Vì sao chúng ta không ngừng so sánh mình với người khác?
2022-09-27 01:20
Tác giả:
blogradio.vn - Đừng bao giờ so sánh bản thân với người khác, bởi vì bạn đã, đang và sẽ chăm chỉ, vậy là đủ.
***
"Sự so sánh là kẻ trộm niềm vui" - Theodore Roosevelt.
Đừng bao giờ so sánh bản thân với người khác, bởi vì bạn đã, đang và sẽ chăm chỉ, vậy là đủ.
Chúng ta có thể thường xuyên nghe câu nói: Mỗi người trong chúng ta là một cá thể duy nhất. Không có hai người nào giống nhau, thậm chí ngay cả những cặp song sinh giống hệt nhau về mặt di truyền cũng có tính cách khác nhau và sẽ sống cuộc đời của riêng họ.
Vì vậy, trong khi chúng ta biết mỗi cuộc đời đều được định sẵn là duy nhất như một người, tại sao chúng ta lại liên tục so sánh cuộc đời mình với người khác? Tại sao trong tâm trí của bản thân, chúng ta liên tục đặt câu hỏi "Tôi thành công như thế nào so với các đồng nghiệp? Tôi đã đạt được gì so với bạn bè xung quanh? Tôi đang làm tốt hơn ở đâu, và tôi không tốt ở đâu?".
Hầu như ai cũng có nỗi ám ảnh khi so sánh cuộc sống của bản thân với người khác, và thường cảm thấy mọi người hạnh phúc hơn. Ngay cả khi chúng ta biết rằng mỗi người sinh ra là một cá thể độc lập, với con đường hoàn toàn khác biệt.
Sự so sánh đã trở thành một phần trong xã hội
Năm 1954, nhà tâm lý học Leon Festinger đã phát triển Lý thuyết so sánh xã hội ( Social Comparison Theory), hay ý tưởng rằng mọi người xác định giá trị xã hội và giá trị cá nhân của chính mình dựa trên cách họ so sánh bản thân với những người khác. Có hai cách để chúng ta có thể so sánh: "hướng lên" và "hướng xuống".
Khi chúng ta so sánh hướng lên ( những người mà chúng ta nghĩ là "tốt hơn" bản thân ở một khía cạnh nào đó) thì điều này có thể dẫn đến cảm giác không đủ tốt. Mặt khác, khi chúng ta so sánh thấp hơn (những người mà chúng ta cho rằng không "tốt" bằng bản thân theo một cách nào đó) thì chúng ta có thể cảm thấy thành công hơn hoặc "đủ" hơn.
Và thứ khiến chúng ta chao đảo cũng như "vật lộn" chính là cảm giác bản thân "không đủ tốt" trong mọi chuyện.
Vì vậy, chúng ta càng so sánh, điều này càng tạo ra một cảm giác sai lầm về lòng tự trọng. Rốt cuộc, luôn có ai đó "hoàn thành tốt hơn". Như câu nói nổi tiếng của Theodore Roosevelt: Sự so sánh là kẻ trộm của niềm vui.
Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được so sánh với các tiêu chuẩn về cách chúng ta được nuôi dưỡng, lớn lên và đạt được các mốc phát triển, chẳng hạn như biết đi, nói chuyện và thậm chí là đọc. Khi chúng ta bắt đầu đi học, sự so sánh sẽ được chuyển thành những nhận xét của giáo viên chủ nhiệm - so sánh mỗi người với những người bạn cùng lớp hay cùng khối dựa trên 1 tiêu chí đã định.
Điều này tiếp tục với sự phân nhánh lớn hơn khi chúng ta cạnh tranh ở trường trung học, không chỉ về mặt học tập mà còn trong thể thao, các hoạt động ngoại khóa và địa vị xã hội. Sự cạnh tranh rất khốc liệt để vào đại học và cuối cùng là kiếm được việc làm, sau đó được thăng chức, và đạt được các mốc quan trọng như tìm được bạn đời, có nhà, có gia đình.
Chẳng hạn năm 18 tuổi nếu không vào được đại học sẽ được cho là "thất bại" hay thậm chí chỉ là không đậu nguyện vọng 1. Năm 22 tuổi ra trường công việc nghìn đô la mới được cho là "ổn" hay như 27, 28 tuổi cưới chồng.
Chúng ta lớn lên trong thời đại mọi độ tuổi được gắn liền với 1 cột mốc nhất định, điều đó nảy sinh ra cảm giác "không đủ" khi người khác đạt được cột mốc đó còn bản thân thì không. Trong khi đó, chúng ta cũng đủ hiểu rằng bản thân có khái niệm hạnh phúc riêng, nó có thể không phù hợp với điều mọi người mong muốn, và có những người cảm thấy ổn với những tiêu chuẩn đó. Khi nhìn thấy ai đó lấy chồng "đúng tuổi" hay có công việc thăng tiến "đúng lộ trình", chúng ta sinh ra cảm giác luôn thấy người khác hạnh phúc hơn, dù con đường của bản thân cũng không hề tệ.
