Phát thanh xúc cảm của bạn !

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

2017-01-11 00:05

Tác giả:


blogradio.vn - Nó tựa vào góc tường và nhìn mẹ. Nó thấy mẹ bữa nay sao ốm quá, tóc đã bạc trắng cả đầu rồi. Mắt mẹ đã kèm nhèm đến nỗi phải đeo kính rồi cơ à. Nó không nghĩ là mẹ già nhanh như vậy. Nó quay lại khi nghe tiếng bước chân, nó chạy lại ôm lấy mẹ và khóc như đứa con nít, mẹ nó xoa đầu và ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.

***

Cái câu nói của ba nó tối hôm qua và cho đến tận bây giờ khi đã tỉnh dậy sau cơn say nó vẫn nhớ như in, cái giọng quát tháo

- Mày còn uống được nữa không? Sáng mai tao nói tiếp

Ông nói từ phòng bên cạnh vọng sang khi nó bước lên giường trong cơn say. Ông biết nó say nên không nói nhiều mà chỉ lên giọng cho nó biết là ông rất tức giận. Mẹ nó là người mở cữa như là thói quen cả tháng nay. Thấy nó về bà chỉ nhẹ nhàng bảo:

- Nhậu gì mà giờ này mới về?

Cái giọng như muốn chỉ mình nó nghe thấy, nhưng tiếng xe làm ba nó tỉnh giấc. Sáng nay nó tỉnh, vẫn như mọi ngày dù có thức khuya đến mấy, có say xỉn đến dường nào thì nó vẫn dậy trước 6 giờ. Nó tỉnh đấy nhưng mệt mỏi và đau nhức mình mẩy, hơn nữa nó không muốn ngồi chung bàn với ba nó sáng nay, không muốn nghe những lời giáo huấn từ ông. Nó biết nếu nó ngồi chung bàn ăn với ông thì ông sẽ đưa ly rượu sang phía nó như bảo "uống đi!” và chỉ đợi nó lắc đầu là ông bắt đầu lên giọng phán:

- Uống đi! Tối hôm qua mày uống nhiều lắm cơ mà!

Nó sẽ khó mà nuốt trôi chén cơm và mồm miệng nhạt nhẽo và vì nghe ông mánh khóe:

- Thanh niên, lớn rồi! Thích làm gì thì làm, đâu cần quan tâm đén ai. Giỏi thật.

Bởi thế mà nó cứ trùm chăn kín mặc dù ánh nắng đã bắt đầu lên làm nó ngột ngạt,bỗng tiếng nói của ba nó, nhẹ nhàng một cách ghê sợ

- Thành dậy ăn cơm đi!

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Nó nghe đấy nhưng nằm im, bất động. Mẹ nó cũng gọi lần. Nó sợ phải bước ra ngoài, sợ vì phải đối diện với ánh mắt đay nghiến của ba nó, ông sẽ khiến cho nó cúi gằm mặt và tiến những bước chân thật nhanh xuống nhà tắm, mặc dù bây giờ nếu đứng lên thì nó chỉ trực té vì mệt mỏi. Bữa cơm cũng chóng vánh qua đi, ông đứng dậy sau khi đã uống xong cốc rượu, lúc đi ngang phòng tôi, ông quay vào phòng và nói như kiểu ông biết tôi đã tỉnh từ lâu:

- Tao không nói nhiều. Để tao phải nói thì nhục hết biết.

Nó cứ nằm im và chờ đợi khi nghe tiếng xe của ba nó đi dần ra phía ngõ và im dần sau con đường mòn lên rẫy. Nó vội vung cái chăn ra. Mó ngồi dậy định bước ra khỏi giường thì đầu óc trở nên choáng váng, quay cuồng, nặng như búa bổ. Nó lại nằm xuống, lát sau mẹ nó vào, bà cầm trên tay một ly nước chănh muối giống ngày hôm qua. Bà đưa cho nó:

- Ngồi dậy uống đi cho tỉnh! Uống thì uống vừa phải thôi chứ!

Nó cầm ly nước từ tay bà, lồm cồm bò dậy cho lên miếng uống. Miệng bớt nhạt hơn và dần nó cũng tỉnh táo lại. Nó bước ra ngoài, đến chỗ bình nước lọc làm một ly đầy vì khát. Nó bước ra ngoài hiên, nhìn xuống mặt sân, nơi đó những chiếc lá vàng rụng vương vãi sau những đợt gió đêm. Cơn gió nhẹ ùa đến làm nó ớn lạnh và nó nhận ra hình như mùa đông đang về. Cái lạnh của buổi tối hôm qua, cái lạnh thấm vào nỗi cô đơn trong nó trên con đường qua nhà Linh. Nó vào trong phòng lấy chiếc gương nhỏ, lúc bước qua, mẹ nó nói:

- Đi đánh răng rửa mặt rồi ăn cơm đi!

