Cảm ơn đời vì đã cho con một người mẹ
2020-11-03 01:30
Tác giả: Rượu Tím
blogradio.vn - Cửa xe mở ra, các y tá và bác sĩ đã đứng sẵn đó. Họ ngạc nhiên. Trên khuôn mặt đầy bụi đen và những vết bỏng đỏ, ánh mắt của Nghĩa hạnh phúc đến lạ lùng nhưng chẳng ai hiểu được từ nơi ánh mắt ấy đang ẩn chứa một câu nói “Mẹ ơi, cảm ơn mẹ đã ôm lấy con”.
***
“Mày đã về rồi đấy à, Nghĩa?”.
Tiếng chào niềm nở của bà Tám hàng nước khiến con ngõ nhỏ im ắng cả. Ai nấy đều hướng mắt về chiếc xe máy cà tàng đang tiến vào. Trên xe là một cậu thanh niên còn trẻ, có vẻ đô con lực lưỡng.
Nghĩa cởi lớp áo khoác và chiếc mũ bảo hiểm để lại. Những ánh nhìn không ngừng soi mói. Chúng gọi nhau, từng cặp mắt bắt đầu chằm chằm vào Nghĩa. Thường thường, không ai dồn sự chú ý vào người lạ quá lâu nhưng vẻ ngoài đó khó có thể làm người ta bỏ qua ngay được.
Bộ mặt nhem nhuốm, đặc quánh những dầu và mồ hôi. Bộ quần áo trông còn tệ hơn thế, chúng nhàu nát, cũ kĩ và tỏa ra một mùi nồng nặc khói. Như đã thành quen, Nghĩa không tỏ vẻ lúng túng trước sự soi mói xung quanh, cậu đảo mắt liếc nhìn lại họ. Những ánh nhìn tắt ngấm, cả con ngõ lại trở về với không khí ồn ào như lúc ban đầu. Bà Tám lại hỏi, lần này giọng nhỏ hơn
“Hôm nay hết lửa sớm nhỉ?”
“Hết một đám rồi, còn đám mới thì chưa có lệnh. Con tranh thủ về đây một tí”.
Nghĩa ngồi phịch xuống cái ghế xếp ngay cạnh quầy nước của bà Tám, đón lấy cốc trà đá mát lạnh và một xấp giấy để lau mồ hôi. Bà Tám chép miệng:
“Đi dẹp lửa xong, nhớ lau ngay cái mặt đi. Mày để thế này rồi đừng hỏi sao mãi không lấy được vợ, con ạ”
“Gớm. Con chưa biết yêu ai, mà cũng chẳng ai yêu con cả. Con chỉ quý dì thôi, dì nhỉ?”
Bà Tám nghe vậy, cười trừ.
“Rõ dẻo miệng, ai dì cháu với mày?”
“Rồi rồi, không dì cháu gì hết. Con muốn bà Tám bán hàng nước làm mẹ của anh Trần Văn Nghĩa đấy, được không?”
“Mày đừng đùa tao nữa”.
“Con đùa bao giờ, mẹ đồng ý đi, mẹ”.
Đây không phải lần đầu tiên Nghĩa nói vậy với bà Tám. Nhưng lần nào bị cậu hỏi, bà cũng ngập ngừng và chưa thể trả lời ngay. Trong lòng bà, thực sự vẫn còn những nỗi mất mát trước kia chưa kịp nguôi ngoai. Và cũng như những lần trước, bà lại muốn nói lảng sang chuyện khác:
“Nghĩa à, mày đã nghe…”.
Bất chợt, chuông điện thoại Nghĩa vang lên. Nghĩa nhìn chiếc máy đang đổ chuông liên hồi rồi lập tức đứng bật dậy. Cậu quơ tay, mắt nhìn bà Tám tỏ ý tạm biệt, rồi vừa bước về phía để xe máy. Từ đầu dây bên kia, một giọng ồm ồm vang lên rất gọn.
“Đại đội yêu cầu triệu tập đồng chí về ngay với tiểu đoàn, gấp rút chuẩn bị cho đợt cứu hộ thứ hai. Xin hết”.
“Tuân lệnh”.