Trong suốt thời gian qua, sự so sánh đã được khuếch đại hơn nữa bởi phương tiện truyền thông xã hội. Chúng ta có thể nhìn thấy "cuộc sống tuyệt vời nhất" của họ trong ảnh hoặc video khi họ đi nghỉ, tận hưởng các chuyến đi chơi xã hội và được kỷ niệm cho các cột mốc cá nhân và nghề nghiệp khác nhau.
Khi chúng ta ngập tràn trong vô số bức ảnh "cuộc sống hoàn hảo", thật khó để không cảm thấy rằng con đường của người khác tốt hơn cuộc sống của chính mình.
Cuộc sống của người khác liệu có thật sự tốt hơn?
Mặc dù chúng ta đã lớn lên trong một xã hội so sánh, nhưng những gì mọi người tiếp xúc không phải là bức tranh toàn cảnh. Trên thực tế, có 3 yếu tố rất quan trọng cần ghi nhớ:
1. Chỉ chia sẻ phiên bản đã được lựa chọn về "cuộc sống tốt nhất"
Thật dễ dàng để chia sẻ những mặt tích cực và khoảng thời gian tốt đẹp. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, mọi người không thoải mái chia sẻ những bất an hoặc thách thức, điều mà cũng đang xảy ra trong cuộc sống của họ.
Những thông tin này được giữ kín hoặc chỉ được chia sẻ với một nhóm nhỏ, bạn bè thân thiết. Hãy thử nghĩ xem: lần cuối bạn nhìn thấy một bức ảnh của ai đó đang cảm thấy buồn và cô đơn trên MXH là khi nào? Nó không xảy ra.
2. Thành công và hạnh phúc là cách bạn định nghĩa nó
Chúng ta đã bị bao quanh bởi định nghĩa về sự thành công trong xã hội thông qua việc so sánh toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Nhưng điều này không có nghĩa là nó chính xác, hoặc phù hợp với bạn.
Mỗi người có cơ hội và sự lựa chọn để xác định thành công và hạnh phúc có ý nghĩa như thế nào đối với họ, và bằng cách đó, sự so sánh sẽ không còn nữa. Nếu cuộc sống của một người du mục làm bạn hạnh phúc, thì đột nhiên bạn không còn quan tâm đến việc liệu đồng nghiệp của mình có được trở thành đối tác tại công ty luật khi làm việc 80 giờ mỗi tuần hay không. "Tốt cho họ!".
3. Cuộc sống của bạn là của riêng bạn
Mỗi người là duy nhất. Chúng ta có những món quà khác nhau, trải nghiệm khác nhau và đưa ra những lựa chọn khác nhau. Vì vậy, hãy ngừng so sánh, thay vào đó hãy tập trung sống cuộc sống tốt đẹp nhất của chính bạn. Bạn sẽ đột nhiên nhận ra rằng nó là viên mãn hơn.
Thử thách bản thân để tìm ra điều mở ra tiềm năng của bạn và mang lại cho bạn niềm vui và ý nghĩa. Như Oscar Wilde đã nói "Hãy là chính mình. Những người khác đã là chính họ rồi".
4. So sánh cũng được nhưng hãy dừng lại ở "động lực"
Đôi lúc, so sánh bản thân với người khác khiến chúng ta có động lực trở nên tốt hơn. Nghĩ rằng bản thân họ có thể đạt được công việc tốt như vậy, có thể đi du học hay du ngoạn thế giới, họ đã cố gắng đến mức nào. Và nếu bản thân muốn đạt được điều đó, chúng ta cũng cần nhiều sự cố gắng.
Tuy nhiên, hãy dừng lại ở 2 chữ "động lực", đừng để nó trở thành "ghen tị". Vì khi đó, nguồn năng lượng sẽ chuyển từ tích cực sang tiêu cực, và chỉ khiến bạn chìm vào hố sâu kéo chân bản thân.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Mời xem thêm chương trình
Em mắc nợ gì với cuộc đời anh mà anh nỡ lừa dối em như thế? | Radio Tình yêu
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Cảm ơn mẹ vì tất cả
Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.
Những kẻ mộng mơ
Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.
Thanh xuân của tôi
Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.
Mây đợi ai nơi ấy
Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.
Giá như...
Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.
Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.
Crush
Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.
Người thầm lặng 20/10
Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.
Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?
Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.
Lá thư tình không gửi
Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.