Nó để ngoài tai, bước đi ra gốc phượng nơi có nhiều ánh sáng để nhìn lại khuôn mặt của mình. Nhưng câu nói sau thì nó chẳng thể thờ ơ được:

- Mày dạo này bắt đầu hư rồi đấy!

Cái câu nói đó sao lại thấm vào nó như vậy. Thà mẹ nó cứ chửi thẳng toẹt ra, cứ đay nghiến như ba nó vẫn hay làm thì có lẽ nó sẽ dễ chịu hơn. Nó bắt đầu hư sao? Vậy trước kia nó là người như thế nào? Mà đâu phải trước kia đâu mới tháng trước đây thôi nó đã là người hoàn toàn khác so với bây giờ. Nó nhìn vào gương, chăm chú hơn bao giờ hết. Nó nhìn khuôn mặt mình. Vẫn là nó đây! Nhưng khuôn mặt thì đã gầy hơn, xanh xao hơn, phờ phạc hơn. Mái tóc và râu cũng dài hơn và đâu đó trên mái tóc có những sợi bạc sắc nét hơn. Đôi mắt đờ đẫn và sâu hoắm. Trông nó già hơn so với tuổi 24 của mình. Chân tay thì lấm lem và những vết trầy xước trên đầu gối vì té xe. Quần soóc, áo thun đã mặc hai ngày nay mà chưa thay. Nó nhìn mà phát ngán với thân thể mình, một cơ thể nặng nề, mệt mỏi và không một chút sức sống nào. Mẹ nó cặm cụi trong bếp nói vọng ra:

- Tao giao ước luôn. Đau ốm thì tao còn lo chứ đi ăn nhậu rồi say xỉn, gây tai nạn thì tao mặc kệ. Lúc đó đừng có trách sao ba mẹ không lo.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Câu nói càng làm nó phải nhìn nhận lại mình. Nắng rọi vào chỗ nó ngồi. Nó ngước lên nhìn những ánh nắng qua kẽ lá, những tia nắng lám nó bừng tỉnh hơn. Nó nhớ lại những ngày qua, ngày của tháng trước. Mới tháng trước đây thôi, mẹ nó là người luôn tự hào về nó. Một thằng anh khác hoàn toàn với thằng em trai đua đòi quậy phá và phải nghỉ học khi mới học hết cấp 2. Cái làng này ai mà chẳng biết nó cơ chứ. Nó học giỏi ngoan hiền. Mỗi lần mẹ nó đi họp phụ huynh về là mỗi lần nó thấy mẹ nó như trẻ lại hơn cả mấy tuổi. Bà vui vẻ trò truyện với những cô, bác hàng xóm và không giấu được niềm vui khi kể cho họ nghe về thành tích học tập của nó. Nó từng đạt giải 3 môn Toán cấp tỉnh, rồi cả cái lần nó bước chân vào giảng đường đại học để làm anh sinh viên Quản trị kinh doanh. Ba nó và cả mẹ nữa, vui mừng khôn tả, ông bà làm cơm để tiễn cậu con yêu quý lên đường trong niềm phấn khởi của cả hàng xóm. Bữa đó ông uống nhiều nhưng lần đầu nó thấy ông không quậy, không nói nhiều và cũng là lần đầu ông ngồi tâm sự, dặn dò nó nhiều điều khi nó bước chân xa gia đình. Lần đầu nó thấy ông gần gũi và nó thấy nó đang nói chuyện với ông như hai người bạn.