Chỉ vài giây sau, bà Tám đã nghe tiếng động cơ quen thuộc phóng ra xa dần rồi khuất hẳn. Những người khách lại quay về phía bà với khuôn mặt háo hức và tò mò với hy vọng sẽ được nghe nhiều chuyện về cậu Nghĩa kia. Đáp lại họ, bà chỉ nói.
“Lính cứu hỏa đấy”.
Nắng chiều đã dần tắt, khách ngồi lại quán nước cũng ít đi. Bà Tám lặng thinh, ngồi đợi nốt vài chú xe ôm còn uống chè nguội với thuốc lào ở đó. Đồng hồ đã điểm sáu rưỡi hơn, lúc dọn hàng xong cũng phải gần bảy giờ.
Ngày nào bà Tám với Nghĩa cũng ăn cơm muộn. Ngày nào hai người cũng chờ nhau để cùng về. Vì họ sống cạnh nhau trong một căn chung cư cuối ngõ, cùng bầu bạn để bớt đi nỗi cô đơn thường trực mỗi ngày. Nhưng giữa hai người luôn có gì thân thiết và bền chặt hơn cả tình bạn. Mọi góc khuất trong cuộc đời Nghĩa, bà Tám đều nhìn thấu cả. Bà tin rằng, mình là người duy nhất đã có thể thuyết phục anh chàng nói ra sự thật về bản thân hiện tại.
Họ đã làm hàng xóm của nhau từ tận tám năm về trước. Nhưng bà phải đợi thêm ba năm ròng mới biết được câu chuyện cuộc đời của cậu bé hai mươi tuổi ấy.
Nghĩa chưa bao giờ nói cho người ngoài rằng anh là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ vì một vụ hỏa hoạn lớn. Mỗi khi được hỏi lý do vì sao theo đuổi nghề lính cứu hỏa, Nghĩa chỉ trả lời vỏn vẹn “Trông các chú rất ngầu!” chứ không nói về quá khứ sầu muộn trước kia. Nhưng bà Tám thì khác, Nghĩa không giấu giếm điều gì.
Cậu yêu mến và thương bà hết mực. Như một người mẹ. Bà hoàn toàn hiểu điều đó. Bà cũng thấy chạnh lòng khi thấy trong lòng cậu đang khao khát hình bóng một người thân. Nhưng, bà lại không thể trở thành bóng hình ấy, bà sợ một lần nữa, điều đó sẽ xảy đến làm bà bỗng mất đi tất cả.
Khi bà Tám còn ngồi bần thần mãi thì nghe tiếng còi quen thuộc ngoài ngõ. Cậu Nghĩa mới đã nhanh nhẹn đỡ hộ bà Tám một hàng ghế nhựa dài, buộc cả quầy nước vào sau xe. Nghĩa dìu bà Tám lên, rồi nói.
“Hôm nay ăn gì hả mẹ?”.
“Đã bảo rồi, tao không mẹ con gì với mày”.
Nghĩa chỉ cười
“Con mua được canh gà hầm mẹ thích ăn đấy, lát nữa con mang sang cùng ăn nhé!”.
Một làn gió biển lướt nhẹ qua làm bà Tám bỗng chợt thấy trong lòng vui vui.
Cơm nước xong, bà Tám lật đật đi sang nhà cậu Nghĩa, gọi lớn.
“Có qua đây ăn không thì bảo”.
“Vâng, đợi con sang ngay”.
Căn chung cư tồi tàn ấy chỉ vỏn vẹn có cậu Nghĩa với bà Tám thuê trọ. Từ ngày có cậu Nghĩa bầu bạn, cuộc sống của bà Tám trở nên ấm áp hơn hẳn. Ít ra, bà cũng nhận được những quan tâm chi chút vào độ tám lăm - cái tuổi gần đất xa trời. Nghĩa nhìn mâm cơm, ngạc nhiên.
“Hôm nay là ngày gì mà sao mẹ nấu nhiều món vậy? Hai người ăn không hết mất”.
“Mày phải ăn nhiều vào đấy, hôm nay chẳng chạy hai ca rồi còn gì?”.
Nói rồi, bà Tám xới một bát cơm đầy, đưa cho Nghĩa. Bà lấy phần mình rồi vừa ăn, vừa nhìn cậu lính cứu hỏa đang ngồi trước mặt. Nghĩa ăn được bốn bát cơm. No nê, cậu ngả đầu ra sau ghế.
