Đại dịch qua đi, tình người còn mãi...
2023-07-12 00:05
Tác giả: duong_2104
blogradio.vn - Hệt như ngọn lửa nhỏ đã cứu rỗi một linh hồn kiệt quệ, vô vọng đến đáng thương giữa đêm đông rét buốt.
***
Vào những ngày đầu năm 2020, Việt Nam vẫn là đất nước nhộn nhịp, căng tràn sức sống. Nhưng rồi một việc khiến cả nước bàng hoàng đã xảy đến. Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: gồm 1 người Trung Quốc 66 tuổi đi từ Vũ Hán đến Hà Nội để thăm con trai sống ở Việt Nam, và con trai 28 tuổi người bị cho là đã bị lây bệnh từ cha mình khi họ gặp gỡ tại Nha Trang. Tất cả mở đầu cho một trận đại dịch nguy hiểm bậc nhất từ trước đến nay.
Đại dịch xảy đến khi đất nước còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Mặc dù đã có sự chuẩn bị tâm thế đối mặt khi các nước trên Thế giới lần lượt ghi nhận các ca bệnh đầu tiên, nhưng đất nước ta vẫn không thể tránh khỏi những tổn thất nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Sau nhiều cố gắng của Đảng và nhà nước, của cả nhân dân Việt Nam trong công tác phòng chống dịch COVID-19, tình hình nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhưng chúng ta vẫn không thể nào quên đi được giai đoạn khủng hoảng ấy. Sự bùng nổ của đại dịch đến nay đã khiến hơn 43000 người tử vong. Có người nói rằng, người ở lại mới chính là người đau lòng nhất, họ phải gánh chịu nỗi mất mát cả một quãng đời còn lại mà không gì có thể bù đắp được. Toàn nước Việt Nam đã khóc: khóc cho cha mẹ già, khóc cho con cái trẻ, khóc cho đứa cháu còn thơ, khóc cho người tình yêu thương, khóc cho những người anh em cùng chung dòng máu, và cũng khóc cho chính những người đồng bào khốn khổ.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - cây bút nổi tiếng với “Cánh đồng bất tận”, đã viết về Sài Gòn những ngày đại dịch:
“Quyển từ điển riêng của bạn từ lâu đã nghèo nàn, giờ thêm nhiều trang trắng. Không còn rạp chiếu phim, nhà sách, cả quán nước cũng phù phiếm xa vời. Có lần thử điền vào mớ từ mà lúc này mọi người đang truyền tay nhau, những chánh niệm, tỉnh thức nhưng bạn vội gạch đè, biết còn lâu mình mới đủ thấu hiểu chúng.
Như vô thường vậy, bạn tưởng đã thông tỏ rồi, sao lại thất thần khi thấy khói lên từ nhà hỏa táng. Nắm tro chắc phải chờ người nhận vì thân quyến còn mắc kẹt sau những sợi dây giăng. Trắc ẩn thì cực hạn, nhưng bất lực cũng theo đó mà thít chặt, bóp nghẹt. Bạn nhận ra mớ từ vừa mất đi của mình bé mọn vô phương, ngoài kia nhiều người chỉ có đói, kiệt quệ, vô vọng, tang thương trong cái mùa hè thê lương này.”
“Một biến cố nào đó có thể biến một ngày bình yên trở thành đáng sợ. Thế nhưng giữa lúc mọi thứ xáo trộn, hỗn loạn, vẫn có những con người vượt qua được nỗi sợ hãi và trung thành với lòng nhân hậu của mình.” (Khuyết danh)
Đại dịch gây ra nhiều khó khăn đối với rất nhiều người. Con người ta đang đau, vậy họ có thể quên đi cái đau của mình mà quan tâm người khác sao? Nhưng có một Việt Nam như thế, bỏ qua mọi thứ, đồng bào Việt Nam vẫn hướng về nhau. Đau lòng là không thể mất đi, nhưng sự ấm áp tình người giữa chốn đau lòng này mới chính là điều đáng được trân quý nhất. Hệt như ngọn lửa nhỏ đã cứu rỗi một linh hồn kiệt quệ, vô vọng đến đáng thương giữa đêm đông rét buốt.
