Phát thanh xúc cảm của bạn !

Vì đó là ba tôi

2016-12-30 01:15

Tác giả:


blogradio.vn - Chẳng còn cách nào, anh em tôi cứ thay phiên mà chở ba tôi đi. Rồi cuộc sống cũng khá hơn, nhà tôi chuyển vào Bình Phước, nhà nào cũng sắm xe máy, ba tôi cũng thử đi nhưng cuối cùng ông không làm sao điều khiển được chiếc xe máy.

***

Tiếng chuông điện thoại reo lên, tôi vừa cầm lên chưa kịp nghe thì tụi bạn đã hỏi ngay:

- Ba mày lại điện đấy à?

Tôi gật đầu. Còn chúng nó thì lắc đầu,có vẻ thất vọng. Tiếng nói từ đầu bên kia:

- Ba đây! Con về chở ba đi có việc.

Vậy đấy, cứ thi thoảng đang ngồi tụ tập cùng bạn bè thì ba tôi lại điện, như bây giờ thì có lẽ tôi về cũng được rồi vì đã ngồi với tụi nó cả buổi sáng rồi. Nhưng nhiều khi tôi cũng bực mình khi vừa mới ngồi, ly nước còn chưa kịp uống. Rồi cả những lúc có việc quan trọng thảo luận cùng bạn bè về bài thuyết trình nữa, tôi cũng phải tranh thủ đứng lên ra về để chở ba tôi đi. Lúc trước tụi nó cũng hay trách tôi lắm nhưng dần rồi cũng quen. Vì tụi nó biết ba tôi không biết đi xe.

- Sao mày không nói ba mày tập xe đi? - Tụi nó càu nhàu.

- Ba tao giờ già rồi còn tập gì nữa. Ông 50 rồi.

- Vậy sao hồi trước ông không tập mà đi?

Thế là tôi kể cho chúng nó về chuyện tập xe của ba tôi...

Vì đó là ba tôi

Ba tôi sinh ra ở vùng đất nghèo của Mù Cang Chải, cuộc sống thiếu thốn phải lo cái ăn, cái mặc từng ngày thì lấy đâu ra tiền để mua chiếc xe mà đi, cuộc sống vốn dĩ cũng quen, quen dần với đi bộ từ rừng núi này sang rừng núi khác và chẳng ai có mơ ước nghĩ tới chiếc xe cả. Ba tôi lập gia đình rồi chuyển về Nam Định sinh sống, thời đó ở Nam Định xe đạp cũng thịnh hành, đường xá cũng dễ đi, mọi người ai cũng tập xe, riêng chỉ có ba tôi. Ba tôi một năm cũng về thăm nhà được một, hai lần bởi vì ba phải đi làm ăn xa tận Cà Mau, mỗi lần về quê, đi đâu cũng có các chú chở đi và cả mẹ tôi nữa. Có lần mẹ tôi chở ba tôi đi, nhưng tới chỗ đông người ba tôi lại nhảy xuống đi bộ vì ngại. Mẹ tôi bảo:

- Đàn ông, chân dài, tay dài mà có cái xe không tập mà đi, đi đâu cũng phải có người này, người kia chở!

Nghe vậy ba cũng chạnh lòng, và rồi ông quyết tâm tập xe cho bằng được. Buổi sáng hôm đó ba quyết định tập xe, đêm qua lúc đang tôi đang học bài nghe ba nói với mẹ tôi

- Sáng mai tôi tập xe! - Mẹ tôi hào hứng.

- Vậy để mai tôi tập cho ông.

Ông dắt chiếc xe đi trước, mẹ tôi đi sau. Hai ông bà đi ra ngoài sân kho, hai anh em tôi cũng lững thững theo sau để cổ vũ cho ba tôi. Chiếc xe đạp thật nhỏ bé khi đứng gần ba tôi, ba tôi người cao lớn. Tôi nghĩ ba tập xe sẽ đơn giản hơn khi tôi tập xe rất nhiều, bởi chúng tôi đâu ngồi lên yên được và chỉ đạp được một bên chân, chân còn lại thì đứng dưới đất làm trụ. Ba tôi ngồi hẳn lên yên xe, hai chân chống xuống đất còn thừa một khoảng, hai tay cầm lái, nhìn rất vững chãi.

