Thầy sẽ luôn dõi theo con đường mà chúng tôi đi.
2012-11-19 10:46
Tác giả:
Ba mẹ tôi lúc nào cũng đề ra những mục tiêu để tôi phải đạt được như: đạt danh hiệu học sinh giỏi, được học bổng, sau này phải đậu vào ĐH Ngoại Thương… Thực ra thì đó là những mục tiêu chính đáng. Tôi vốn có tư chất thông minh, tuy nhiên do nghịch ngợm, lêu lổng nên tôi chẳng đoái hoài gì đến mấy cái thành tích đẹp đễ ấy.
Vào năm lớp 10, cô giáo dạy văn chủ nhiệm lớp tôi. Tính cô hiền khô lại càng làm cho cái tính “quậy” của tôi có cơ hội được lộng hành. Bản tính của tôi vốn là thế nhưng được cái làm việc gì tôi cũng rất vô tư, nhiệt tình, nhất là các phong trào của lớp, của trường hay các phong trào tình nguyện nên cũng được nhiều bạn quý mến.
Ba mẹ đã không ít lần can thiệp để mong giảm dần cái bản tính như con nít của tôi, nhưng dường như chẳng ăn thua gì. Bận việc ở cơ quan nên dần dần ba mẹ cũng đến nản với tính khó bảo của tôi. Vào lớp chọn mà chẳng mấy khi chuyên tâm đến việc học hành của mình, hậu quả tất yếu là tôi lê lết qua lớp 10 với kết quả cuối năm chỉ đạt trung bình nhưng tôi thì thấy khoái chí lắm với những chiến công oanh tạc của mình.
Đến năm 11, khi đó thực sự tôi nghĩ là một điều xui xẻo vì cô giáo chủ nhiệm chuyển trường và thay vào đó là một thầy giáo dạy Toán: thầy Hiếu. Nghe đâu thầy là một giáo viên dạy giỏi và rất nghiêm. Nhưng phải công nhận rằng thầy còn rất trẻ và đẹp trai nữa. Có lúc nghĩ, có lẽ đây là thử thách để mình có thể năng cao “đẳng cấp” chăng. Rồi lại cười thầm một mình dù trong lòng vẫn có một chút gì đó hoang mang. Lớp tôi chuyên về khối A, lại được thầy giáo giỏi Toán chủ nhiệm nữa nên bọn nó cứ như diều gặp gió vậy.
Mấy ngày đầu, tôi âm thầm quan sát và tất nhiên là chưa có hành động gì đáng chú ý. Rồi đến một hôm, có tiết đầu của thầy vào buổi sáng, tôi đã cẩn thận chuẩn bị kế hoạch tác chiến. Từ rất sớm, tôi cùng mấy bọn con trai thường hay chơi thân (tất nhiên là khác lớp), nhờ chúng bất một con sâu chuối rõ to và gói vào trong một bọc giấy có đề dòng chữ: “Bạn là một người rất may măn, xin nhận lấy phần quà này”. Tôi còn gắn lên một chiếc nơ nhỏ nhỏ xinh xinh nữa chứ. Hớn hở cầm gói quà trên tay và nhân cơ hội chưa có ai đến lớp, tôi đặt nó vào trong hộc bàn của cái Oanh- một đứa sợ sâu nhất trên đời. Đắc chí, tôi cười nắc nẻ trong lòng và chỉ chờ trò vui để xem.
Lớp vào học. Thầy đến và bắt đầu giảng bài. Một tiếng la hét kinh thiên động địa: “A..a..a..a….!” rồi sau là tiếng khóc thảm thiết làm cả lớp náo loạn. Oanh ngồi trân trân trước một con sâu chuối đang bò lổm ngổm trên bàn. Lớp tôi, ai nấy cũng phải cười lăn cười bò. Một vài ánh mắt nhìn về phía tôi nhưng tôi làm ngơ đi như thể mình chẳng hay biết gì. Riêng thầy, bình tĩnh ngừng giảng bài và bảo một bạn nam bắt con sâu đi. Thầy hỏi với một giọng nghiêm khắc khác thường: “Ai đã bày ra trò này?”. Cả lớp im re không một ai lên tiến. “Tôi hỏi em nào bày ra trò này hãy đứng lên nhận lỗi?”. Chỉ có một vài tiếng xì xào bàn tán. Tôi vẫn ngồi thản nhiên và tất nhiên là chẳng có ai đứng lên cả.
