Phát thanh xúc cảm của bạn !

Phố còn, người còn không?

2021-07-23 01:25

Tác giả: Nguyễn Như Tâm Anh


blogradio.vn - Tôi bảo rồi: “Bà ơi áo len thì người ta bán đầy ra đó, Sài Gòn cũng đâu đến nỗi lạnh quá đâu bà, cháu không cần mặc áo len làm gì đây, thôi bà đi ngủ đi”. Nói mãi nói mãi mà bà không nghe, thôi thì cũng kệ. Bà cháu mình sống với nhau vui vẻ qua ngày như vậy là vui lắm rồi.

***

“Tôi nói này… Corona, mày đừng phá hoại cuộc sống êm đềm của tụi tao nữa có được không. Sài Gòn đang ồn ào náo nhiệt, giờ đây chỉ còn là những con đường trống tri, lặng thinh. Vốn mọi người ngày ngày được đi làm đi chơi, giờ đây lại phải ru rú trong nhà chờ mày biến mất. Những gia đình chờ con về nhà giờ đây cũng chẳng thể chờ được nữa. Ngay cả bản thân tôi,… không thể chờ bà được nữa.”

Ngày 10/7/2021

Xin chào, tôi tên là Linh, tôi 25 tuổi, đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên tôi có can đảm muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện của cuộc đời mình. Người truyền cảm hứng cho tôi không ai khác chính là bà ngoại. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên và là lần cuối cùng tôi kể về bà mình. Sau này tôi cũng chẳng còn kỉ niệm với bà nữa, tất cả chỉ còn vỏn vẹn trong những ký ức đã cũ mà thôi. Chắc các bạn cũng đoán được tại sao rồi. Đúng vậy, bởi vì giờ đây… tôi đã mất bà rồi… Bà đã thật sự rời xa tôi rồi mọi người ạ! Bà mất vì Corona, mà tôi còn chẳng thể đưa tiễn. Nếu cháu còn được nhìn mặt bà sớm một tí thì tốt biết mấy đúng không bà.

Năm 13 tuổi, đó là một mùa đông lạnh lẽo ở Huế, một vùng đất thơ mộng yên bình nhưng sao tâm hồn tôi lại không hề bình yên một chút nào. Tôi từ khi nào đã trở thành một con người trầm tư, im lặng như vậy khi đang còn độ tuổi của những đứa trẻ đáng được vui chơi, bay nhảy ngoài kia. Thay vì nghe tiếng chim hót thánh thót vào mỗi sớm, tôi lại phải nghe tiếng đổ vỡ của chén bát, tiếng la hét, đánh đập của những con người vô tâm ngay trong chính căn nhà của mình. Ba mẹ tôi suốt ngày cãi vã vì không hòa hợp, ba lại đánh mẹ không thương tiếc, cũng không để ý đến tôi đang thu mình lại trong một góc của căn nhà chờ cơn mưa đi qua. Cuộc sống như vậy thì có khác gì là địa ngục đâu. Đến một ngày không chịu được nữa, mẹ tôi bỏ đi, để tôi lại với người ba luôn cầm chai rượu trên tay say xỉn, la hét. Mưa càng lúc càng lớn, tiếng mưa trên mái tôn dồn dập cũng không bằng tiếng lòng tôi đang kêu gào trong vô vọng.

Thoáng qua được vài ngày, tôi đang ngồi trên chiếc xe về nơi yên bình nhất cuộc đời tôi, đúng vậy ba gửi tôi về cho ngoại, ngoại không cần hỏi lý do liền nắm lấy tay tôi dẫn vào trong nhà, như thể bà đã quá hiểu rõ ông con rể này rồi và cũng chẳng buồn nói gì thêm. Như vậy, đó là lần cuối tôi được nhìn thấy khuôn mặt ảm đạm của ba tôi trong đời.