- Tay phải là phanh sau, tay trái là phanh trước, lúc nào muốn dừng thì ông phanh lại. Mẹ tôi hướng dẫn.

- Rồi giờ ông bắt đầu đi, cứ đi từ từ là được!

Ba tôi chuồi hai cái chân xuống đất cho chiếc xe đi từ từ. Cứ mỗi lần ông muốn cho hai chân lên bàn đạp thì chiếc xe lại trực đổ. Rồi ông cứ nhìn xuống dưới bàn đạp, mẹ tôi lại chạy tới.

- Ông cứ thả lỏng ra, đừng cứng ngắc vậy. Mắt nhìn phía trước kìa ông nhìn dưới chân thì sao điều khiển được xe.

Ba tôi bắt đầu làm lại, mắt ông nhìn thẳng, lưng cũng thẳng như tượng, ông muốn lấy lại phong độ của mình, tôi ngồi ngoài tự hỏi sao ba cũng vụng về vậy nhỉ? Người ba chẳng có chút nào mềm mại nào cả! Xương sống của ba uốn éo theo từng chuyển động của chiếc xe, cái xe đi hướng nào là cả thân hình ông theo đó.Tôi và mẹ tôi phá lên cười khi ba cứ chuối cho chiêc xe chạy mà chân chẳng thể cho lên bàn đạp được, rồi nhất là chỗ nào khúc cua, ông không phanh lại mà lấy hai chân rê xuống sân kêu xèn xẹt. Mồ hôi của ba lã chã.

Vì đó là ba tôi

- Mấy bà đi ra mà xem ông Sư tập xe kìa!

Ba tôi tên Sư. Bà Quyên nãy giờ đứng bên hàng rào thấy ba tôi tập xe cũng không nhịn được cười. Có mấy bà hàng xóm đi chợ về, ba tôi có vẻ ngại nên ông đưa chiếc xe cho tôi rồi ngồi nghỉ.

Sau bữa đó, tôi không thấy ba tôi tập xe nữa. Chỉ có lần, tôi nghe thấy tiếng ba hơi lớn khi nói với mẹ tôi:

- Tôi thà đi bộ chứ không tập xe nữa.

Chẳng còn cách nào, anh em tôi cứ thay phiên mà chở ba tôi đi. Rồi cuộc sống cũng khá hơn, nhà tôi chuyển vào Bình Phước, nhà nào cũng sắm xe máy, ba tôi cũng thử đi nhưng cuối cùng ông không làm sao điều khiển được chiếc xe máy. Mẹ tôi nói với tôi:

- Thôi anh em mày chịu khó mà chở ông đi. Tao thấy ông không tập xe được đâu. Vả lại ông hay uống rượu rồi không may xảy ra tai nạn nữa.

Rồi thời gian cũng trôi qua nhanh. Ba tôi giờ đã không còn nữa. Giờ đằng sau chiếc xe của tôi thấy trống trải hơn. Chủ nhật con đi lễ ngoài nhà thờ có một mình mà chẳng có ba đi cùng, nhớ giọng nói của ba "Đi cận thận" khi tới chỗ đường gập ghềnh khó đi. Ba ngồi sau mà ba cứ điều khiển vậy đó. Rồi những lúc đi qua cây cầu nữa ba nói:

- Để ba xuống nha, đi nguy hiểm lắm, lỡ không may.

Cây cầu này con chạy qua mãi mà, nếu ngồi sau không phải ba thì con đã phóng qua rồi. Rồi ba ơi mỗi lần trời mưa ai sẽ đẩy xe phía sau cho con để vượt qua những đoạn đường lầy lội, ai sẽ đẩy xe cho con nếu mỗi lần con về gặp mưa, một mình con làm sao đẩy lên con dốc phía trước được. Những lúc con bực mình, gằn gọc, khi phải chở ba đi đây đó,ba ngồi sau cố nói mọi chuyện để con vui nhưng con làm thinh. Con biết mình sai rồi, nếu được trở lại con chỉ mong được một lần nghe câu nói của bab "Con về chở ba đi công việc!"

© Phai Chút Tình – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top