Rồi những ngày sau đó, tôi liên tục oanh tạc lớp bằng những trò ma quái khiến lớp lúc nào cũng rối cả lên. Thấy mà ngộ. Đối với tôi, kiếm trò chọc mấy con mọt sách trong lớp là chuyện dễ như trở bàn tay. Và rồi, những chuyện ấy đều được “bẩm báo” đầy đủ đến tai thầy và hình như đã có một vài sơ hở của tôi để mấy đứa phát hiện ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ, thầy có bắt tận tay mình được đâu mà sợ. Tôi chờ xem thầy sẽ xử trí thế nào, nghe bảo thầy nghiêm khắc lắm cơ mà. Vậy mà những ngày sau đến lớp thầy vẫn say sưa giảng bài, không đả động gì đến mấy trò ranh mãnh của bọn nhất quỷ nhì ma chúng tôi. Có lần đang giảng bài, bất ngờ ánh mắt thầy nhìn chằm chằm vào tôi, tôi lảng đi quay sang hướng khác. Linh tính mách bảo cho tôi thấy thầy đã biết chuyện gì rồi. Tôi bắt đầu hơi run khi phải đối mặt với ánh mắt đó, mà thực ra thì thầy chưa làm gì tôi cả. Rồi đâu lại vào đấy, tôi vô tư chẳng lo nghĩ gì thêm.
Rồi đến một hôm, cái vận đen cũng tìm đến tôi. Sáng hôm ấy vừa lên lớp, thầy bảo ngay là kiểm tra bài cũ. Bất thần trong giây lát, tôi sực nhớ ra hôm trước, thầy đã dặn là hôm nay kiểm tra bài cũ nhưng và tối qua đi sinh nhật cậu bạn nên tôi quên khuấy đi mất. Tôi quay ngang, quay dọc mượn vở đứa bạn liệu thầm trong bụng phải chép đến tốc độ tối đa có thể. Nhưng thôi rồi, đâu có kịp nữa. Cái tên Hoàng Anh nằm đầu sổ đã bị gọi lên. Tôi nghe như có một luồng điện rân rân chạy dọc sống lưng. Lần này thì chết thật rồi. Một chút bình tĩnh lại, tôi lấy cái bút đỏ hí hoáy vài dòng chữ trong vở bài tập rồi đưa lên cho thầy. Thầy vừa hỏi bài vừa kiểm tra bài tập của tôi: “Hoàng Anh, bài tập em làm ở đâu sao thầy không thấy?”. Tôi gãi gãi đầu: “Dạ..dạ…”. Rồi thầy dở đến trang giấy tôi vừa viết xong, một dòng chữ to màu đỏ nổi lên: “thầy ơi, em yêu thầy!”. Liếc nhìn, tôi thấy mắt thầy trố lên, rồi nghĩ bụng phen này thì thầy “hết nước” rồi. Cũng không hiểu sao tôi lại tinh nghịch đến nỗi nghĩ ra cái trò đó để đả kích thầy và giúp mình lật ngược tình thế nữa chứ. Tôi cúi mặt xuống và cười thầm.
Giọng thầy lắng hẳn xuống: “Hôm nay thầy hơi mệt nên không kiểm tra bài cũ nữa, chúng ta sẽ vào học bài mới”. Thế là tôi thoát nạn. Nhưng tôi chợt nhận ra trong giọng nói của thầy có nét buồn sâu kín mà lần đầu tiên tôi hơi sâu sắc để cho phép mình nhận ra điều đó.
