Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bố ơi, bố vẫn luôn sống trong trái tim con

2022-02-08 01:20

Tác giả: Như Ý


blogradio.vn - Bố ơi, nhanh bố nhỉ, giờ con đã là bác sĩ, con cũng cứu giúp người đời, cứu lấy mạng sống của người khác, con không muốn nhìn thấy một ai trong hoàn cảnh như con. Con đã trở thành người có ích cho đời, và cũng kiếm cho mình một người bạn tốt. Bố ơi, bố yên tâm nhé, dù có ra sao, con biết rằng bố vẫn luôn sống trong trái tim con, bố vẫn luôn ở đây, âm thầm theo dõi con.

***

Bố ơi, một năm rồi đó, nhanh bố nhỉ, thế mà con cứ nghĩ như mới đây í, thời gian thấm thoát thôi đưa, thế mà đã tròn một cái mùa xuân tết xa giữa hai bố con chúng ta rồi. 

Mùa xuân năm nào cũng vui hết, nhưng năm nay thì lạnh lẽo quá bố ạ, ngọn cỏ đã mọc xanh lắm rồi, còn có những bông hoa đua nhau ra sắc nữa bố ạ, có cả cây hoa hướng dương mà bố thích nữa đó. Và đây, bức thư của bố, con vẫn giữ nó trên mình, bố biết không? Hôm nào con cũng mở nó ra đọc, bố biết tại sao không? Mỗi lần như thế cứ như có bố bên cạnh con vậy, con cảm thấy an toàn hơn đó bố ạ.

Lúc còn nhỏ, tôi chập chững biết nói, tôi luôn đặt ra những câu hỏi ngớ ngẩn, những câu hỏi mà không một ai muốn trả lời, họ luôn la tôi khi nói quá nhiều, và không quan tâm đến những câu hỏi của tôi, nhưng bố tôi thì lại khác, dù tôi có quấy rối đến chừng nào, có ồn ào đến chừng nào, có ngớ ngẩn thế nào thì bố vẫn luôn mỉm cười với tôi, và trả lời không thiếu một câu hỏi nào của tôi. Có lúc tôi chợt hỏi bố.

- Bố ơi, sao bố lại cao to thế ạ? Sao con lại nhỏ như vậy ạ?

- Bố cao to thế này để khi con nhìn bố con phải ngước lên và có người tầm cao mà con vươn lên đấy.

- Thế bàn tay và chân bố to thế làm gì ạ?

- Bố xoa đầu tôi, mỉm cười “Tay, chân bố to là để nắm lấy tay con thật chặt, cũng như dù con thế nào thì bố vẫn bảo vệ con không để con gặp phải nguy hiểm gì, dìu dắt các con trước những sóng gió, những nguy hiểm phía trước tương lai, con hiểu không?”

-  Tôi chú ý từng lời nói của bố rồi ra vẻ như hiểu chuyện “Thì ra, cái gì cũng có lý do của nó bố nhỉ?”.

ong_-_bo

Lúc tôi lên bốn, bố luôn là người đan tóc cho tôi, chuẩn bị mọi hành trang cho tôi đi học, không cho tôi thiếu thốn bất cứ thứ gì mà người khác có, bố gọi tôi là “công chúa nhỏ”, “con gái rượu”, những cái tên gọi nghe rất ấm áp, ai cũng bảo tôi giống bố y đúc. 

Bố bảo tôi, khi nào có ông thợ chụp ảnh đi ngang, bố sẽ chụp cho con bức hình sau này con nhìn lại mình lúc nhỏ xem thế nào nhé. Bức hình tôi được bố mang đi khoe khắp xóm, từ ngõ trên xuống ngõ dưới, từ người già trẻ nhỏ, nụ cười đó của bố, nó vẫn như in trong tâm trí của tôi cho đến bây giờ, sau này và mãi mãi.

Bố tôi gần mét bảy, làn da ngăm đen do cháy nắng giữa thời tiết khắc nghiệt, những vết nhăn ngày càng nhiều hơn, đồi mồi ngày một xuất hiện trên bàn tay của bố, lưng bố khòm đi ngày một chút, đôi mắt bố cũng trĩu nặng theo thời gian, cũng bắt đầu xuất hiện một vài sợi tóc bạc. 