“Cơm mẹ nấu lúc nào cũng ngon thật. Con đã đến bao nhiêu nhà hàng cao cấp rồi, nhưng không thấy cái vị quen mà hấp dẫn như thế này đâu”.
Bà Tám nhìn anh cười lớn.
“Chỉ được cái nịnh là giỏi”.
Bỗng nhiên, nét mặt Nghĩa thay đổi. Cậu trông nghiêm túc hơn, gieo ánh mắt tha thiết vào cái nhìn của bà cụ như muốn nói ra một chuyện gì tối quan trọng. Nghĩa mở lời.
“Con mất mẹ lúc còn bảy tuổi. Đến bây giờ, mười tám năm qua nhưng con vẫn còn nhớ được nhiều thứ. Mẹ của con, dù bề ngoài tỏ ra lạnh lùng, thô lỗ, nhưng bà thực sự bà rất thương yêu gia đình.
Mẹ của con, là người luôn nhận về những nỗi buồn của người khác, nhưng không bao giờ chịu san sẻ những cảm xúc đau đớn cho ai. Con đã tưởng chừng như mất mẹ thật rồi, cho tới khi con đến nơi đây.
Bấy nhiêu năm qua, con đứng vững được là vì mẹ, con lạc quan và tự tin cũng vì mẹ. Mẹ à, cũng đến tuổi này rồi, mẹ không định quên đi mọi chuyện trước kia, sống vui vẻ để hai cha con anh ấy yên lòng ư? Con chỉ cầu khẩn mẹ một điều “hãy coi con như một người thân, một đứa con trai, để con có cơ hội được thấy lại điều mà mười tám năm trước kia, con đã mất. Mẹ đồng ý với con nhé?””.
Bà Tám ngồi lặng thinh, đầu cúi xuống mâm cơm đang ăn dở. Nghĩa yêu mến bà như một người mẹ thực lòng, bà biết chứ! Và bà cũng rất muốn đón nhận điều ấy như một lẽ tự nhiên. Bà mong mỏi đến một ngày nào đó, bà sẽ ôm nó vào lòng, nói với nó hai tiếng: “Con trai”.
Bà ước ao vô cùng cái cảnh đoàn viên ấy, khi thằng Nghĩa có một gia đình nhỏ, bà sẽ bồng cháu mình đi dạo khắp con ngõ hàng nước và hãnh diện khoe đó là đứa cháu nội mình.
Nhưng trời ơi. Bà lại ước, giá như thằng Nghĩa không làm nghề cứu hỏa, không ngày đêm đem thân mình cho lửa đốt, thì bà đã yên lòng mà đồng ý ngay được.
Giá như nó trở thành một nông dân, một gã xe ôm, hay tay phụ hồ thì lúc này hai người đã là mẹ con. Bà lại nghĩ “số phận của thằng Nghĩa cũng giống như đứa con trai của bà trước kia”. Người đàn bà nghèo khổ, cô độc ấy cũng đã từng hạnh phúc vì có được một đứa con trai.
Thằng Tôn loắt choắt, đáng yêu đã giúp bà nguôi ngoai nỗi nhớ người chồng đang ở nơi biên ải. Thế rồi, ngày tháng sum vầy qua đi, Tôn mới đôi mươi đã đi theo con đường của cha nó. Bà chấp nhận rời xa những hạnh phúc cá nhân để tiễn con lên đường ra trận, không rơi giọt lệ nào. Nhưng hòa bình lập lại, bà chỉ còn có thể đứng ở mái hiên vắng lạnh mà nhìn cảnh gia đình người khác đoàn viên.
Bà nhận được hai tấm giấy báo tử. Bà đã không khóc, bà giấu nỗi lòng đang tan nát vào trong mình để nó ngày ngày trở về đay nghiến và giày xéo trái tim đã vụn nát của bà.
Bà ngẩng mặt lên nhìn Nghĩa, cậu vẫn đang nhìn bà tha thiết chờ đợi sự đồng thuận của bà. Bà Tám càng thấy được cái sự sống mong manh của nó. Nếu coi Nghĩa như một người con, bà sợ rằng chính mình sẽ phải đối mặt với điều đó “một tấm giấy báo tử đột ngột”.
