Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bà cố của tôi

2022-07-10 01:10

Tác giả: Kiều Trâm


blogradio.vn - Tôi ngồi với cố suốt cả buổi nhưng chẳng nói gì, không còn trò chuyện huyên thuyên như những ngày bé, chẳng thấy cố vuốt ve chải tóc cho tôi nữa, cố chẳng nghe rõ tiếng tôi nói, bà chỉ biết nhìn tôi qua lớp kính mờ ấy, nhìn một cách trầm ngâm và xao xuyến. Tôi giận mình lắm, giận bản thân vô tâm, giận tôi mãi chạy theo hoài bão phía trước mà bỏ quên những điều quý giá ở phía sau, và tôi giận cả thời gian. Chính nó đã xóa tâm hồn tôi bao ký ức tuyệt vời của tuổi thơ.

***

Bà cố tôi năm nay tròn 100 tuổi. Tôi mừng vì cố sống thọ và khỏe mạnh nhưng cũng chính điều đó làm tôi luôn có cảm giác rằng cố sẽ luôn ở bên mình, luôn ngồi ở vị trí đó chờ tôi mỗi ngày lễ Tết, luôn ôm tôi mỗi khi tôi về thăm cố. Nhưng có lẽ những lần về thăm dần ít đi. 

Tôi đã lớn, tôi đã đi học, tôi còn đi chơi với bạn bè và cũng từ đó, tôi quên dần cảm giác hào hứng mỗi khi về thăm cố. Rõ ràng bây giờ tôi có thể tự mình về chơi với cố nhưng tại sao tôi lại không làm điều đó? Chẳng một lí do gì cả. Là chính tôi đã thay đổi, tôi đã không còn là cô bé lon ton theo chân cố chạy khắp xóm như ngày đó nữa. Tôi phải chạy theo chính tôi ở tương lai và bỏ xa quá khứ, kể cả những điều tốt đẹp nhất và cả bà cố.

Từ nhỏ, tôi ít khi sống với mẹ. Thời đó nhà tôi nghèo, bố mẹ tôi đi làm suốt, tôi ở nhà với cố. Bà cố chẳng khác nào người mẹ thứ hai của tôi, bà lo cho tôi từng bữa ăn giấc ngủ, bà là bạn thân duy nhất của tôi trong suốt tuổi thơ đầy kỉ niệm ấy. Ngày nào bà cũng nắm tay tôi, đưa tôi rong chơi mọi nẻo đường. Tôi cứ chạy lắt xắt còn bà thì còng lưng mà đuổi theo, miệng la ú ới “Chạy từ từ coi chừng té nha con”. Tôi mãi không nghe và kéo cố chạy mãi đến khi tối về ê ẩm hai bắp chân, tôi mới thấy cố ngồi xoa xoa bóp cóp và than thở. Hình ảnh đó bây giờ nghĩ lại sao thấy mình thật ngốc nghếch, giá như mình hiểu chuyện sớm hơn có lẽ mình đã chạy đến và xoa bóp hai bắp chân hộ cố.

ba_-_co_1

Ngày tôi bước vào mẫu giáo, cố là người buồn nhất. Cố không khóc nhưng tôi biết điều đó, tôi nghe mẹ kể rằng hôm đó cố ăn ít hơn mọi bữa, và với dáng ngồi xổm thường ngày, cố cứ “trị vì” mãi ở góc cửa, khi thì lạnh quá, cố bỏ vào nhà và ngồi ở khung cửa sổ nhỏ, cố nhìn qua tấm kính dày. Cứ thế mỗi buổi chiều nào cũng thấy cố chờ tôi về.