Bố tôi mỗi lần vẫn mang bên mình một cán cuốc, chân mang đôi dép lào được khâu lại bởi những cọng thép nhỏ, tạo nên những vết lằn trên làn da của bố, vẫn bộ đồ quen thuộc đi làm của bố, một cái quần tây đen sờn bạc, tạo nên những đường rận đỏ nâu của thời tiết, lởm chởm một vài miếng vá khác màu, và một chiếc áo sơ mi màu cam đất đi làm nông hợp tông với màu đất đỏ bazan ngoài đồng, áo cũng có dấu hiệu của năm tháng bắt đầu mục đi.

Từ sớm tôi thức dậy đi học luôn thấy bố chuẩn bị bữa ăn sáng cho tôi, và sân vườn không điểm nổi một cọng lá khô, ngọn lửa phía xa kia cũng đã sắp tàn rồi, thế mới biết bố tôi đã dậy từ rất sớm. Thời gian này tôi cũng đang chuyển cấp, sống trong căn nhà bằng lá, lâu lâu lại có những con rết, bò cạp bò từ phía trần nhà rớt xuống, hôm nào có mưa hay gió mạnh, cứ y như ngồi nhà sắp không trụ nổi nữa rồi. 

ong_-_bo_1

Trước giờ, bố tôi không cho tôi đụng vào một cái gì, cả việc giặt giũ, nấu ăn tôi cũng không biết làm, một tay do bố tôi soạn sẵn. Thời gian sau, tôi nhận được giấy đậu chuyển cấp vào một trường có tiếng của tỉnh, niềm vui này người tôi chia sẻ đầu tiên là bố, lúc bố cầm trên tay, tay bố run lẩy bẩy, hai hàng nước mắt rưng rưng, đôi môi bố lắp ba, lắp bắp. 

Bố ôm chầm lấy tôi, và luôn miệng kêu tôi phải cố gắng, trường có tiếng đâu phải muốn vào là dễ, điều này càng thúc dục tôi phải cố gắng hơn. Bố tôi đi xin cho tôi một bộ áo dài và những cuốn sách cũ, chuẩn bị cho một trang sách mới mở ra, một môi trường mới, một thành thị tôi chưa từng đặt chân tới, với những bỡ ngỡ và khó khăn phía trước.

Ngày đầu tiên tôi nhập học, ngồi trên chiếc xe đạp thồ của bố, mang trong mình tà áo dài thướt tha ra dáng thiếu nữ, nơi này xe cộ nhiều hơn, tôi được nhìn thấy nhiều xe ô tô xuất hiện, mọi thứ đối với tôi lạ lẫm đến lạ thường. Tôi nhìn bố:

- Bố ơi, trường đẹp quá ạ, con nôn buổi học đầu tiên quá bố.

-Bố tôi mỉm cười “Bố rất tự hào về con, cố lên nhé. Thôi bố phải về làm đây trễ giờ rồi, con cũng vào học đi kẻo muộn”.

Tôi nhìn theo bố, tấm lưng ướt cả mồ hôi, nhìn theo khi bóng bố khuất xa xa tít phía trước.

Tôi bước vào nhìn xung quanh trường, đứng trước sân trường tôi rất vui vì cuối cùng mình cũng đã đạt được ước mơ đỗ vào ngôi trường yêu thích, nhìn tất cả các bạn ai cũng có bạn có bè, còn tôi thì không.

Khoảng thời gian sau, tôi không muốn bố đưa mình đi học, tôi muốn có được điện thoại xịn như các bạn. Bố tôi cũng dốc sức kiếm tiền mua cho tôi, bạn bè tôi lúc đó ai cũng chê nhạo tôi quê mùa, hai lúa, con nhà nghèo, khi được bố mua cho điện thoại, tôi liền khoe với cả lớp, để không bị tách biệt một mình, mỗi trưa tan học, tôi luôn nhờ bạn chở về trên đường, tôi lần theo hẻm nhỏ vào nhà. 

bo_4

Tôi cảm thấy tự ti hơn, tôi không chấp nhận ngôi nhà lá này nữa, tôi muốn được ở nhà lầu, đi xe máy như các bạn. Tôi và bố đã có những cuộc cãi vã tiếng to với nhau, tôi cũng bỏ lên ngủ. Hôm sau là sinh nhật của một người bạn trong lớp, và muốn cùng nhau đi bar, vì không muốn mọi người khinh thường, tôi đã đồng ý đi cùng, tôi uống bia, mang đồ ngắn, những thứ mà tôi chưa bao giờ dùng đến. 

