Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bình yên nhé bé con!

2021-10-08 01:20

Tác giả: Tuyền Trương


blogradio.vn - Ban đêm, nó thường ngủ với ba và mẹ, mẹ mở radio cải lương cho nó nghe. Nó nhìn lên nóc nhà nói với ba mẹ: “Nhà mình có cả khe để ngắm ngôi sao và mặt trăng, thích quá!”. Trong hồi ức của con bé, đây là những năm tháng đẹp đẽ nhất.

***

Trong những ngày gió chướng bắt đầu thổi, con bé Mai thường hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Gió này là gió gì mà con thấy lạnh và khó chịu quá mẹ?”. Mẹ nói với bé: “Gió này là gió chướng dễ khiến người ta bị bệnh, con mau vào nhà đi kẻo bệnh”.

Con bé hay ngồi trước nhà đợi mẹ nó đi chợ, hay đi đâu về. Mỗi lần mẹ nó về là nó la lên: "A! Mẹ về rồi!". Nó quấn quýt mẹ nó: “Mẹ có mua bánh cho con không?”. Nó mừng rỡ khi thấy mẹ mua nhiều bánh quá nào là bánh còng, bánh cam, bánh bò, bánh da lợn... Ngon quá! Mẹ còn mua cho nó cài tóc màu xanh nước biển mà nó thích nữa. Nó vui lắm, nó thích chiếc cài mà mẹ nó mua cho nó lắm.

Chúng ta bây giờ ai cũng lớn khôn, chúng ta thích tự mua những món đồ mà hợp thời trang, đắt giá; những món đồ mẹ mua thì chúng ta cảm thấy màu mè, lỗi thời nhưng chúng ta đâu biết rằng đây là những món quà mà mình từng rất thích và đây cũng là những món quà mẹ chắt chiu mua cho mình; bây giờ chúng ta lớn rồi chúng ta không cần nó nữa, những món quà mà với một số muốn cũng không thể có được. Vậy nên nếu bây giờ mẹ có mua gì đó cho mình thì mình hãy trân trọng nó.

Con bé Mai là con bé hàng xóm cạnh nhà tôi, bé học lớp ba, bé thường thắt hai cái bím xinh xinh, có hai cái má phúng phính trông em như con búp bê rất dễ thương. Bé Mai thường hay chơi đồ hàng với tôi, bé thường ra phía sau nhà chỗ mà ba mẹ nó trồng rau. Chỗ đó chúng tôi thường ra hái rau phụ mẹ bé, chỗ này chứa rất nhiều kỉ niệm của chúng tôi. Nhà bé rất khó khăn, cha mẹ bé thường làm lụng vất vả để kím miếng ăn. Mỗi năm Tết đến nhà bé thường trồng rau cải, trồng hoa vạn thọ, hoa màu gà để bán...

Trong lòng chúng tôi nô nức vì sắp đến Tết, chúng tôi sẽ có quần áo mới để mặc. Chúng tôi thường khoe với nhau, đứa thì khoe: “Tết năm nay, tao có ba bộ đồ mới nè, mày có mấy bộ”; đứa thì khoe” Mẹ tao Tết năm nay làm mứt dừa, bánh in còn nướng bánh phòng nữa”. Cái mùi Tết đến sao nôn nao quá! Con bé Mai thường hay qua nhà tôi xem ti vi bởi vì lúc đó chỉ có vài nhà là có điện và ti vi còn cả đốt đèn dầu nữa. Con bé hay chơi đùa với bóng của nó. Nó hỏi mẹ: “Lạ thật mẹ ha! Con làm gì là cái bóng làm theo, thích thật đấy!”. Mẹ nói với nó: “Con không được chơi với bóng, không nên đâu, sẽ có con ma xuất hiện ra hù con đó”. Nó đem kể với tôi làm tôi cũng sợ theo nên từ đó tôi không dám nhìn bóng vào ban đêm vì sợ ma.

Năm đó, không yên bình như chúng tôi nghĩ, trời đang đẹp, yên tĩnh bỗng tự đâu mây đen kéo đến, gió thổi mạnh và rét dữ dội. Mẹ nó ẵm nó qua ghe nhà tôi, tại ba tôi đi ghe bán lá làm nhà. Lúc đó, gia đình tôi với nó và mẹ của nó trốn dưới ghe còn ba nó vẫn ở trong nhà, nó cũng không biết ba nó làm gì ở đó. Nó gào khóc: “Ba ơi đừng bỏ con, ba ơi đừng bỏ con!”. Trước mắt nó là căn nhà của hàng xóm từ từ sụp đổ, gió thổi rất mạnh, mây đen mịt mù. Tôi đưa cho nó miếng mì tôm sống, nó vừa ăn vừa khóc: “Ba ơi! Đừng bỏ con, mẹ ơi cứu ba đi!”. Trong cơn bão to đó không biết làm sập biết bao căn nhà khiến chúng tôi rất sợ hãi. Con bé cứ sợ ba bỏ nó, tôi rất thương em chỉ biết dỗ dành: “Ba không sao đâu, em đừng khóc”.