Lúc sáng đi học, mấy bữa đầu tôi khóc toáng lên, đứa trẻ nào cũng thế, khóc vì mọi thứ đều trong ngôi trường mẫu giáo sao quá lạ lẫm, khóc vì phải xa mẹ. Nhưng tôi thì không, tôi khóc vì tôi phải chia tay người bạn thân đầu đời của mình, khóc vì xa bà cố và lo sợ rằng tôi chẳng biết phải tìm đâu ra người bạn chịu nghe mọi thắc mắc của tôi ở môi trường mới này. Thấy tôi khóc, cố cũng không kìm lòng được, cố quay vào nhà và không nhìn tôi lưu luyến một chút nào. Bà cố mang dòng máu của một nữ chiến sĩ, kiên cường và mạnh mẽ. Mạnh mẽ ngay cả việc từ biệt tôi.

Sau mỗi buổi đi học về, tôi lại ngồi với cố sau mỗi bữa cơm, tôi kể với bà cố về chuyện học hành ở lớp, tôi đọc được những bài thơ, và hát cho cố nghe. Cố vui lắm, cố thích nhất là ngồi chải tóc cho tôi nên mỗi lần như thế cố lại xoa đầu tôi mà mắng yêu “Cha mày, sao mà nhớ dai thế”. 

Cố tôi lúc nào cũng huyên thuyên mãi một câu “Cố gắng học nha con, học cho giỏi sau này thành tài”, lúc đó tôi có biết thành tài là thành gì đâu nhưng từ lâu cái câu nói của cố đã đượm vào trí óc của tôi và như một động lực để tôi cố gắng cho sau này. Tôi nhớ hôm đó, lần đầu tiên tôi được diễn văn nghệ trong ngày lễ Trung thu, bà cố đã thức đêm để may cho tôi một chiếc đầm. Sáng đó cố gọi tôi dậy và ướm thử. Nhưng mắt cố kém, chiếc váy trông thô kệch làm sao, tôi đã vô tư bỏ chiếc váy mà công sức, tình yêu của cố dành cho tôi sang một bên và mặc chiếc váy công chúa mà mẹ mua cho tôi ngoài chợ. Tôi không biết cố đau lòng đến mức nào nữa nhưng đến giờ chắc tôi là người hối hận và dằn vặt hơn ai hết. Tôi biết rằng tôi nợ cố một lời xin lỗi muộn màng mà có lẽ khó có thể tôi trả lại được.

ba_-co_4

Ngày bé tôi vô tư biết bao thì lớn lên tôi lại càng vô tâm. Thời gian dần qua, cố không còn sống với gia đình tôi nữa, cố chuyển về sống với ông bà ngoại tôi. Tôi cũng lên thành phố, học xa nhà khiến tôi trở nên tô tâm với hầu hết tất cả mọi quá khứ về vùng đất cằn cỗi này và cả bà cố. Chính tôi đã thay đổi rất nhiều, tôi ít khi về ngoại, có lẽ chỉ vào dịp lễ Tết tôi mới về cùng với sự tụ họp đông đủ của con cháu. Thời gian đó tôi mới quây quần bên cố. 

Năm ngoái tôi không về, tôi có cuộc hẹn đi chơi với bạn bè. Tôi biết rằng cố đã chờ đợi một năm trời để mong ngóng tôi nhưng tôi quá tệ, tôi vô tâm bỏ lại “người bạn” trong quá khứ mà mãi đi tìm những người bạn khác. Dẫu biết rằng chẳng ai thương tôi bằng cố. Lần về thăm cố gần đây nhất có lẽ là dịp đám giỗ, tôi bàng hoàng nhận ra rằng cố không còn như ngày xưa nữa, tóc cố bạc trắng đi, đôi mắt sâu xa xăm và mờ đục, cố cũng chẳng nghe rõ nữa. Tôi thương cố vô cùng. 

Tôi ngồi với cố suốt cả buổi nhưng chẳng nói gì, không còn trò chuyện huyên thuyên như những ngày bé, chẳng thấy cố vuốt ve chải tóc cho tôi nữa, cố chẳng nghe rõ tiếng tôi nói, bà chỉ biết nhìn tôi qua lớp kính mờ ấy, nhìn một cách trầm ngâm và xao xuyến. Tôi chỉ biết nắm tay bà, bàn tay gầy gò chỉ còn lớp da đen sạm bọc lấy từng đốt xương. Tôi giận mình lắm, giận bản thân vô tâm, giận tôi mãi chạy theo hoài bão phía trước mà bỏ quên những điều quý giá ở phía sau, và tôi giận cả thời gian. Chính nó đã xóa tâm hồn tôi bao ký ức tuyệt vời của tuổi thơ.