Tối đó tôi cũng không về nhà, không biết bố đang đợi cơm tôi, sáng mai tôi cúp học cùng đám bạn đi hút thuốc, bay lak. Qua ngày sau tôi về nhà, gương mặt bố tôi không nói một lời nào, bố tôi hôm nay cũng không đi làm, bố ngồi đó, tôi bước vào và nhìn bố, bố cũng không nhìn lấy tôi, tôi lẳng lặng đi vào cất đồ, bố tôi liền hỏi.

- Mấy nay con đi đâu? Sao không đi học? bố đã gọi cho cô giáo của con? Con đã bỏ tiết mấy hôm nay? Và không liên lạc với con được?

Tôi chưa kịp tiếp lời, bố tôi nói tiếp “Con có còn coi bố là bố của con không?”.

- Nhưng bố không cho con được cuộc sống như người ta, một cuộc sống nghèo khổ, nhà tranh vách lá, con không chịu được.

- Nhà tranh vách lá thì cũng là công sức của bố, cũng là mồ hôi của bố.

- Nhưng con không chịu được, cảm giác đi học mà xung quanh gia đình đều khá giả, họ có những người bố luôn chi cho họ hàng trăm hàng triệu đồng, bố cho con được bao nhiêu, không nổi mười ngàn nữa, bố có hiểu cho con không? Cái cảm giác đi học bị người khác xa lánh, cái cảm giác mà bị gọi là kẻ nghèo hèn, cái cảm giác mà mỗi khi trong lớp ai mất đồ cũng là do con, bố hiểu không, hiểu cảm giác của con không chứ? Họ còn có thể cho con được những bộ đồ mới, chứ không phải đồ cũ mang lại mà bố lượm thừa của người khác cho con.

- Con ghét nghèo.

- Con sợ mình nghèo sao? Nghèo nhưng chúng ta làm tiền chân chính, chúng ta không ăn cắp, ăn trộm ai cả, đó là đồng tiền sạch, đồng tiền mà tự tay mình làm ra, tại sao con lại xấu hổ về nó.

- Con không cần biết, nhưng con không muốn người khác khinh thường con, con không muốn đi học nữa, con sẽ đi làm, kiếm tiền, và không một ai coi thường con hết, con sẽ không ở trong cái nhà này nữa, con cũng không muốn bạn bè con biết con có một người bố nghèo nàn như thế này được.

- Con đi đi, con đi ra khỏi cái nhà này đi. Con đừng bao giờ quay trở lại đây, đây không phải nhà của con, bố không phải là bố của con, con nhớ chưa.

- Bố đánh con, con ghét bố, mãi mãi con ghét bố, và con mãi không phải là con của bố, dù sau này ra sao con mãi không có người bố như bố.

bo_-9

Khung cảnh căng thẳng bỗng im ắng, người bố gục trên bàn, đôi bàn tay run lên, đôi mắt tuôn những dòng nước mắt, dù có khó khăn thế nào ông cũng không cho phép mình khóc, nhưng hôm nay, ông mất tất cả rồi.

Người con chạy được một hồi cũng cảm thấy mệt, trời mưa to, cô núp mình dưới bóng che trạm xe, ngoài đường không có một ai, tiếng mưa cứ kêu lốp cốp lốp cốp. 

Cô nhìn xung quanh từ phía trên dốc tỉnh đổ xuống dốc, không một ngọn đèn đường, bóng tối bao trùm bủa vây, bỗng có tiếng nói nhỏ của ai đó cũng đang trú mưa chung một mái tôn của cô, cô nhìn qua một khung cảnh lạ nhưng thành quen, một người bố già và một cô gái bé nhỏ, cầm trên tay những lon nước đã hết, thì ra họ đã cùng nhau đi lượm ve chai và giờ thì đã mưa. 

