Phát thanh xúc cảm của bạn !

Chuyện về em

2021-10-14 01:10

Tác giả: Bồ công anh


blogradio.vn - Tôi chỉ thấy nỗi buồn hằn sâu lên đôi mắt của một cậu bé mười ba và tám tuổi, không còn dáng vẻ hoạt bát, quậy phá đáng phải có của một cậu bé trung học như trước đây.

***

Trong chúng ta ai cũng muốn bản thân mình lớn lên và sống trong một gia đình hạnh phúc có đủ bố mẹ, anh chị em. Tôi biết tuổi thơ tác động nhiều như thế nào đối với quá trình hình thành và phát triển của một đứa trẻ. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, đầy ấm tình yêu thương từ gia đình.

Ngày ấy khi tôi là sinh viên năm hai của một trường đại học, từ một cô gái nông thôn lên thành phố học tập, công việc làm thêm của tôi suốt những năm tháng sinh viên đó là việc đi làm gia sư. Công việc đó giúp tôi có thời gian ổn định để đi học ở trường, giúp tôi có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống ở thành phố, đỡ đần kinh tế cho gia đình. Khoảng thời gian ấy tôi đến nhà dạy không biết bao nhiêu là em học sinh, đến nhà dạy tôi mới thấu hiểu hết cuộc sống gia đình của các em như thế nào, nó cho tôi thật nhiều góc nhìn khác nhau về cuộc sống, về gia đình, về những suy nghĩ của bố mẹ các em hơn so với lúc trên trường, bởi ở nhà các em tôi mới được tiếp xúc với phụ huynh của các em nhiều hơn.

Hồi ấy tôi có đến nhà làm gia sư cho một cậu bé, và câu chuyện xung quanh cậu bé ấy khiến tôi luôn đau đáu suốt những năm tháng sau này. Đó là Tuấn, một câu bé mũn mĩm, vô cùng ngây thơ và siêu quậy, lười học nữa, lúc tôi đến dạy cậu đang học lớp 6, cậu ấy là con trai lớn, phía sau cậu ấy là bốn đứa em nhỏ nữa, gia đình cậu bé nhìn bề ngoài tôi đánh giá là một gia đình khá, có nhà ba tầng ở một quận trung tâm thành phố, mẹ có một sạp hàng bán vải lớn ngoài chợ, bố cậu bé kinh doanh tự do. Sau khi thỏa thuận lương xong tôi bắt đầu vào dạy cậu bé và kèm thêm một đứa em trai học lớp 1 nữa. Những ngày đầu với tâm lý học sinh chẳng em nào muốn phải học thêm cả, đặc biệt là đối với một cậu con trai như Tuấn. Trong giờ học thêm của tôi em ấy rất quậy, mỗi bài toán tôi giao em ấy chống đối tôi đến nỗi cả nửa tiếng đồng hồ vẫn chưa giải xong, đó là một bài toán cơ bản nhất.

Tuấn học không giỏi chỉ ở mức tạm nên tôi cố gắng dạy lại cho em những kiến thức cơ bản nhất. Có một điều tôi thích ở gia đình cậu bé là mẹ cậu ấy bảo với tôi rằng: “Con cứ cố gắng dạy cho em, cô không cần em phải rất giỏi như con người ta đâu con, cô chỉ cần em hiểu bài và học khá thôi là tốt rồi”. Mẹ em ấy là người liên hệ trực tiếp việc học của Tuấn với tôi, nhưng cô ấy rất bận thường ngày cô ấy ở chợ từ sáng đến tối, dường như chỉ về nhà tắm rửa, rồi lại quay ra sạp hàng, cô ấy rất ít khi ở nhà. Thật sự mà nói dạy em ấy rất mệt vì em ấy rất lười vả lại nhà rất đông anh em nên các em của Tuấn thường vào phòng và quấy. Dần dần, dạy một thời gian hai chị em cũng thân nhau hơn (Tuấn gọi tôi bằng chị và xưng em).

Em ấy rất sợ bố vì mỗi lần em lười học tôi hay bảo “Giờ em có học không? Chị xuống mách bố em này.” Tuấn sẽ nói với tôi là “Chị đừng mách bố, em học nè”, có đôi lần cuối buổi học khi ra về xuống nhà bố bạn ấy thường hỏi tôi rằng: “Em học thế nào con?” Có hôm tôi bảo: “Em lười học chú ạ”... Và có một lần tôi đến dạy em, tôi nhìn thấy một vết bầm ngay trên mắt của em, tôi hỏi em “Sao thế Tuấn?”, cậu bé trả lời tôi “Ba em đánh em đó chị”. Lúc đó tự nhiên tôi không kiểm soát được, dòng nước mắt của tôi cứ thế tuôn ra, tôi xoa nhẹ lên vết bầm của em, và lén xoay mặt đi, nghiến môi để em không nhìn thấy nước mắt của tôi.