Hãy trân trọng những điều thân thuộc nhất. Hãy thực hiện những gì mình cho thể làm cho những người mình yêu thương nhất. Chẳng cần cao siêu, chỉ đơn giản là ăn một bữa cơm, ngồi trò chuyện với họ. Hãy thực hiện điều đó, dù muộn màng cũng được.

© Kiều Trâm - blogradio.vn

Xem thêm: Không điều gì quý giá hơn hai tiếng “gia đình”

Kiều Trâm

Em là một người khá hoà đồng nhưng lại hướng nội, thích thả hồn vào những trang viết, ở đó em thấy được thế giới riêng của mình

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

'Biến thể của cô đơn' trong thời đại công nghệ

'Biến thể của cô đơn' trong thời đại công nghệ

“Biến thể của cô đơn” là tác phẩm nói về sự mất kết nối với chính mình. Đây là thời đại chúng ta sống quá nhanh, bị nhiều thứ chi phối, từ đó mất khả năng hiểu về tâm hồn mình.

Thanh xuân ấy chúng ta đã bỏ lỡ nhau

Thanh xuân ấy chúng ta đã bỏ lỡ nhau

Chúng ta kết thúc trong sự tiếc nuối của mọi người xung quanh, trong sự tiếc nuối của cô gái đã yêu cậu bằng cả sự chân thành. Còn cậu, cậu có tiếc nuối cô gái đã dạy cậu cách yêu, có tiếc nuối cô gái mà cậu đã từng làm tổn thương đến đau lòng không?

Em và hạ

Em và hạ

Mùa hè em là nắng, Là gió và là em Là khi trong em đó Còn sống khi hạ về

Hồi ức mùa lúa chín

Hồi ức mùa lúa chín

Con đường xưa, cánh đồng xưa vẫn còn đó, nhưng cô gái của anh đã không còn nữa. Nỗi buồn không thể nói thành lời, chỉ còn lại trong tim anh, như một bản tình ca không trọn vẹn.

Yêu nhau từ thưở mười hai

Yêu nhau từ thưở mười hai

Vậy đó, đã được gặp người ấy, đã vào tiết học của người ấy là anh cứ bị cuốn đi như đang say giấc nồng vậy, và anh cứ mang theo hết những gì của người ấy trao đến anh trong ngày hôm ấy để cùng vui, cùng hớn hở và cùng bên nhau thiết tha hơn nữa cho những tiết học tiếp theo.

Chuyện của mùa Hè

Chuyện của mùa Hè

Mùa hè xứng đáng là một khoảng thời gian tuyệt vời dành riêng cho một đứa kì dị như tôi vậy. Khi chẳng có gì làm thì có thể nghĩ ra hàng tá kế hoạch riêng cho bản thân.

Tự giận dỗi

Tự giận dỗi

Anh vẫn nhớ chút trần gian vụng dại Anh vẫn nhớ mùa yêu tình sang trang Anh phải yêu và phải vẽ dung nhan Cho tim chết cho hồn không đọng lại

Cung đàn vang khúc tình ca

Cung đàn vang khúc tình ca

Cũng như bản tỉnh ca thiết tha nhất, như muốn được gởi đến khắp nơi một ước mơ to lớn nhất và cũng đơn giản nhất của thầy và của toàn trường về một ngôi trường mới. Ước mơ đó đã được bày tỏ đã được bay xa trong lời ca tiếng hát trong tiếng đàn da diết của chính trái tim thầy

'Thiền' của Osho hay câu chuyện không thể lý giải bằng lời

'Thiền' của Osho hay câu chuyện không thể lý giải bằng lời

Cuốn sách "Thiền" của Osho đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về thiền định, một con đường mà không phải lúc nào cũng dễ dàng để lý giải bằng lời nói.

back to top