Cháu gái luôn miệng than đói, người bố móc trong túi ra một nắm cơm cuộn tròn đưa cho con mình, bụng của chú ấy cũng đã kêu lên thành tiếng rồi, dù đói đến thế nào nhưng khi nhìn con ăn ngon miệng chú cười rất tươi, nụ cười như xoa tan đi mọi mệt nhọc. Tôi nhìn thấy đâu đó hình bóng của mình và bố ngày xưa.

Nội tâm dằn xé lấy cô cô bật khóc nức nở, ông trời cũng cho mưa to thêm, làm không khí buồn bã hơn, cô khóc vì nhận ra được điều gì đó, cô khóc vì nhận ra được cái sai của mình, luôn miệng lẩm bẩm lời xin lỗi “Bố ơi, con xin lỗi, con không nên làm như vậy với bố, con biết sai rồi bố ơi”, xen vào những tiếng lộp cộp của mưa là tiếng sấm sét xé tan lòng người.

Người bố ở nhà cũng không yên, không biết con gái của mình thế nào, ông đội mưa chạy dọc theo những nơi con gái hay đi, ông dọc hết những bãi cỏ thả diều, cây cầu mà ông và con hay ngồi, đang loay hoay quay xe ông và người con cũng đã tìm thấy nhau.

- Bố con xin lỗi bố, con yêu bố nhiều lắm, bố đừng giận con nha, con biết lỗi của mình rồi, con không nên làm vậy, không nên nói như thế với bố, bố ơi, bố tha lỗi cho con, từ nay con không bao giờ làm vậy với bố đâu, bố ơi, con biết sai rồi.

Những ngày tháng đó cũng đã trôi qua, tôi đi học đầy đủ học hành tốt hơn, tôi cũng tập nấu ăn, dọn nhà phụ giúp bố những ngày tháng nhọc nhằn, năm tháng trôi qua tôi cũng đã mười tám, cái tuổi mà tôi sắp được trả tự do, cái tuổi mà tôi bắt đầu trưởng thành hơn.

Tôi rời quê lên thành phố học, những năm tháng ở trọ, cực nhọc đến mấy tôi cũng cố gắng, làm thêm đóng tiền học phụ bố, tôi dành dụm được một ít để mua món quà cho bố, lúc cầm trên tay những đồng tiền mà mình làm ra, tôi cảm thấy hạnh phúc không ngừng, tôi vui đến nước mắt rơi ướt cả gối.

Tôi mua cho bố một chiếc điện thoại cảm ứng, để có thể gọi nói chuyện với nhau, tối nào cũng nói chuyện một hai giờ sáng, tôi quyết định năm nay phải về cho bố một món quà bất ngờ.

bo_-8

Mấy hôm nay không thấy bố gọi, gọi bố cũng không được, tôi liền soạn đồ về nhà mấy hôm và tổ chức sinh nhật bố, tôi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, tôi bước chân tòn ten trên con đường thân quen của mình, ngồi nhà nhỏ nhỏ xinh xinh phía trước. Tôi bước vào, thấy mọi người rất đông, tôi cũng lấy làm lạ, tôi bước chân vào nhà, thấy bố tôi nằm trên giường có vẻ rất mệt mỏi, tôi liền hỏi mọi người, nhưng bố tôi cản lời.

- Con về hồi nào thế? Sao về mà không báo trước, à mà bố chỉ hơi mệt nên mọi người qua xem chăm sóc thôi mà, không có gì đâu.

- Tôi ngồi bên kệ giường, nắm lấy tay bố, thật bố chỉ mệt thôi không, bố không sao thật chứ, sao bố không giữ gìn sức khoẻ cho mình chứ, con không cho phép bố bệnh đâu đấy, bố còn phải dắt tay con trên lễ đường nữa đó.

- Bố xoa đầu tôi, mỉm cười “Con yên tâm, bố sẽ không để con một mình đâu, à mà mấy cô về đi, cảm ơn mấy cô chăm sóc tôi nhiều”.

- Con cảm ơn mấy cô đã chăm sóc bố con ạ.

- Bố ơi, sinh nhật vui vẻ ạ, bố coi có thích không ạ, con đặc biệt lựa cho bố đó, màu mà bố thích nữa đó, bố mang thử đi ạ.