Nhiều lần đến dạy em tôi thấy em mệt mỏi, một ánh mắt thiếu ngủ của một câu bé mười một tuổi trong một gia đình có kinh tế khá. Nhưng rồi dần dần, tôi mới biết được nguyên nhân là do các em của Tuấn thường khóc và làm ồn khiến cậu bé không thể ngủ được mỗi đêm, vả lại việc giặt quần áo cho các em cũng là do cậu bé làm, dạy cậu bé sau một khoảng thời gian tôi cũng dường như hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình cậu bé. Mẹ rất ít thời gian quan tâm đến cậu bé, bố cậu thì lâu lâu có hỏi về tình hình học tập nhưng cảm nhận của tôi cũng chỉ là hỏi cho có mà thôi. Thế là tôi vẫn cứ dạy cậu bé hết năm lớp 6, dĩ nhiên là cậu bé đã có tiến bộ hơn rất nhiều nhưng lười học thì vẫn nhưng trước nhé, có phần đỡ hơn thôi. Rồi tôi quen dần và lâu lâu cũng sẽ ở lại chơi với cả năm anh em.

Khi cậu bé lên lớp 7 tôi vẫn tiếp tục dạy em, nhưng cũng chính năm này bố mẹ em có những mâu thuẫn và họ dường như không thể nào hàn gắn lại được nữa, mỗi buổi tan giờ dạy người bố lại tâm sự với tôi đủ điều, sau khi tối về người mẹ lại gọi điện cho tôi hỏi thăm về Tuấn và rồi sau đó cũng phân trần mọi thứ, lúc này cô ấy cũng không trở về nhà nữa mà sang ở hẳn nhà ngoại. Tôi không còn biết ai là người sai trong cuộc chia tay này và tôi cũng không có nhu cầu được biết về nó, tôi chỉ cảm thấy thương cho cả năm đứa nhỏ thôi, tôi cũng không hiểu lý do nào đủ lớn đến mức họ phải chọn cách chia xa nhau khi ở giữa họ còn tồn tại tình yêu của năm đứa trẻ.

Mùa hè năm ấy, mùa hè năm cậu bé lên lớp 8, sau chuyến nghỉ hè tôi tiếp tục lên thành phố để dạy cậu bé, tôi thấy vắng hai đứa bé Mai và Hùng - hai chị em sinh đôi 4 tuổi, tôi hỏi Tuấn “Ủa hai em của em đâu rồi Tuấn?”. Cậu bé bảo với tôi “Bố gửi em ở nhà nội luôn rồi” và tôi được biết quê nội em ở tận ngoài Nam Định. Tôi lại ngớ ngẩn hỏi “Nhớ em không Tuấn?”, em trả lời tôi bằng một gương mặt ngây thơ của cậu bé vừa tròn 13: “nhớ chứ chị” và rồi hai chị em ngồi lặng im, tiếng máy lạnh vẫn phả khắp căn phòng em. Dạo ấy mỗi lần tôi ra về tôi như người để người bố tâm sự và dĩ nhiên người kể luôn thiên vị mình, tôi thấy rất nhiều tàn thuốc lá xung quanh chú, dạo này kinh tế gia đình em khó khăn hơn trước nhiều. Bố em không có công việc ổn định, tôi nghe ông ấy kể ông ấy đang kinh doanh mặt hàng gì đó, tôi chẳng biết nhưng lương của tôi thì luôn trễ có khi trễ đến tận nửa tháng, quả thật là tôi cũng rất khó khăn để xoay sở sinh hoạt phí của mình.

Rồi bố Tuấn giảm số buổi học của em, giảm đi một nửa lương của tôi xuống. Vâng, tôi thấu hiểu nên tôi đã cố gắng đến dạy em nhiều thêm một chút và những buổi ấy thì tôi không tính vào lương tháng. Những tháng trước tôi còn liên lạc với mẹ em nhưng sau dần, tôi nghe tin bà ấy mất điện thoại thế là cũng chả ai liên lạc được với bà ấy.

Dạo này Tuấn ngoan hơn hẳn, em hiểu chuyện hơn, bởi lẽ trong căn nhà 3 tầng ấy em vừa làm mẹ và cũng vừa làm bố cho hai đứa em nhỏ đang học cấp 1. Kể cả cậu em trai kề Tuấn mà tôi dạy thêm cũng hiểu chuyện, cậu bé lên lớp 3 nhưng dạo gần đây đã biết phụ anh hai làm việc vặt trong nhà, cả hai cậu bé hiểu chuyện một cách làm người khác phải xót xa, cậu bé không đòi đi vệ sinh hay cứ chốc lại đi uống nước như trước kia nữa. Tôi chỉ thấy nỗi buồn hằn sâu lên đôi mắt của một cậu bé mười ba và tám tuổi, không còn dáng vẻ hoạt bát, quậy phá đáng phải có của một cậu bé trung học như trước đây.