Vào giảng đường, thành tích học tập nó không duy trì được tốt như thời phổ thông nhưng nó vẫn tốt nghiệp với cái bằng khá. Nó trở nên chững chạc hơn, và mẹ nó cũng yên tâm hơn khi thằng con trai của mình dù đã 25 tuổi mà chưa từng đụng đến một ly rượu, một điếu thuốc. Nó trở thành niềm hy vọng, là chỗ dựa tinh thần cho bà khi mà bà đã hầu như không còn hy vọng về cậu em của nó. Thế mà giờ đây nó như thế nảo nhỉ? Nó bỏ việc làm ở công ty, cái công ty mà nó từng mơ ước được gắn bó và đã trở thành hiện thực. Nó lao đầu vào nhậu nhẹt, đàn đúm. Đã mấy lần rồi nó về khi gà đã gáy sáng. Lần nào về mẹ nó cũng đợi nó sẵn ngoài cửa rồi giục nó đi ăn cơm kẻo đói, bà lấy nước cho nó uống. Vậy mà nó đáp lại mẹ nó bằng cử chỉ, hành động của một thằng say. Không chào hỏi, bỏ ngoài tai những câu nói của mẹ, nó chui đầu lên giường ngủ khi vứt bỏ cái áo khoác lên bàn. Xe cũng để cho bà dắt vào, rồi cái mùng bà cũng dặm cho nó cẩn thận rồi mới đi ngủ lại. Ngày nó nghỉ làm bà không trách móc bà chỉ động viên “Không làm chỗ này thì làm chỗ khác, thiếu gì chỗ con. Suy nghĩ làm gì nhiều rồi đâm bệnh ra”. Nó giấu bà, nó bảo vì áp lực quá nên nghỉ mà bà cũng tin nó như vậy. Nhưng bà có biết đâu. Cái lý do nó nghỉ là vì cái gì? Nó lao đầu vào nhậu nhẹt là vì sao? Và nó buông xuôi tất cả là vì ai? Tất cả là vì một người con gái.

Nó và Linh yêu nhau suốt quãng đời sinh viên. Linh là một cô gái theo bạn bè của nó thì chỉ ưa nhìn, không qúa nổi bật nhưng bù lại Linh là đứa học giỏi, ngoan hiền và tháo vát. Nhà Linh ở cùng cái làng này nên chẳng ai lạ gì. Nó quen Linh khi hai đứa học chung đội tuyển toán của trường, hai người bắt đầu hẹn hò năm lớp 12 và kéo dài hết thời sinh viên. Mối tình mà nó cũng chỉ nghĩ là cần một bước nhỏ nữa thôi là “hai ta về một nhà”. Nó nhớ cái lần đưa Linh về ra mắt ba mẹ. Linh lễ phép chào hỏi rồi chạy xuống bếp ngồi nhặt rau và nấu ăn cùng cô em gái của nó mà không chút ngại ngần. Cô gái hiền lành, học giỏi lại đảm đang như thế thì ai mà chẳng thích. Đến một người khó tính như ba nó còn bảo “Con bé được đấy Thành” Ông vừa hút xong điếu thuốc lào vừa gật gù. Lâu lắm rồi nó mới thấy ba nó vui như vậy còn mẹ nói thì khỏi phải nói nữa. Từ lúc Linh đến nhà bà cứ kéo cô bé ra ngồi tâm sự đủ thứ chuyện như thể lâu lắm rồi bà không được nói chuyện với ai vậy. Bữa sau nó ngồi nghe linh kể những tật xấu của nó, những tật xấu chỉ mẹ nó mới biết. Nó ngạc nhiên hỏi sao Linh biết, Linh chỉ nhìn nó và cười “Mẹ anh kể hết cho em nghe rồi”. Nó thấy ngập tràn hạnh phúc khi cả gia đình đều yêu mến Linh. Nó tự nhủ “Cần gì phải đẹp lộng lẫy, cần gì phải đáp ứng yêu cầu của lũ bạn nó như vậy là qua ổn rồi” . Nó nâng niu, và chiều chuộng Linh. Nó coi đó như là báu vật. Thời gian mà nó bên Linh nhiều hơn cả thời gian nó nghĩ đến nó nữa, thời gian cứ trôi đi và tình yêu lớn dần lên cho đến một ngày cô ấy thay đổi.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Và ra trường thì cô ấy bắt đầu thay đổi. Cô ấy làm ở một công ty lớn, lớn hơn công ty mà nó đang làm. Thời gian hai người bên nhau cũng ít dần, Linh bảo nó còn trẻ nên cứ phấn đấu cho sự nghiệp trước đã. Nó cũng ậm ừ nghe theo, nghĩ rằng cứ làm việc, lúc nào ổn định sẽ nghĩ tới kết hôn. Nhưng dần dần nó thấy Linh lạnh nhạt hơn, những cuộc gọi bị từ chối và cả những tin nhắn không được hồi âm lại. Và sau cùng là câu nói quen thuộc “thuê bao quý khách…” cùng những tiếng tút làm nó ngột ngạt. Nó cảm thấy bất an, đã bao lần nó qua nhà Linh nhưng chẳng gặp, lúc thì Linh về khuya, lúc thì ba mẹ Linh nói Linh đi công tác xa. Nó thấy trong lời nói của gia đình Linh ẩn giấu sự giấu giếm nào đó. Rồi ngày mà tim nó như ngừng đập là lúc mà nó nhìn thấy Linh bước ra từ ô tô của một người đàn ông trong đêm khuya. Nó chạy đến để tìm một lời giải thích.