“Nghĩa à! Có những ám ảnh mà ta với con không thể nào quên. Con không quên được cái chết của cha mẹ mình, rồi mãi khao khát tình cảm gia đình. Còn ta, khó nguôi được sự ra đi của chồng con, rồi cứ sống thế này trong cô độc.
Ta không muốn coi con như một đứa con trai khi ngày nào nhìn thấy con thì mọi nỗi đau trước kia cứ ùa về. Ngờ đâu, nỗi đau khổ khi mất con, sẽ lại còn khủng khiếp gấp bội lần. Tốt hơn hết, ta và con cứ như những người hàng xóm tốt, cùng ăn tối, cùng trò chuyện,...”.
Cậu Nghĩa và bà Tám không ai nói với nhau câu gì cả. Khi những ánh mắt giao nhau, chúng trở nên ngại ngùng, khó tỏ. Nghĩa thở dài, đứng dậy bước ra cửa.
“Thôi, cháu về”
Đã mấy ngày trôi qua, bà Tám không nhận được tin gì về Nghĩa. Những lúc dọn hàng, bà lại lủi thủi một mình. Đi qua cửa nhà Nghĩa đóng kín, bà đâm lo. Có hôm, bà dọn hàng sớm, thuê xe ôm chở đến tận cổng đồn cứu hỏa để hỏi thăm tin tức của Nghĩa. Họ bảo Nghĩa ở lại đồn đã mấy ngày nay nhưng hỏi lí do, cậu không trả lời.
Bà Tám lại quay về. Nghĩa không tới, bà chỉ nấu cho mình một bát cơm và vài ba con tép. Không khí trong nhà vắng lặng hẳn đi. Thiếu tiếng cười, thiếu giọng kể chuyện và một ánh đèn từ phòng bên cạnh. “Chắc nó phải giận mình lâu lắm!”, bà nghĩ thế.
Gần một tuần trời, bà Tám sống như vậy. Hôm nay, bà lại chuẩn bị dọn hàng từ sớm. Bước chân nặng nề qua cửa, bà mất mười phút mới ra đến chỗ dọn hàng nước. Thêm mười phút nữa để bày biện bàn ghế và đồ đạc. Bà Tám đang mải đun ấm trà thì đột nhiên có tiếng cô Nhiên kêu lên thất thanh.
“Bà Tám ơi. Không hay rồi…”
“Sao thế? Có chuyện gì không hay?”
“C...Cậu Nghĩa!”.
“Nghĩa? Nó làm sao, nói nhanh tôi nghe đi!”.
“Cậu Nghĩa đi dẹp đám cháy ở quán Bình Ly ngoài phố kia, nghe nói bị kẹt trong đấy luôn rồi, mà lửa lớn quá, họ vẫn cố nhưng cậu Nghĩa chưa thoát được”.
Chưa nghe cô Nhiên nói hết lời, bà Tám đã tái mặt đi, chạy mê man ra ngoài phố. Cô Nhiên mải chạy theo đằng sau, thở hổn hển. Đám đông ở trước mặt, phải lên vài trăm mét mới đến nơi.
Bà Tám chạy bình bịch, chân dậm mạnh lên vỉa hè. Bà xô đẩy tất cả mọi người, ngày càng lấn lên trên. Có lửa ở đằng kia, Nghĩa ơi! Nhưng những rào ngăn cách và người dân đã kéo bà lại! Không thể cho phép một cụ bà tới nơi nguy hiểm như vậy. Bà như điên dại, gào lớn
“Tránh ra. Tôi phải đến chỗ đám cháy, có người thân tôi ở đó. Mọi người làm ơn với”.
Mặc kệ bà Tám cầu xin, giãy giụa, chống cự thế nào nhưng tuổi bà đã cao, sức yếu nên không thể vùng thoát khỏi đám đông. Và thế, bà cứ mãi bị kẹt lại trong vô vọng. Đến nước này, bà đành chỉ la lớn lên, mong sao người bên trong đám cháy nghe thấy.
“Nghĩa ơi, con có ở trong đấy không?”
“Ra đây gặp mẹ đi con ơi”.
“Mẹ xin lỗi, mẹ cầu xin con đấy. Con ơi, đừng bỏ cuộc”.
“Con ơi, con còn phải sống thật lâu chứ. Con còn chưa lấy vợ, còn chưa sinh cho mẹ một đứa cháu nội nữa mà.