Khi trời yên biển lặng thì chúng tôi bước ra khỏi ghe thì ôi thôi! Không biết bao nhiêu cây xanh, cột điện sụp đổ, nhà của bé Mai cũng tróc nóc nhà, tất cả các vật dụng trong nhà đều bị ướt. Nhà của tôi cũng xiêu vẹo, tróc nóc nhà. Có nhà hàng xóm - nhà thằng bạn tôi bị nghiêng cây cột trúng nó và chị của nó. Người chị bị cây nghiêng trúng đầu phải đi may đầu lại, bạn tôi thì bị rách một vệt dài trên chân khiến nó phải may một vết thương thật dài và dần theo thời gian, nó trở thành một vết sẹo lồi. Con bé Mai khi trở về nhà nó, nó chạy khắp nơi kím ba nó, nó thấy ba nó đang lúi cúi nhặt đồ đạc bị vương vãi do trận bão quái quỷ. Nó chạy lại ôm ba nó, không biết tại sao lúc đó nó lại yêu ba nó đến như vậy nhưng ba nó thật sự không vĩ đại đến như vậy.

Gia đình nghèo khó nên ba nó chỉ làm sơ sơ lại để ở được thôi. Ban đêm, nó thường ngủ với ba và mẹ, mẹ mở radio cải lương cho nó nghe. Nó nhìn lên nóc nhà nói với ba mẹ: “Nhà mình có cả khe để ngắm ngôi sao và mặt trăng, thích quá!”. Trong hồi ức của con bé, đây là những năm tháng đẹp đẽ nhất. Không biết tự khi nào, cuôc sống khó khăn quá, ba nó thay đổi tính nết, ba nghiện thuốc lá nặng thường thường hay đánh đập mẹ bé chỉ vì mẹ không cho ba hút thuốc. Một ngày, ba hút đến hai ba gói thuốc basto màu đỏ, giá khoảng 5 ngàn một gói - loại thuốc có giá rất rẻ nhưng vô cùng hại sức khoẻ. Vào cái thời đó, mẹ bé có thể mua cho bé nhiều bánh ngon. Nhưng ba chẳng quan tâm gì đến bé và mẹ, ba chỉ biết ba nghiện thuốc lá nặng, khi lên cơn thì không khống chế được bản thân mình. Tôi hiểu cái cảm giác đó vì tôi có thằng em nghiện game, nó kím chuyện với mẹ tôi vì mẹ tôi giấu điện thoại nó không cho nó chơi game.

Con bé Mai rất hồn nhiên, vui vẻ; tôi thường thấy em vòng vòng từ trước ra sau nhà. Nhà bé có nuôi một con chó con, em mới xin của nhà ngoại em. Con chó hay đi ra ngoài lộ nên ba của bé phải xích nó lại để cho nó không ra ngoài đường. Hôm đó, con bé nghĩ làm sao lại thả nó ra, con chó đi ra ngoài lộ bị xe tông chết. Ba của bé đem con chó vô vuốt ve con chó: “Không sao đâu mày đừng sợ, mày chết sẽ được giải thoát, kiếp sau làm người nha con”. Con bé Mai sợ hãi, mặt xanh ngắt: “Con thấy con chó bị trói tội nghiệp quá nên con thả cho nó đi chơi một lát mà không ngờ nó đi ra ngoài lộ”. Cha nói với nó: “Đã tao sợ nó đi ra ngoài lộ xe cán nó chết mà mày thả nó ra”. Cả không khí lặng lẽ bao trùm, con chó thở hổn hển, trút hơi thở cuối cùng. Con bé Mai khóc nức nở, cảm thấy buồn bã vô cùng, nó tự trách bản thân mình vì đã làm con chó chết.