Mấy hôm sau đó, tôi vẫn thản nhiên chờ xem hình phạt của thầy đến mức độ nào cho một đứa đã chai lì như tôi. Rồi bất ngờ, tôi nhận được một bức thư viết tay ngoài phong bì ghi rõ: người gửi: Thầy hiếu và người nhận: cô học trò tinh nghịch nhất lớp. Tôi về nhà hồi hộp mở thư ra xem. Có lẽ chưa bao giờ, hay chưa có ai làm tôi khóc nhiều như khi đọc bức thư này đây. Và đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in những dòng chữ, những lời dạy và cả lời trách mắng của thầy. Chính thời điểm ấy, thầy đã thay đổi cách suy nghĩ trong tôi và thay đổi cả con người tôi.
Và thật lạ vì mấy ngày sau đó, chúng tôi không thấy thầy đến lớp. Và rồi tôi tình cờ nghe tin thầy đang nằm bệnh viện - nơi làm việc của bác tôi. Tôi thực sự hốt hoảng và bối rối. Nhưng rồi tôi đã đủ dũng cảm để quyết định một mình vào bệnh viện thăm thầy. Đau lòng hơn khi bác cho tôi biết rằng thầy đang mang căn bệnh suy thận giai đoạn cuối. Một cú sốc quá lớn làm tôi choáng váng… Sao có thể như thế chứ. Thấy thầy tôi mấy hôm trước còn giảng bài say sưa, vậy mà giờ đây bất động trên dường bệnh với chằng chịt ống dẫn, ống chuyền quanh người, lòng tôi đau nhói.
Từ khi biết chuyện, một ngày một lần sau khi đi học về, tôi lại đến thăm thầy và bắt đầu trò chuyện với thầy nhiều hơn. Tôi cảm tưởng thầy như một người anh trai vậy. Tôi ngượng nghịu nói ra lời xin lỗi, xin lỗi cho tất cả những chuyện phiền phức mà tôi đã gây ra. Tôi thú nhận với thầy tất cả. Thầy cười bảo: “em đã nhận ra lỗi lầm của mình như vậy là tốt rồi”.
Khi thầy ở viện về, tôi mới báo cho lớp biết thầy bị ốm nên đến thăm mà không cho ai biết thầy đang bệnh vì thầy không muốn như thế. Đến nhà, tôi thực sự bất ngờ khi biết thầy chỉ sống một mình vì cả bố và mẹ đã qua đời khi thầy còn nhỏ. Càng thương thầy hơn mà chẳng làm được gì.
Thế rồi một năm học nữa cũng đã trôi qua. Bước sang lớp 12, đứa nào đứa nấy cũng lao đầu vào học vì là năm cuối cấp rồi. Đối với tôi, 2 năm qua tôi cứ vô tư chẳng mấy khi màng đến học hành nên thực sự là một nguy cơ khi kỳ thi tốt nghiệp và đại học đang đến gần. Tôi như người không biết bơi vật lộn giữa dòng sông tri thức, bị nó cuốn đi và có thể chìm bất cứ lúc nào.
Năm nay, sức khỏe của thầy có vẻ khá hơn và thầy đã tự nguyện mở lớp dạy thêm miễn phí cho chúng tôi có điều kiện nắm chắc và nâng cao kiến thức. Dù 2 năm qua, thành tích nổi bật của tôi là học lực trung bình, nhưng nhờ thầy mà thực sự tôi muốn thay đổi. Tôi muốn mình có thể làm được điều gì đó để không uổng phí công lao của thầy. Thầy hiểu điều đó và quan tâm tới tôi nhiều hơn vì biết rằng tôi sẽ phải nỗ lực, nỗ lực thật nhiều nếu muốn làm nên kỳ tích. Cứ thế tôi bỏ dần cái tính quậy phá lúc nào không hay. Tôi không biết mình có đủ sức để vượt qua quãng đường khó khăn này không nữa. Áp lực đè nặng lên hai vai tôi. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mình phải có trách nhiệm, trước hết là với chính cuộc đời của tôi. Có những lúc thầy ốm mà vẫn lên lớp, mặt tái đi. Thương thầy quá thầy ơi!
