vào ngày “tận thế” đang đến gần.
Tara cùng các anh chị của cô được mẹ dạy học ở nhà, không được đến trường vì bố cô không tin vào trường học, vào hệ thống giáo dục công, thậm chí khi gặp vấn đề gì xảy ra cũng không được đi bệnh viện hay gặp bác sĩ. Cô không có giấy khai sinh và cũng chẳng được tiêm vắc-xin, nói như vậy có nghĩa là trong hệ thống xã hội Tara không tồn tại.
Cô và gia đình luôn sống trong tâm thế chuẩn bị sẵn sàng cho ngày “tận thế” như đào hầm trú ngụ ở cánh đồng, tích trữ nhiên liệu đầy các thùng phuy, hàng tá đồ ăn dự trữ và mẹ cô tự học cách sử dụng thảo dược, cách xử lý tình hình trong những trường hợp tai nạn hay ốm đau bệnh tật.
Tara 10 tuổi đã phải ra bãi phế liệu của gia đình làm việc mỗi ngày, trong nỗi cơ cực hằn lên đôi vai cô gái bé nhỏ đã nhen nhóm một ước mơ cháy bỏng là được đi học, được đến trường, được thoát ra khỏi cuộc sống áp đặt từ bố giống như anh trai mình Tyler. Anh trai Tyler là nguồn cảm hứng cho cô, giúp cô dám đấu tranh và đương đầu với những trở ngại trên con đường đi tìm tri thức.
Ở tuổi 16, cô thi đậu vào trường đại học Brigham Young khi chưa từng học qua phổ thông “Cái phong bì ấy đến vào 3 tuần sau đó… Tôi xé phong bì, chết lặng như thế sắp đọc bản án sau khi lời tuyên án có tội được ấn định. Tôi nhìn lướt xuống mục tổng điểm. Hai mươi tám. Tôi kiểm tra lại. Không nhầm lẫn. Không hiểu bằng cách nào và phép màu là cách duy nhất tôi có thể giải thích cho điều đó, tôi đã đạt được từng ấy điểm. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là phải quyết tâm. Tôi quyết tâm để không bao giờ làm việc cho bố nữa…”.
Trong suốt quá trình đi tìm kiến thức có một không hai của Tara, trở ngại lớn nhất đối với cô không phải là sự thiếu hụt về tài chính hay những thách thức, khó khăn của việc “học đuổi”, học để lấp những lỗ hổng kiến thức cơ bản, mà là những cuộc đấu tranh về tinh thần âm thầm và khốc liệt của Tara cho quyền được học của một con người trong thế giới văn minh.
Cuộc đấu tranh giữa cô và gia đình cô giữa việc đi học và việc quay trở về nhà sống một cuộc sống như từ trước kia cô đã sống: ngoan đạo, nghe lời bố mẹ, tin vào những giáo lý mà bố đã dạy, sống cách xa với thế giới bên ngoài.
Từ một đứa trẻ sống phục tùng, nhút nhát, răm rắp nghe theo bố, lớn lên lúc nào cũng trong cảm giác phạm sai lầm và tội lỗi: đi học là tội lỗi, đưa anh trai đến bệnh viện là tội lỗi, mặc váy ngang gối và áo thun ôm sát là tội lỗi, nhìn bạn khác giới là tội lỗi,...thì Tara với những nỗ lực không ngừng nghỉ đã lựa chọn bước ra thế giới, tự trau dồi giáo dục để chứng minh bản thân ở Cambridge, Harvard và trở thành một tiến sĩ ở tuổi 27.
Khi nói về Tara và cuốn tự truyện, Bill Gates đã nhận rằng “Tôi nghĩ rằng tôi khá giỏi trong việc tự học cho đến khi tôi đọc cuốn hồi ký của Tara Westover. Khả năng tự học của cô ấy đã thổi bay tôi ra khỏi mặt nước”.
Hơn ai hết, được học, được giáo dục là niềm vui, niềm hạnh phúc của Tara, dẫu nó có khó khăn dai dẳng khiến cô nhiều lần gần như đã bỏ cuộc và buông xuôi. Nhưng cuối cùng cô vẫn chọn học để được tự do, học để trở nên tốt đẹp hơn, để sống một cuộc đời khác mà cô hằng mong muốn khi mà hoàn cảnh sống đã trói buộc thể chất và tinh thần cô trong suốt nhiều năm trời.
“Tối hôm đó, tôi đã gọi đứa con gái ấy và nó không trả lời. Nó đã rời bỏ tôi. Nó đã ở yên trong gương. Những quyết định mà tôi thực hiện sau thời điểm đó không phải là những quyết định mà đứa con gái ấy đưa ra. Đó là quyết định của một người đã thay đổi, một bản ngã mới. Các bạn có thể gọi bản ngã này bằng nhiều cái tên. Biến hình. Lột xác. Dối trá. Phản bội. Tôi gọi nó là hành trình giáo dục”.
Câu chuyện của Tara Westover là một câu chuyện khó tin, khó tin từ cuộc sống gia đình đến quá trình tự học đáng nể phục của cô. Cuốn tự truyện khiến người đọc đôi khi phải rùng mình trước nỗi cơ cực và những biến cố mà cô, bố cô và các anh chị cô đã trải qua, phải kinh ngạc trước sức chịu đựng và khả năng hồi phục diệu kỳ của cơ thể con người khi lấy niềm tin làm sức mạnh. Dù khó tin nhưng tất cả đều là thật và rất thật.
Từng câu từng chữ nuốt trọn cảm xúc của người đọc, từng nhân vật thật, từng câu chuyện thật như một cuốn phim quay chậm khiến ta cứ mải miết dõi theo mà không sao dừng lại được cho đến cuối phim, cho đến khi ta thở phào nhẹ nhõm với một kết thúc có hậu dành cho nhân vật nữ chính, cho Tara khi cô được đền đáp xứng đáng với những nỗ lực phi thường mà cô đã làm.
Đọc “Được học” sẽ làm ta phải nể phục trước ý chí, nghị lực của cô gái bé nhỏ, cho ta thấy sự học là đáng trân quý biết nhường nào, thấy mình thật sự hạnh phúc hơn mình tưởng, thấy những khó khăn mà mình đang đối mặt quá nhỏ bé và không là gì đối với hoàn cảnh của Tara.
“Được học” của ara Westover là niềm khao khát tự do, niềm ước mong được là chính mình. Đặc biệt khẳng định sức mạnh ý chí có thể làm thay đổi mọi thứ tưởng chừng như không thể và dẫn bước tới thành công “Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường”.
© Diễm Huỳnh - blogradio.vn
Xem thêm: Hãy cảm ơn những vấp ngã trên đoạn đường trưởng thành
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Học cách quên em
Tôi từng tin rằng tình yêu có thể chiến thắng tất cả. Tôi đã nghĩ rằng chỉ cần chúng ta đủ yêu nhau, đủ chân thành, thì mọi giông tố của cuộc đời cũng không thể chia cắt được hai ta. Nhưng hóa ra, thứ tàn nhẫn nhất không phải là khoảng cách, không phải thời gian, mà chính là sự đổi thay trong lòng một con người.

