Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bếp của má

2024-06-06 19:25

Tác giả:


blogradio.vn - Dù má không đẹp, nhưng má lại tuyệt đẹp từ chính cái bếp từ chính căn bếp của má. Má cô lại rất đẹp từ những chăm chút những lắng lo, những dặn dò, những chỉ dẫn những yêu thương nhỏ nhất mà tất cả đều ấm áp, đều hiển hiện trái tim của má trong đó.

***

Không biết là với một người thì người ta sẽ nhớ nhất điều gì trong cuộc đời. Với người này có lẽ là những ký ức tuổi thơ, những kỷ niệm của một thời tuổi trẻ, những người bạn thân một thời. Với người kia lại là một vùng quê, một dòng sông, một mái nhà. Với người khác biết đâu đó lại là một mối tình, một người đã cũ, một bóng hình xưa, một điều khắc sâu tận tâm khảm suốt đời không quên được. Tri Hạnh nghĩ vậy, vì cô luôn rất nhớ và rất thương gian bếp của má, căn bếp của má, mà má cô vẫn hay gọi rất ngắn và rất quen thuộc như mọi người vẫn gọi, là bếp. Mà từ ngày sống xa nhà, sống xa ba má ở tận một thành phố lớn trên này thì Tri Hạnh cứ luôn mong cho đến những ngày lễ hay bất cứ lúc nào có thể để được chạy về cùng má. Được ngồi cùng má trong căn bếp thật ấm cúng mà nghe tình thương má, tình thương ba, tình thương gia đình cứ dâng đầy. Để được nghe má nói câu nói quen thuộc, vào bếp lấy cho má, là lúc má sai cô chuyện này chuyện kia, mà cô cứ thích được quanh quẩn bên má.

Tri Hạnh không giỏi về chuyện bếp núc, không phải vì cô là con gái út trong nhà, cũng không phải vì má cô không hướng dẫn cô việc này việc kia của chuyện nấu nướng. Mà Tri Hạnh thấy cũng chẳng cần má làm điều đó vì cô vốn rất thích được vào bếp cùng má, dù chỉ là nhìn má nấu cơm dù chỉ là được nói này nói kia bao điều với mà. Mà rất lạ là hình như trong cả ngôi nhà cô thì chỉ có bếp là nơi hai má con có thể nói đủ thứ chuyện cùng nhau. Không biết có phải là vậy không mà những lúc cô nhìn để học theo cách nấu của má, thì học hôm trước là hôm sau cô lại quên hết trọi. Rồi ở nhà quen được má nấu cho ăn nên lúc đi học rồi tự lo riêng cô mới thấy mình vụng về làm sao, lúc đó cô càng nhớ nôn nao căn bếp đầy bóng hình của má.

Tri Hạnh nghe mấy dì của cô kể lại là ngôi nhà của ba má cô là trước kia của ông bà ngoại. Mà má cô không phải con trưởng cũng không phải con út trong nhà, nhưng vì mấy dì của cô lập gia đình rồi ai cũng có nhà riêng nên má cô được giao ở lại, vừa trông coi vừa lo hương khói cho ông bà. Rồi sau này khi ông bà ngoại mất thì mấy dì cũng đồng loạt ra địa phương ký vào giấy tờ đồng ý cho má cô ngôi nhà luôn. Rồi ba cô cho sửa chữa lại nên ngôi nhà đã mới hơn và đẹp hơn, chỉ có căn bếp là má cô thích giữ nguyên như vậy nên ba cô chỉ cho lát lại nền gạch và mua cho má cái bếp ga mới. Vì bây giờ người ta toàn nấu bằng bếp ga chứ bếp củi bếp than đã bị tạm biệt lâu rồi, ba cô nói vậy.