Năm đó, không khí giáng sinh tràn ngập, nhà nó cũng được nhà thờ tặng quà cho những em bé có hoàn cảnh khó khăn và tôi cũng có phần. Tôi với em đi lãnh quà vào buổi chiều tầm 3 giờ. Đến nhà thờ cái không khí noel tràn ngập những cây thông to, hình của thiên chúa. Nó nhìn lên cái bức tượng có hình người bị đóng đinh, nó không biết làm gì mà người đó bị như vậy. Nó muốn biết câu chuyện nhưng cũng không có ai giải thích nên đành thôi. Vô trong nhà thờ người ta phát rất nhiều quà nào là bánh bía nhỏ nhỏ, mì gói, lồng đèn, quần áo cũ được các anh chị bên trong vui vẻ phát cho. Chúng tôi còn quá bé để có thể chở được bao đồ cũ to như thế. Nhưng may là có anh chị trong nhà thờ phụ để lên xe giúp. Tôi chở bao đồ về nhà trước, con bé chở về sau. Do bao đồ quá nặng khiến chiếc xe nhỏ bé, cũ kĩ của em bị gãy sườn. Con bé phải tấp vào nhà người quen để mượn xe chở về nhà. Về đến nhà nó hớn hở khoe mẹ, mẹ với nó lôi quần áo cũ ra xem thử nhưng do người thành phố không hợp với nó và mẹ nó. Đồ thành phố người ta mặc toàn váy đầm, áo khoác to, quần jean... Nên mẹ nó đành cất vào một xó để làm nùi lau. Nó hớn hở rủ tôi qua nhà nó chơi lồng đèn, mẹ bé đốt lồng đèn cho tôi và bé. Chúng tôi vừa đi vừa hát hò vui vẻ, đi từ trước ra sau nhà, từ sau ra trước. Ba con bé tự dưng khó chịu chửi nó: “Vứt đi, chơi làm gì, thấy chướng cả mắt, đi tới đi lui!!”. Mẹ con bé khó chịu nói lại: “Ông làm gì kì quá, đồ con bé mới đi lãnh cực khổ về đến nỗi hư xe mà không cho nó chơi, không biết ngày mai nó đi học bằng gì”. Nghe xong ba quát: “Tôi nói là vứt đi, không có chơi gì hết”. Ba lấy lồng đèn của con bé xé, nó buồn bã suy nghĩ: “Mình có tội gì hả? Tại sao ba lại không cho mình chơi lồng đèn nhỉ…?”.

Ngày hôm sau, con bé không có xe đi học nên nó đi bộ. Lúc đi học về, con bé quá giang xe của thằng bạn hàng xóm, thằng bạn nó chở nó ngồi phía sau - thằng này hay ăn hiếp nó, quánh nó. Cái bữa đó nó chở con bé về, tụi bạn bé ghẹo bé: “Hai tụi bây yêu nhau hả? Hai vợ chồng là hai vợ chồng haha.” Con bé về đến nhà thì thấy ba mẹ nó cãi lộn, mẹ nó đang khóc. Nó thấy mẹ nó khóc, nó lại hỏi mẹ: “Cha chửi mẹ hả? Mẹ đừng khóc, mẹ nín đi mẹ”. Mẹ không cho ba hút thuốc, ba chửi mẹ bằng những lời lẽ thô tục. Cha đánh mẹ nữa, ba lôi mẹ ra khoảnh đất trước nhà, ba đánh mẹ, mẹ quờ quờ đánh lại nhưng không lại ba vì ba mạnh quá. Mẹ la lên: “Bớ làng nước ơi cứu tôi với, bớ làng nước ơi, cứu tôi”. Ba đánh mẹ nó dã man, nó chỉ biết gào khóc trong tuyệt vọng, nó còn quá bé để có thể can ngăn ba nó để bảo vệ mẹ nó. Mẹ nó đau đớn gào thét nhưng không ai cứu mẹ nó cả. Nó biết mẹ nó đau lắm nhưng nó biết làm gì bây giờ.

Nó từng có một tuổi thơ đẹp đẽ như vậy mà ba nó đành phải hủy trong chớp mắt. Khi người lớn làm tổn thương tâm hồn của một đứa trẻ thì mãi mãi nó cũng không có được sự vui vẻ lạc quan của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình hạnh phúc được. Con bé khóc to: “Ba ơi đừng đánh mẹ” mà ba nó không nghe thấy lời van xin đó, càng la thì ba càng đánh mẹ nó.

Nó nhớ lại lúc còn bé tí, nó hay ngủ với ba nó, ba nó đâu có dữ dằn đến như vậy đâu, ba nó thường trấn mùng sâu vô chiếu để nó không bị té. Có lần nó té xuống giường khi ngủ nhưng ba nó trấn mùng sâu vô chiếu nên nó mắc trên cái mùng không bị té. Nhưng những hồi ức đẹp đẽ còn sót lại trong kí ức mơ hồ kia. Con bé rất ngoan ngoãn, vui vẻ. Vậy mà kể từ đó nó thu mình lại, hay buồn, ít nói chuyện. Kể từ hôm đó, mẹ dẫn em đi đâu đó, tôi cũng không biết nhưng em không bao giờ quay trở lại... Ba bé bây giờ vẫn chỉ sống trong hồi ức, cô độc và cảm thấy tội lỗi.

