Phát thanh xúc cảm của bạn !

Sống tối giản, đạt hạnh phúc

2022-07-29 01:20

Tác giả:


Với lối diễn đạt giản dị, và lấy chính cuộc sống của mình ra làm dẫn chứng, tác giả Chi Nguyễn đã thực sự thuyết phục độc giả khó tính là tôi, trong vấn đề giải quyết câu hỏi, chúng ta nên chọn lối sống nào để có hạnh phúc tự tại.

***

Tôi đọc rất chậm “Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản” (NXB Thế giới 2022) của tác giả Chi Nguyễn – một blogger khá nổi tiếng với bút danh The Present Writer. Đọc chậm là bởi tôi biết rằng mình bắt đầu muốn sống theo những gì cuốn sách tuyệt vời này mách bảo. Với lối diễn đạt giản dị, và lấy chính cuộc sống của mình ra làm dẫn chứng, tác giả Chi Nguyễn đã thực sự thuyết phục độc giả khó tính là tôi, trong vấn đề giải quyết câu hỏi, chúng ta nên chọn lối sống nào để có hạnh phúc tự tại.

Sống tối giản, đạt hạnh phúc

“Sống cho hiện tại” là phương châm mà Chi Nguyễn khẳng định. Cô lấy chính câu chuyện về ông ngoại của mình, cố nhà báo Nguyễn Hải, người đã dạy cho cô bài học đầu tiên về sống cho hiện tại. Quả vậy, đó chính là triết lý được những bậc hiền nhân trên thế giới, trong đó có Eckhart Tolle hay Thích Nhất Hạnh khẳng định: Be present, be happy (Sống cho hiện tại, sống hạnh phúc). Nếu chúng ta biết rèn luyện, tu tập kỹ năng, hay gọi là thói quen cũng được, chỉ tập trung vào hiện tại, làm tốt nhất điều (việc) mình đang làm lúc này, hưởng thụ những gì đang diễn ra trong hiện tại, thì chúng ta đạt được hạnh phúc trọn vẹn. Bởi chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể cởi bỏ được gánh nặng của quá khứ, lo âu không dứt về tương lai.

Để đạt đến lối sống tối giản, có được hạnh phúc và cuộc sống thanh thản, viên mãn, thì chúng ta cần có lòng can đảm. Giống như tác giả cuốn sách, Chi Nguyễn, từng muốn cho mình vài cái bạt tai, khi quay trở lại quá khứ, thấy chính mình đau khổ và rối bời chỉ vì biết bao thứ đồ đạc lỉnh kỉnh, biết bao món mình sở hữu đang trì kéo chính mình trên đường đời. Cô đã đủ dũng cảm và sự thông thái để thoát khỏi kiếp của một kẻ tích trữ, bị trói buộc và làm nô lệ cho chính những đồ đạc, những gì mình sở hữu.

Sau khi phân tích kỹ lưỡng về chủ nghĩa tối giản, cuốn sách chỉ cho ta từng bước để chiêm nghiệm lý thuyết này, thực hành nó và tận hưởng kết quả của nó. Đó là hành trình tìm kiếm tự do cho bản thân, sự giàu có nội tâm và tâm trạng thoải mái đích thực vĩnh viễn. Là một cuốn sách kỹ năng điển hình, cho nên ở cuối mỗi chương, tác giả Chi Nguyễn đều tóm tắt nội dung cơ bản cần nằm lòng trong một trang. Như vậy, sau khi đọc cuốn sách lần đầu, lần thứ hai, thứ ba, thì sau đó, bạn chỉ cần ôn luyện kỹ năng sống tối giản bằng cách lật giở trang cuối mỗi chương mà đọc. Lập tức bạn sẽ được trao truyền sức mạnh và động lực để tiếp tục dấn bước trên con đường sống tối giản.

Một trong những điều mà tôi đánh dấu trong cuốn sách, để thực hiện đầu tiên, đó là nội dung về “Tối giản hóa sự lựa chọn, là một trong những điểm cốt lõi của lối sống tối giản”. Vì sao ư? Tới lứa tuổi 50, tôi mới nhận ra rằng mình tiêu tốn khá nhiều tiền bạc, năng lượng và thời gian cho việc mua sắm quần áo thời trang, son phấn, trang sức, và việc lựa chọn trang phục mỗi sáng trước khi đi làm, giữ lại quần áo nào, bỏ đi loại quần áo nào khi chuyển mùa cũng ngốn bao nhiêu niềm vui sống. Đó thực ra là một cái vòng lẩn quẩn mà thôi. Càng có nhiều quần áo, bạn càng rối trí mỗi sáng, và chẳng còn bao nhiêu niềm vui đích thực để dành cho công việc và khám phá năng lực bản thân.

Chi Nguyễn đưa ra ví dụ sắc bén, hết sức thuyết phục: “Trên thế giới, những người thường phải đưa ra những quyết định quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn như Mark Zuckerberg, Steve Jobs, hay Barack Obama đều chọn phong cách ăn mặc đơn giản, lặp đi lặp lại từ kiểu dáng, chất liệu, đến màu sắc, phong cách. Việc xuất hiện với một dạng “đồng phục” như vậy giúp họ bớt được thời gian chọn lựa mỗi sáng, giảm tối đa nhu cầu mua sắm để bắt kịp xu hướng mới, và quan trọng hơn, có thêm năng lượng để đưa ra những quyết định quan trọng hơn trong ngày.” Vâng, điều này có thể bạn cũng đã đọc ở đâu đó, biết rồi nhưng không thể thực hiện được. Nỗi sợ cản trở chúng ta thực hiện điều đó: sợ bị người khác đánh giá, sợ nhàm chán. Chi Nguyễn đã thử nghiệm để xem mình có vượt qua hai nỗi sợ này không, và rồi cô phát hiện ra: “Sự thật là chẳng ai chú ý đến hình thức của mình nhiều đến thế.” Và đối với cô “mỗi ngày đi làm trong tháng đó thật vô cùng dễ chịu”.

Hóa ra, tất cả nỗi sợ chỉ ở trong tâm trí chúng ta mà thôi. Khi chúng ta dám thể nghiệm, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, mọi điều không như ta nghĩ xưa nay đâu, ta hoàn toàn có thể đạt đến hạnh phúc bằng lối sống tối giản.

Theo petrotimes.vn

Mời xem thêm chương trình:

Làm sao để giúp người mình yêu? | Góc Suy Ngẫm

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top