Ít lâu sau cũng như bao giờ dạy thêm khác, bố Tuấn gọi tôi lại và nói ông sẽ bán căn nhà đang ở và chuyển ra ngoài ô sống sau một tháng nữa, ông cũng mong muốn tôi dạy Tuấn, nhưng quãng đường 20km là một thách thức với tôi hiện tại và tiền lương hai tháng của tôi vẫn chưa được nhắc tới, tôi hiểu những khó khăn của gia đình nhưng tôi cũng cần phải sống. Một tháng đó, đến dạy em và sau khi trở về phòng là những nỗi áp lực, trăn trở, suy nghĩ triền miên trong tôi trổi dậy, thời gian đó ngày nào tôi cũng nghe chú kể về chuyện của mẹ Tuấn, kể về chuyện của gia đình chú khiến tôi cũng cảm thấy suy sụp, bởi tôi xót cho tương lai của những đứa trẻ, từ ngày ấy lúc nào đôi mắt của các em cũng đượm buồn. Khoảng thời gian đó tôi cũng mệt tới nỗi tôi không thể nào tập trung cho việc học của mình, tôi đã bị điểm kém ở bài giữa kì của mình.

Tôi đã nghỉ việc dạy ở đó, bởi lẽ tôi cũng là những người ngoài, cũng không giúp ích được gì, tôi còn phải lo cho cuộc sống riêng của bản thân mình, tôi không thể nào đi theo Tuấn suốt được. Tôi nói với bố em hết tháng tôi sẽ không dạy nữa và tôi sẽ giới thiệu một bạn khác đến dạy thay. Chú ấy đã đồng ý, ngày hôm ấy tôi cứ ngỡ là hôm sau mới là ngày dạy cuối cùng như sau khi tôi dạy em xong thì chú bảo tôi lại tính tiền, và thế là tôi chưa nói được một lời tạm biệt nào với Tuấn cả. Ít lâu sau tôi có nhắn tin cho người bạn mà tôi nhờ dạy Tuấn thì bạn ấy bảo là chưa thấy bố Tuấn liên lạc.

Tôi nhắn tin hỏi thăm Tuấn trên mạng xã hội thì em nói với tôi là bố dạo này bận lắm, em thì thích học thêm ở trên trường luôn nhưng bố không cho, bố bảo để về tìm gia sư nhưng vẫn chưa thấy. Tôi chỉ dám hỏi em bấy nhiêu, rồi động viên cậu bé học tập, bởi tôi không muốn nghe thêm những nỗi buồn mà em sắp kể, nghe xong tôi lại suy nghĩ mà chẳng thể nào giúp được gì, sức tôi quá nhỏ bé, tôi không có một quyền hạn gì để có thể giúp được em.

Sau đó chúng tôi mất liên lạc hẳn, tôi không biết cậu bé phải trải qua thời trung học và trưởng thành như thế nào nhưng hơn một ai hết tôi mong cậu bé sẽ trở thành một con người tốt, đủ mạnh mẽ để chăm sóc cho bản thân mình, tôi mong rằng năm anh em của cậu bé có thể được ở cùng nhau. Tôi dẫu biết chia ly là một phần tất yếu của mỗi một người trưởng thành trong một gia đình nhưng sự chia ly của gia đình cậu thì quá sớm.

Tôi không biết thông tin gì của cậu sau khi tôi kết thúc việc dạy thêm cho cậu bé nhưng tôi biết rằng cậu bé mang tên Tuấn ấy sẽ vất vả lắm. Thực chất không một sinh mệnh nào yêu cầu được sinh ra cả, thượng đế ban cho người lớn được sinh ra trẻ con cũng bởi vì người lớn có thể nhận thức được những hành vi của mình và người lớn ít nhất cũng đã biết đến khái niệm trách nhiệm là gì nhưng rồi...

Câu chuyện về cậu học trò mang tên Tuấn là một câu chuyện mà tôi không bao giờ có thể nào quên được...

Một chiều tà xa xăm năm ấy...

© Bồ công anh - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Replay Blog Radio: Không điều gì quý giá hơn hai tiếng “gia đình”

Bồ công anh

Chuyện gì rồi cũng sẽ có cách giải quyết cả

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tại sao không?

Tại sao không?

Những thứ bình thường hiện diện xung quanh chẳng khiến mình chú ý, quan tâm, cứ coi đó là điều hiển nhiên mà vô tư phớt lờ. Để rồi một ngày không biết nắng hay mưa, vô tình hay cố ý, ta sẽ đánh mất nó, lúc đó muốn quay lại thì đã quá trễ.

Lặng im nỗi nhớ

Lặng im nỗi nhớ

Sáng nay chợt nhớ Người của năm nào Một thời mộng mơ Một thời áo trắng

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

back to top