- Linh tại sao em không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn của anh. Em thay số thì cũng phải nói anh biết chứ.

Không còn những lời nhẹ nhàng như ngày xưa nữa.

- Anh là gì mà tôi phải thông báo cho anh biết

- Anh và em yêu nhau lâu như vậy mà em lỡ nói điều đó với anh sao. Nó nói cho Linh và cũng để cho người đàn ông kia biết mình là người yêu của Linh

- Yêu ư? Nực cười. Anh có cái gì mà đời yêu tôi, khi nào anh được như người ta thì hãy nói lời yêu tôi.

Nó thực sự không tin những câu nói đó là từ Linh

- Linh! Em đang nói gì vậy?

- Chắc anh cũng không điếc và cũng đủ tỉnh táo để nghe nhưng lời vừa rồi. Tôi với anh chẳng là gì của nhau cả, chấm dứt tại đây đi.

Tiếng cánh cửa đóng sập lại sau tiếng bước chân của Linh và người đàn ông lạ. Làm sao nó có thể tin được những lời nói đó là từ Linh chứ. Bốn năm có thừa để yêu nhau mà giờ đây người ta quên nhau dễ dàng như thế sao? Một con người hiền lành, dịu dàng lại bỗng chốc trở thành một người già dặn, đay nghiến trong lời nói đến vậy sao? Làm sao để tin? Có cái gì để tin chứ? Bước đi lơ đãng trong đêm, nỗi đau đang thấm vào ven của nỗi cô đơn. Nó cứ đi, cứ đi mà chẳng biết đi về đâu và cũng chẳng muốn phải dừng lại nữa. Muốn la hét, muốn khóc, muốn gào thét lắm mà chẳng thể làm được. Nỗi đau đến quá bất ngờ , đột ngột đến ngạt thở và nước mắt đang chảy ngược.

Ngày sau là những ngày nó năn nỉ, van xin sự tha thứ của Linh mà chẳng cần biết người muốn xa rời, người gây nên nỗi đau này cho nó là Linh. Nó muốn làm tất cả mọi thứ để níu kéo tình yêu này. Nhưng rồi nó nhận lại được gì từ Linh chứ. Một chiếc hộp được gói gọn gàng, và một miếng giấy nhỏ “Tôi trả những thứ thuộc về anh. Tạm biệt và xin anh đừng làm phiền tới cuộc sống của tôi nữa”. Nó cầm cái vòng tay và con mèo bằng đá cẩm thạch trên tay. Những món quà mà trước kia Linh rất xúc động sau khi nó đưa về từ Đà Nẵng trong chuyến thực tập ngoài đó. Nó vẫn thấy Linh đeo chiếc vòng không một lúc nào xa rời, vẫn thấy con mèo nằm trang trọng nơi bàn học và sau này là nơi bàn làm việc của Linh. Hôm qua nó vẫn thấy đấy thôi mà nay sao chúng mày lại lạnh lẽo đến thế này? Chủ nhân mày đã bỏ rơi mày lâu ngày rồi phải không mèo? Đã trả về nơi tình yêu bắt đầu rồi và giờ là kết thúc mọi thứ. Nước mắt đã rơi, rơi cho những nỗ lực hàn gắn không được đền đáp, rơi cho những hoài niệm, rơi cho người tình không bao giờ cưới và rơi cho sự yêu đương đến mù quáng của nó.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Vì Linh, ma men đã dẫn đường cho nó. Nó muốn dựa hơi men để quên hết đi nhưng có ai ngờ đâu rằng, càng uống, càng say thì nỗi nhớ về Linh lại cồn cào trong nó đến vậy. Đã từ bao giờ cái tụi vất vưởng ở cái làng này kết nạp nó vào đội ngũ của những kẻ nát rượu, sáng sỉn chiều say như thế.