Sự lãnh đạo kiên quyết, đúng đắn, những sách lược vẹn toàn, tinh thần “chống dịch như chống giặc” của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan. Các địa phương, cùng hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc với sứ mệnh đem nguồn vaccine quý giá về cho Nhân dân. Sự cố gắng bất kể ngày đêm của các bác sĩ, bệnh viện hoạt động 24/24, nếu như không đủ lại mở thêm bệnh viện dã chiến. Tôi đã nhìn thấy sự mất mát của một tập thể người mang sứ mệnh níu giữ mạng sống của các bệnh nhân, khi may mắn không mỉm cười, cánh cửa của sự sống không mở ra với họ. Sự túc trực ngày đêm của lực lượng vũ trang, giữ gìn an ninh trật tự, đôi bàn tay cầm súng giờ đây thay vào thời điểm này đã biến thành cầm những túi đồ ăn cứu đói, tiếp tế vào vùng phong tỏa. Sự chấp hành rất tốt quy định của Chính phủ, những quy định về giãn cách, phong tỏa, những “quy tắc 5 không” được người dân vận dụng một cách triệt để, tinh thần trách nhiệm cộng đồng được nêu cao. Không ít chủ trọ tại các tỉnh trong cả nước đã quyết định miễn, giảm tiền thuê phòng trọ cho sinh viên và người lao động nghèo; hay các câu lạc bộ thiện nguyện tổ chức chương trình tặng mì tôm, trứng, gạo… và một số nhu yếu phẩm khác. Nhiều máy “ATM gạo nghĩa tình” nhằm góp phần chung tay hỗ trợ, san sẻ khó khăn với người nghèo bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 với thông điệp: “Ai cần cứ đến lấy, nếu khó khăn, hãy lấy 1 gói mỗi ngày”...
Gia Bảo (Nhà báo, nhà văn, Phó TBT Báo Khăn Quàng Đỏ) cũng đã viết: “Và đúng là có tiếng người lao xao, tiếng bước chân lên cầu thang gỗ. Chị hé cửa, mấy cô cậu thanh niên khẩu trang che nửa mặt, chị nhìn được mỗi đôi mắt lấp lánh cười, cứ như mấy đứa nhỏ ở tầng trệt… Chúng mang lên nào gạo, nào sữa, nào lạp xưởng, bột nêm, cả xà bông và khẩu trang nữa… Chị cười mà nước mắt nóng hổi…
Nắng tràn qua cửa…”
Tất cả những cố gắng trên đều xuất phát từ lòng nhân ái, từ truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Lòng nhân hậu trong đại dịch không những không mất đi, thay vào đó càng bùng nổ mạnh mẽ trong cơn khốn khó.
“Đây là tín ngưỡng đơn giản của tôi. Không cần thánh đường, không cần triết lý phức tạp. Khối óc của chúng ta, trái tim của chúng ta chính là thánh đường; triết lý là lòng nhân hậu.” (Đạt Lai Lạt Ma XIV)
Có lẽ chính vì thế, Việt Nam mới có thể ứng phó xuất sắc với nỗi ám ảnh của toàn thế giới, trở thành “viên ngọc sáng giá” trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Lịch sử không thể bị lãng quên, mọi sự nỗ lực dẫn đến thành công của Việt Nam ta hôm nay chính là minh chứng cho niềm tin, sức sống mà lòng nhân ái chính là điểm nhấn cho toàn dân tộc.
Đại dịch không hoàn toàn biến mất, nó chỉ đang chực chờ, ẩn nấp, hệt con hổ đói meo mốc lâu ngày rình mồi trong hóc tối, chỉ chờ thời cơ mà vung bộ vuốt sắc nhọn hòng đoạt lấy sinh mệnh của từng người. Chính vì thế, chúng ta không bao giờ được chủ quan mà lơ là trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, mỗi người dân, mỗi đơn vị phải luôn phối hợp với chỉ đạo của Chính phủ, cùng nhau nêu cao tinh thần cảnh giác một cách tuyệt đối. Hãy hành động vì những mất mát là quá lớn, đừng để bất cứ ai phải hi sinh, đừng để đất nước lại khóc!
Đại dịch qua đi, tình người còn mãi...
© duong_2104 - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Thư Gửi Em. Tôi Thương Em Nhiều | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.