Bếp của má khá rộng, Tri Hạnh nhớ có một cái phản gỗ mà má hay gọi là cái đi văng khá lớn được kê ngay sát góc tường. Rồi mỗi khi có giỗ có lễ có tiệc hay bất cứ nấu nướng gì to lớn thì mọi người hay tập trung ở đó, rồi bao nhiêu thứ được bày biện ra. Cô nhớ nhất những lần được xem mấy dì làm bánh, đó là lúc giỗ bà ngoại cô, vì khi còn sống là bà ngoại rất thích ăn bánh ít và bánh thuẫn. Vậy là cứ đến giỗ ngoại là mấy dì hay xúm lại, rồi nếp rồi bột rồi đường rồi đậu xanh rồi đủ các thứ được chuẩn bị. Mà Tri Hạnh thích nhất là khâu mở cái nắp khuôn bánh ra, lúc đó mùi bánh thơm lừng cứ chật ních hết cả cái bếp rộng, rồi cô được mấy dì cho ăn trước cái bánh nóng hổi mà ngọt lịm, có cả mùi thơm của những hạt mè trắng li ti được rắc lên nữa. Mà mãi mãi cô biết cô không quên được những khoảnh khắc đó, những hương vị đó, những tình thân đó cứ ngập tràn trong cô mỗi lúc giỗ ngoại. Bếp của má còn là nơi cô nhớ nhất hồi đám cưới của cậu út, lúc đó Tri Hạnh chỉ mới sáu tuổi, cô nhớ má và mấy dì còn làm cả bánh su sê mà sau này cô hay nghe người ta gọi là bánh phu thê nữa, để đi quả cho bên đàn gái, chứ không đặt người ta làm. Mà bên cô dâu lúc đó cứ theo hỏi là đàn trai đặt bánh ở đâu mà ngon quá.

Bếp của má rộng nên có cả một cái giường ngủ ở đó nữa, Tri Hạnh vẫn không hiểu sao má lại đặt giường ngủ trong bếp. Cô hỏi thì má nói vì bà ngoại thích vậy, và bà ngoại rất quý rất thích căn bếp này nên má giữ nguyên như vậy để nhớ ngoại. Rồi có nấu bếp ga thì má vẫn xếp gọn trong một góc bếp là bếp lò để nấu than, vì má không nấu củi như xưa nữa, vì cứ mỗi khi nhà có tiệc đông người hay lễ tết là mấy cái bếp than lại được mang ra. Mà cô vẫn thích được ngồi gần bếp than, để nhìn má xối từng vá lớn nước đường trong nồi mứt dừa thơm lựng, hay nhìn nồi măng của má đang sôi ùng ục. Má nói luộc măng thì phải luộc bằng bếp than măng mới thật ngon thật mềm để kho cho thấm gia vị thì nồi măng mới ngon hơn, chứ luộc bằng bếp ga thì rất tốn rất hao ga mà măng không được luộc kỹ sẽ ăn không ngon.

Tri Hạnh vẫn thích được ngồi bên bếp lửa than đỏ hồng của má, nhất là trong những ngày mùa đông rét lạnh, để cô càng nhận ra sự ấm áp và những yêu thương của má dành cho cô dành cho cả gia đình, dù chỉ là bằng những món ăn đơn giản của ngày thường. Mà bếp của má có một điều đặc biệt đó là giữa bếp và nhà trên, là phòng khách thì được ngăn ra bởi một cái sân, ở đó má trải một chiếc chiếu và cả nhà cứ ngồi ăn trên đó. Với những hỏi thăm những dặn dò những mắng mỏ này kia của ba má, nhưng Tri Hạnh cứ thấy thích được như vậy hoài.

Bây giờ Tri Hạnh đã tốt nghiệp đã đi làm được hơn một năm rồi, chẳng còn bé bỏng như ngày xưa nữa, nhưng càng xa nhà càng xa ba má cô càng cứ rất nhớ căn bếp của má. Mà cô cũng biết má cũng rất yêu căn bếp, đến nỗi có lần má có việc phải đi xa mấy ngày là má cứ sốt ruột mong cho nhanh nhanh xong việc để về. Cô cảm nhận dường như bếp cũng vậy, cứ vắng má là bếp sẽ buồn, rồi má về là cả căn bếp lại cứ như sáng trưng lên cứ như có sức sống có niềm vui vậy đó. Cô nhớ không biết đã bao lần cứ nhìn má từ đằng sau lui cui với những món ăn, những dọn rửa xoong nồi chảo quánh. Mà cũng không biết bao lần cô cứ vừa rửa chén vừa lắng nghe má nói. Mà với má, với bếp của má thì Tri Hạnh cảm hết được những tốt đẹp nhất của công dung ngôn hạnh mà ông bà mình hay răn dạy từ đời xưa là như dồn hết vào trong đó vậy đó. Dù má không đẹp, nhưng má lại tuyệt đẹp từ chính cái bếp từ chính căn bếp của má. Má cô lại rất đẹp từ những chăm chút những lắng lo, những dặn dò, những chỉ dẫn những yêu thương nhỏ nhất mà tất cả đều ấm áp, đều hiển hiện trái tim của má trong đó.