- Tôi dìu bố mang thử, nhìn cái cảm xúc lúc đó, tôi biết bố hạnh phúc đến nhường nào, tôi cũng vui lây, miễn thấy bố hạnh phúc thì như thế nào tôi cũng sẽ cố gắng.

Nấu ăn cho bố, tôi cũng phải đi lên lại học

- Bố ơi, ở nhà bố giữ gìn sức khoẻ nhé, con đi học lại đây, rảnh con lại về, à mà sắp tới con sắp ra trường rồi, nào ra trường con sẽ về đây ở với bố nhé, bố chờ con nhé, thôi con đi đây trễ giờ xe tới rồi ạ. 

Chưa đầy 2 ngày tôi lên Sài Gòn, tiếng chuông điện thoại cứ thất thành vang lên liên hồi, tôi vội vàng bắt máy, tiếng chuông bên kia có tiếng hồi của xe cấp cứu, và tiếng hét liên tục trong đầu dây bên kia, bố con, bố con.. con mau qua bệnh viện đi.

Tôi bàng hoàng không biết chuyện gì, ba hồn bảy vía chạy tới bệnh viện, mọi người yêu cầu tôi ký tên cho bố lên bàn mổ gấp.

Tôi cũng ký, nhưng vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra

- Có chuyện gì vậy ạ? Bố con làm sao thế ạ?

- Bố con bị ưng thư giai đoạn cuối, vì sợ con lo nên mãi không nói cho con, bố con cũng không muốn cô nói cho con biết sợ con bỏ bê việc học.

- Không, tại sao lại vậy, lúc trước con mới về bố còn khỏe mạnh mà, tại sao lại như thế chứ.

- Lúc đó bố con đã yếu một phần rồi, nhưng vẫn gắng gượng cho con không biết, bệnh đã được phát hiện vào 2 tháng trước đó rồi.

bo_-4

Như sét đánh ngang tôi, tôi bừng mình mong đó chỉ là giấc mơ, sao mọi chuyện lại đến với tôi như vậy, tôi chưa giúp gì cho bố, chưa cho bố cuộc sống sung sướng mà, sao ông trời lại đối xử với tôi như vậy.

Một không gian im lặng, tiếng cửa mở ra “Ai là người nhà của bệnh nhân A “

- Tôi, là tôi, bố tôi sao rồi bác sĩ.

- Ông ấy cần gặp cô, cô hãy tận dụng thời gian này, muốn nói gì thì nói đi.

Tôi chạy vội vào “Bố ơi, bố làm sao thế, sao bố không nói cho con, sao bố lại im lặng vậy hả bố”, “Bố ơi, bố ơi”.

- Con gái, hãy nghe bố nói “Đối với bố, con là duy nhất, con là đứa con ngoan nhất của bố, bố yêu con nhiều lắm, dù có ra sao, trên con đường phía trước có bố hay không, con cũng hãy dốc sức vượt qua, hãy là bản sao tốt hơn bản chính hiện tại.”

- Bố chỉ muốn nói với con, đời bố đã khổ rồi, bố không muốn con khổ như bố, bố muốn con có cái chữ cái nghĩa ra xã hội có địa vị như người ta. Con hãy nhớ lấy, bố chỉ giúp con cho tới khi con trưởng thành thôi, sau thời gian đó cuộc sống do con quyết định.

- Sẽ có người thay bố chăm sóc con.

Bố mất sau đó chỉ vài giây. Tiếng khóc thất thanh của cô gái vang dội cả căn phòng, tiếng khóc xé tan lòng người, giày vò có, mất mát có. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất người thân.

Bố ơi, nhanh bố nhỉ, giờ con đã là bác sĩ, con cũng cứu giúp người đời, cứu lấy mạng sống của người khác, con không muốn nhìn thấy một ai trong hoàn cảnh như con. Con đã trở thành người có ích cho đời, và cũng kiếm cho mình một người bạn tốt. Bố ơi, bố yên tâm nhé, dù có ra sao, con biết rằng bố vẫn luôn sống trong trái tim con, bố vẫn luôn ở đây, âm thầm theo dõi con.

© Ý Trần - blogradio.vn

Xem thêm: Không điều gì quý giá hơn hai tiếng “gia đình”

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top