Thầy bảo rằng thầy chỉ mong các em nên người và thực hiện được ước mơ của riêng mình, tương lai tươi sáng đang chờ các em ở phía trước, có những lúc nản lòng, ý nghĩ bỏ cuộc lóe lên trong đầu nhưng rồi lại nghĩ đến thầy, thương thầy và tôi lại tiếp tục cố gắng. Ba mẹ thì vừa mừng lại vừa lo khi thấy tôi học ngày học đêm như thế.
Và rồi hạnh phúc đến, vỡ òa sau bấy lâu chờ đợi, tôi nhận được tin mình đã đậu vào trường Đại học Ngoại Thương với số điểm có nằm mơ cũng không thấy: 25 điểm cho 3 môn. Tôi cứ ngỡ mình đang mơ. Tôi báo ngay cho ba mẹ biết và người tiếp theo chắc chắn là thầy. Càng thấy tự hào hơn khi lớp tôi có tới một nửa đậu đại học nguyện vọng một- một thành tích chưa từng có của trường. Sung sướng biết bao, chúng tôi kéo đến nhà thầy báo tin mừng. Ánh mắt ấy, ánh mắt vừa trìu mến vừa ánh lên niềm tự hào ấy có lẽ sẽ không bao giơ tôi quên được. Chúng tôi mua không biết bao nhiêu là kẹo bánh đến ăn mừng và hát hò rộn vang cả căn nhà nhỏ của thầy. Tôi thấy như mình đang sống lại những ngày ngây thơ nhất của tuổi học trò.
Chúc mừng em. Em đã làm rất tốt Hoàng Anh à!
Đó là lời chúc của thầy dành cho tôi. Thật ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa. Tôi lâng lâng trong niềm hạnh phúc vô bờ. Thật không uổng cho bao công sức, sự tin tưởng của thầy, của ba mẹ và bạn bè dành cho tôi. Tôi được ba mẹ thưởng cho một chuyến nghỉ mát ở vịnh Hạ long. Đang nghỉ trưa thì điện thoại đổ chuông. Là cái Thanh- lớp trưởng, giọng nó nức nở, nghẹn ngào: “Hoàng Anh ơi, thầy Hiếu, thầy Hiếu…mất rồi!”.
Không thể, không thể nào. Thầy ơi! Tôi nghe đau nhói trong tim, dường như nó đang vỡ vụn, dường như có một lực gì đó rất mạnh đè nén làm tôi nghẹt thở. Thầy ơi!
Một ngày mùa thu gió nhẹ, bầu trời trong sáng, cả lớp chúng tôi tiễn thầy về nơi an nghỉ cuối cùng. Đứa nào đứa nấy đều khóc sụt sùi. Thương thầy quá thầy ơi!. Riêng tôi, tôi không khóc. Bởi vì tôi biết rằng thầy đã vui, đã hạnh phúc vì cuối cùng chúng tôi cũng đã thực hiện được ước vọng của thầy. Vì biết rằng một tương lai tươi sáng như thầy mong ước đang chờ đón chúng tôi. Thầy đã đi xa tới một nơi mà tôi biết rằng thầy sẽ chẳng phải vật lộn với những cơn đau quoằn quại, sẽ được sống dưới ngôi nhà có bố và có mẹ. Và thầy sẽ luôn dõi theo con đường mà chúng tôi đi.
Giờ đây, khi đứng trên giảng đường đại học, tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai lời dạy của thầy. Tôi còn nhớ như in một thời áo trắng ngây thơ, trong sáng. Đó sẽ là hành trang cho tôi bước vững trên đường đời.
- Gửi từ Hang Le email lehanght92@
Để những câu chuyện và tâm sự, phản
hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như
các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn
Click để tham gia và cập nhật những thông tin mới nhất, cùng chia sẻ cảm xúc bất kỳ lúc nào bạn muốn với những người cùng yêu thích Blog Việt nhé!
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Cảm ơn mẹ vì tất cả
Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.
Những kẻ mộng mơ
Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.
Thanh xuân của tôi
Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.
Mây đợi ai nơi ấy
Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.
Giá như...
Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.
Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.
Crush
Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.
Người thầm lặng 20/10
Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.
Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?
Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.
Lá thư tình không gửi
Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.