Bà Tám thét lớn một hồi rồi kiệt sức. Bà mất đà, khuỵu xuống, không thể nói được gì. Chỉ có đôi mắt vẫn sáng rực và đầm lệ vẫn mở, nhưng tia hy vọng đã dần tắt. Quá muộn
Đám lửa vẫn tiếp tục cháy bùng lên dữ dội. Trước mắt mọi người, sức nóng kinh khủng bốc lên, khói tỏa ngun ngút đen kịt một vùng trời. Nơi căn nhà đang bị thiêu đốt, có những số phận mong manh chuẩn bị đi tới một vùng sâu thẳm và bí mật.
Bà trân trân nhìn đám lửa và hình như qua đôi mắt ướt lệ, căn nhà đã bớt sáng hơn, sức nóng cũng giảm dần. Bây giờ, chỉ còn lại tiếng vòi phun nước, tiếng la ó của người dân xung quanh đường, và tiếng hấp hối của tòa nhà, toàn bộ kết cấu đang dần đổ sập.
Tim bà như vỡ nát khi thấy cảnh căn nhà chỉ còn là đống tro tàn đỏ rực. Nhưng trước khoảnh khắc ấy, bà như thấy một hình bóng quen thuộc xuất hiện. Một tia hy vọng nhói lên, khiến bà Tám gượng dậy được, mắt vẫn không rời đám cháy.
Bóng đen ấy bỗng chạy vụt về phía bà. Tim bà như bước hụt một nhịp và như đã chết lặng đi trong giây phút ngóng chờ. Khuôn mặt của thằng Nghĩa! Bộ mặt nhem nhuốm, đặc quánh những dầu và mồ hôi. Chỉ có đôi mắt là còn trong trẻo, và nụ cười gần gũi thân thương. Bà Tám chỉ tin điều đó là sự thật khi anh vừa chạy đến với bà, vừa hân hoan gọi.
“Mẹ ơi”.
Bà Tám cuống cuồng bước về phía Nghĩa. Hai người ôm chầm lấy nhau trong sự xúc động vô cùng.
“Mẹ tưởng con đã không qua khỏi”.
“Mẹ ơi! Bây giờ mẹ đã chấp nhận con rồi chứ?”.
Bà Tám chỉ gật đầu, trên môi tự cười mãn nguyện.
“Con bị phỏng nhiều lắm đúng không? Mình đến bệnh viện trước nhé!”.
Trên chuyến xe cứu thương, Nghĩa nắm lấy tay mẹ không buông. Bà Tám xúc động không kìm được nước mắt.
“Nếu như con không thoát ra khỏi đó, mẹ sẽ vô cùng hối hận vì đã từ chối con. Đến bây giờ, mẹ mới biết được, mẹ đã coi con là con trai mình từ rất lâu rồi, chỉ thiếu chút dũng cảm để hoàn toàn chấp nhận mà thôi. Nỗi đau khi mất con, có lẽ chẳng là gì so với nỗi đau khi con ra đi mà chúng ta chưa thể sống như một gia đình”.
Nghe mẹ nói, Nghĩa nhíu mày, rất hiếm khi anh khóc. Anh sụt sùi, nhìn mẹ.
“Lúc bị kẹt trong đám cháy, con đã tưởng mình không thể nào thoát ra được. Con đã tưởng chừng mình có thể buông xuôi, để về với cõi mà cha mẹ mình đang sống. Nhưng vào lúc ấy, có một giọng nói níu con lại, nó cho con một động lực nào đó, rằng con phải tiếp tục sống để bảo vệ một người mẹ ở trên đời. Con đã đi về phía giọng nói ấy, và tìm được lối ra”.
Cửa xe mở ra, các y tá và bác sĩ đã đứng sẵn đó. Họ ngạc nhiên. Trên khuôn mặt đầy bụi đen và những vết bỏng đỏ, ánh mắt của Nghĩa hạnh phúc đến lạ lùng nhưng chẳng ai hiểu được từ nơi ánh mắt ấy đang ẩn chứa một câu nói “Mẹ ơi, cảm ơn mẹ đã ôm lấy con”.
© Rượu Tím - blogradio.vn
Xem thêm: Khi mẹ nhớ con – mẹ gọi, khi con nhớ mẹ - mẹ ở đâu?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.