Gửi người con gái ngoan ngoãn, hiểu chuyện
Mình cũng là phụ nữ và mình chính là người phụ nữ ngoan ngoãn, hiểu chuyện, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, sống tiết kiệm, không son không phấn, biết nghe lời,… Thực ra, bản chất của mình không như vậy, nhưng mình được dạy dỗ như vậy, và dần dần mình đang trở thành người phụ nữ như vậy.

Ai cũng có ước mơ của riêng mình
Cứ sống, cống hiến thật nhiều, khi bản thân vui vẻ, mang trong mình phiên bản tốt nhất cũng thì mình cũng đang dần hoàn thành ước mơ của mình.

Tháng sinh Âm lịch của những người quyền quý
Người sinh những tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn và có sự nghiệp thành công.

Ước mơ của mẹ
Mặc dù, tôi chỉ là đứa trẻ chưa trưởng thành, cũng muốn được yêu thương và ba mẹ quan tâm như vậy, nhưng rồi tôi hiểu được mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Dẫu sao, anh em tôi vẫn còn có mẹ dù cuộc sống có khổ cực nhưng chưa bao giờ anh em tôi phải nhịn đói ngày nào.

Món ăn của mẹ
Có một lần, chú chạy ngang qua nhà mình, khi ấy chỉ có một mình con ngồi thẫn thờ. Chú hỏi con là mẹ đi đâu rồi, hôm nay hai mẹ con không ăn đá bào nữa hay sao. Con chỉ biết im lặng, hướng ánh nhìn của mình vào trong nhà, ngay phía bàn thờ mẹ.

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về
"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống
Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)
Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa
Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.