Nó đứng dậy, hoa mắt và thấy choáng vì ngồi lâu dưới ánh nắng. Nó bước vào phòng, vắt cái màn và gấp cái chăn thật gọn gàng. Nó mở tung cánh cửa sổ để cho ánh nắng chiếu vào căn phòng đã quá ẩm thấp cả tháng nay. Nắng chiếu chan hòa qua từng ngóc ngách của căn phòng, nắng chiếu vào bức hình cử nhân đang treo trên tường. Bụi bặm đã bám đầy che mờ đi hình ảnh của một cử nhân kinh tế. Nó cầm bức hình trên tay, lấy vạt áo để lau đi bụi bẩn và màng nhện. Những kí ức thời sinh viên ùa về, nó nhớ lại cái thời sinh viên sôi nổi, một thời chinh chiến trên những nẻo đường sinh viên tình nguyện, một thời sống hết mình cho những hoài bão, ước mơ và chưa bao giờ ngừng nghỉ. Nó nhớ lại những đứa bạn thời sinh viện. Không biết giờ này chúng nó ra sao rồi? Đứa nào là bác sĩ, đứa nào là giáo viên, kỹ sư…? Và nhớ tới lời hứa của nó khi xưa, ngày nó chuẩn bị ra trường “Ta hứa 10 năm nữa ta sẽ trở thành giám đốc cho chúng mày coi, lúc đó ta sẽ bao chúng mày ăn uống tẹt ga, không phải ăn mỳ gói như bây giờ nữa.” lời nói chắc nịch còn lũ bạn thì cười không nhặt được mồm. Lời hứa đó có lẽ sẽ gần hơn, thực hơn nếu nó không nghỉ việc ở công ty, với khả năng của nó thì điều đó là thực thi. Nó bước tới nơi bàn làm việc khi nhẹ nhàng treo lại tấm hình cử nhân lên chỗ cũ, ngước mắt lên nhìn kỹ, bằng khen hồi học sinh được treo kín, những bức hình của lũ bạn thời cấp 2, cấp 3. Và kia là hình của Phương lùn, Tiệp béo, Hạnh đanh đá, ba đứa bạn thân nhất và vinh dự nhất vì được nó đặt biệt danh cho, những bức hình túm rụm vào ăn mỳ, đánh bài , những khoảnh khắc “bá đạo” nhất được nó rửa ra và phát cho tụi bạn để rồi bị chúng nó rượt đuổi khắp hành lang của phòng trọ một chiều mưa. Nhớ quá! Nó muốn nhấc máy, muốn quay lại cái thời đó. Nó cầm bức hình của Linh và đặt nhẹ vào ngăn bàn, nó mỉm cười “Chúng ta không thược về nhau” rồi đóng ngăn kéo lại.

Nó bước ra khỏi phòng, nó bắt gặp mẹ đang ngồi khâu lại mấy cái cúc áo mà bữa hôm nó xô xát trong cơn say. Nó tựa vào góc tường và nhìn mẹ. Nó thấy mẹ bữa nay sao ốm quá, tóc đã bạc trắng cả đầu rồi. Mắt mẹ đã kèm nhèm đến nỗi phải đeo kính rồi cơ à. Nó không nghĩ là mẹ già nhanh như vậy. Nó nhớ hồi còn nhở cứ mỗi lần mẹ ngồi vá áo là nó lại đến bên cạnh nằm gục xuống đùi mẹ rồi tỉ tê đủ thức chuyện với mẹ và bà bắt chấy cho nó. Ánh mắt tự hào của mẹ đâu rồi hả mẹ? thay vào đó là nỗi lòng nặng trĩu mang tên Vũ nát. Nó đang khóc đấy, nước mắt nó đã rơi, nó muốn chạy đến bên mẹ, quỳ xuống và nói với mẹ một lời xin lỗi. Muốn mẹ biết là nó không muốn mẹ hết tự hào về nó, nó muốn lấy lại ngày hôm qua, những ngày mắt mẹ nó ánh lên niềm vui chứ không phải như bây giờ. Nó chạy ra nơi cửa sổ, ngước mắt lên trời, nắng gay gắt hơn nhưng nó mở to mắt mà không một cái nháy mắt, nó gạt phăng giọt nước mắt và hét lên:

- Phương lùn, Tiệp béo, Hạnh đanh đá ơi, hãy chờ ta nhé. Mẹ ơi con xin lỗi.

Mẹ nó đứng dậy khi nghe tiếng hét của nó, bà bước vào phòng. Nó quay lại khi nghe tiếng bước chân, nó chạy lại ôm lấy mẹ và khóc như đứa con nít, mẹ nó xoa đầu và ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.

© Phai Chút Tình – blogradio.vn

Có thể bạn quan tâm: Hãy vịn vào nhau đi hết cuộc đời


Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top