Cô bé bỏ tôi đi để lại một chuỗi kí ức mơ hồ về tuổi thơ. Một đứa trẻ có quyền sống trong sự yêu thương, phát triển đầy đủ, sự chở che của ba mẹ. Bạo lực gia đình chẳng khác nào khứa một nhát dao vào trái tim của trẻ thơ. Cô bé nhỏ với hai bím tóc xinh xinh hồn nhiên chắc hẳn bây giờ đã lớn lên. Tôi mong thế giới này dịu dàng với em. Em hãy sống thật hạnh phúc. Mọi chuyện đã qua đi, giông bão lụi tàn rồi, ánh nắng sẽ soi rọi cho em một cuộc đời tốt đẹp. Bình yên nhé bé con. Mãi thương em như ngày nào.

© Tuyền Trương - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Blog Radio 505: Có nỗi đau nào cứ trả hết cho đêm

Tuyền Trương

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Yêu nhau từ thưở mười hai

Yêu nhau từ thưở mười hai

Vậy đó, đã được gặp người ấy, đã vào tiết học của người ấy là anh cứ bị cuốn đi như đang say giấc nồng vậy, và anh cứ mang theo hết những gì của người ấy trao đến anh trong ngày hôm ấy để cùng vui, cùng hớn hở và cùng bên nhau thiết tha hơn nữa cho những tiết học tiếp theo.

Chuyện của mùa Hè

Chuyện của mùa Hè

Mùa hè xứng đáng là một khoảng thời gian tuyệt vời dành riêng cho một đứa kì dị như tôi vậy. Khi chẳng có gì làm thì có thể nghĩ ra hàng tá kế hoạch riêng cho bản thân.

Tự giận dỗi

Tự giận dỗi

Anh vẫn nhớ chút trần gian vụng dại Anh vẫn nhớ mùa yêu tình sang trang Anh phải yêu và phải vẽ dung nhan Cho tim chết cho hồn không đọng lại

Cung đàn vang khúc tình ca

Cung đàn vang khúc tình ca

Cũng như bản tỉnh ca thiết tha nhất, như muốn được gởi đến khắp nơi một ước mơ to lớn nhất và cũng đơn giản nhất của thầy và của toàn trường về một ngôi trường mới. Ước mơ đó đã được bày tỏ đã được bay xa trong lời ca tiếng hát trong tiếng đàn da diết của chính trái tim thầy

'Thiền' của Osho hay câu chuyện không thể lý giải bằng lời

'Thiền' của Osho hay câu chuyện không thể lý giải bằng lời

Cuốn sách "Thiền" của Osho đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về thiền định, một con đường mà không phải lúc nào cũng dễ dàng để lý giải bằng lời nói.

Yêu xa

Yêu xa

Dù chỉ là một cuộc hẹn ngắn ngủi, nhưng mỗi lần được ở bên nhau, chúng tôi đều tận hưởng từng khoảnh khắc và tận dụng thời gian để tận hưởng hạnh phúc. Những kỷ niệm đẹp và những giây phút ngọt ngào ấy đã giúp chúng tôi cảm thấy động viên và tiếp tục bước đi trên con đường yêu xa.

Người có đáng kết giao hay không, chỉ cần nhìn vào thái độ của họ đối với 4 ĐIỀU này thì tỏ tường ngay

Người có đáng kết giao hay không, chỉ cần nhìn vào thái độ của họ đối với 4 ĐIỀU này thì tỏ tường ngay

Cổ nhân có câu: “Hổ báo không thể cưỡi, lòng người cách một tầng da bụng”.

Lũ trẻ của rừng núi

Lũ trẻ của rừng núi

Nhưng tôi chưa bao giờ hỏi mẹ tôi tại sao học sinh lại quý mẹ như thế, tôi chỉ nhìn chăm chăm vào khung cảnh viễn tưởng mà mình tạo ra, mà quên mất mẹ tôi đã cống hiến biết bao nhiêu năm tháng ròng rã cho những búp măng non trẻ ấy.

Rồi một ngày...

Rồi một ngày...

Không một ai trong chúng ta có thể chấp nhận nổi người thân ra đi ngay trước mắt mình, và bây giờ thì tôi cũng vậy! Tôi cũng sợ mất bố, tôi cũng sợ mất mẹ và tôi cũng sợ một ngày nào đó, mình trở thành mồ côi...

back to top