Lần nào mấy dì và cậu út về chơi về thắp nhang cho ông bà ngoại hay về giỗ thì cũng nói lời cảm ơn má vì đã giữ gìn và chăm sóc nhang khói cho ông bà, cho ngôi nhà được trong ngoài trước sau vẹn tròn, giống như má đã làm tròn thật tròn một chữ hiếu. Rồi ai cũng thích được vào bếp của má, dù chỉ để hít hà mùi thức ăn, mùi của bếp, dù chỉ để hỏi má một câu thật bình dị: chị Tư ơi chị nấu món gì mà thơm quá? Hay chỉ để được lăn ra thật thoải mái trên cái giường của ngoại của má trong bếp, rồi nói em ngủ đây khi nào chị nấu xong đến giờ ăn thì nhớ gọi em dậy. Rồi nghe má mắng một câu thật thương rồi ngủ một giấc thật ngon ngay trong căn bếp của má.

Bếp của má, đã mấy chục năm rồi, đã qua rồi cuộc đời của ông bà ngoại, giờ là đời của má, rồi mai sau sẽ đến là của ai? Tri Hạnh không dám nghĩ tiếp. Cô cứ mong cho má thật khỏe sống thật lâu để tất cả mọi người trong nhà đều cứ bước chân về, cứ đến nhà là ai cũng thích xuống bếp, ai cũng thích vào bếp. Vì ở đó có má, có bóng dáng có bao nhiêu kỷ niệm của bà ngoại ngày xưa nữa, ở đó có bao nhiêu buồn vui bao nhiêu câu chuyện cuộc đời được nói ra được giữ lại, bao nhiêu hơi thở của bao nhiêu tình thân được hòa quyện trong đó. Mà có đi đâu về đâu thì Tri Hạnh vẫn tin chẳng ai có thể quên được.

Mấy dì của cô hay nói trước kia là bếp của ngoại, là lúc cô chưa chào đời. Rồi sau này với riêng cô thì đó là bếp của má, một cái bếp, một căn bếp vừa rất giống vừa rất khác với nhiều những cái bếp khác. Bếp của má là nơi kết nối và yêu thương, là nơi ấm lòng và hạnh phúc, là nơi mà cô luôn muốn được chạy vào để gọi má ơi, rồi phụ má dọn cơm rồi phụ má rửa chén, rồi lắng nghe má mắng hay ca cẩm này kia.

Bếp của má, đã rất nhiều năm rồi đó, bếp vẫn ở đó, má vẫn ở đó, bình yên và yêu dấu. Như ngồi nhà của ông bà ngoại, như ngôi nhà của ba má, như những món bánh đầy ắp hương vị quê hương dân dã mà đậm đà biết bao, gần gũi ngọt ngào mà để lại những dư âm lắng sâu biết bao.

Bếp của má, đi đâu ở đâu cô vẫn cứ muốn quay về. Ở đó có tiếng nói của má, có âm thanh của bếp, và có cả trái tim có cả hồn của bếp nữa. Tri Hạnh tin như thế, mãi mãi, cho dù mai sau có bể dâu nghiêng ngã thì cô vẫn muốn gọi hoài thật thân thương như chính người thân của mình.

Là bếp của má.

© HẢI ANH - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Chỉ Cần Bạn Sống Tốt, Trời Xanh Ắt Tự An Bài | Radio Tâm Sự

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

back to top