Sự thay đổi nơi ở đột ngột vào năm đó đối với một đứa bé hướng nội như tôi thì thật là khó khăn để có thể thích nghi. Ở quê vắng vẻ và yên tĩnh đến lạ kỳ, không hiểu sao một đứa khô khan như tôi lại có được những tâm trạng mơ mộng ngay từ giây phút đầu tiên đặt chân lên nơi đây. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều chuyện có thể làm ở nơi này, nhưng đời thì có mấy khi giống như mơ, tôi chưa làm được điều gì trong số đó cả.

Lúc đầu sống với bà, bà tôi có vẻ cũng thương tôi rất nhiều, nhưng bà không hiểu tôi. Chính xác là bà không hề hiểu tôi và điều đó luôn khiến tôi khó chịu. Những lần thấy tôi buồn buồn, bà lại đưa kẹo cho tôi, kẹo vô cùng ngọt nhưng căn bản tôi đã không còn quá nhỏ để dỗ dành theo kiểu như vậy. Tôi nói muốn ăn gà rán, bà lại nấu cho tôi nguyên một con gà luộc, bởi vì căn bản bà không hề biết gà rán là như thế nào. Hôm đầu tiên tôi đi học ở quê, bà còn mua cho tôi một đôi dép, nhưng căn bản đi học không được phép mang dép. Hai thế hệ khác nhau ở cùng với nhau làm sao mà hòa hợp.

Xuân, hạ, thu rồi lại đông, mỗi mùa trôi qua rồi lặp lại, bầu trời thì càng xanh hơn, nhà cửa thì càng nhiều hơn, trẻ con ở quê thì đứa nào cũng lớn chòng nhòng. Thời gian tôi sống ở quê đến giờ không thể đếm trên đầu ngón tay được nữa. Mỗi năm trôi qua tôi dần dần hiểu hơn ý nghĩa của cuộc sống này, dần dần tìm lại được nụ cười trên môi. Mọi thứ đều thay đổi theo hướng tích cực hơn, duy chỉ có một thứ không bao giờ thay đổi đó là cách bà hiểu tôi, cách bà chăm sóc tôi. Nhiều lúc cũng khiến tôi khá bực mình vì điều đó, nhưng cuối cùng cũng quá quen thuộc rồi, có lẽ tôi mới là người phải làm quen với điều đó.

Năm 21 tuổi, tôi cùng bà chuyển lên Sài Gòn sống, bà cũng cao tuổi lắm rồi nên mọi thủ tục chuyển đi đều do tôi làm, bà chỉ việc đứng dậy và đi thôi. Năm đó tôi cũng lo cho bà lắm, bà còn mang trong người bệnh tim, đi đứng còn khó khăn nên chỉ còn có thể dựa vào tôi. Dù mắt cũng yếu nhưng mỗi tối bà vẫn gắng gượng ngồi đan cho tôi mấy cái áo đẹp nhất. Tôi bảo rồi: “Bà ơi áo len thì người ta bán đầy ra đó, Sài Gòn cũng đâu đến nỗi lạnh quá đâu bà, cháu không cần mặc áo len làm gì đây, thôi bà đi ngủ đi”. Nói mãi nói mãi mà bà không nghe, thôi thì cũng kệ. Bà cháu mình sống với nhau vui vẻ qua ngày như vậy là vui lắm rồi.

Mấy năm sau đó, tôi lập nghiệp ở nơi đất khách quê người ấy, công việc của tôi là một cộng tác viên chính thức của một số trang báo, với con đường đó tôi đã vững vàng hơn trong tài chính, tự nuôi được bản thân và chăm sóc cả bà. Còn bà thì chỉ ngồi ở nhà miết rồi đi qua đi lại lau nhà, tưới cây, nấu ăn và đan áo, đôi lúc thì nhấc chiếc điện thoại cũ kĩ mà người ta thường gọi là “cục gạch” lên để gọi tôi về nhà cùng ăn cơm và nói chuyện. Dẫu biết là có ăn nhưng sự thật là bà không thể ăn cơm mà chỉ ăn cháo, dẫu biết là có nói chuyện nhưng mỗi chữ bà nói ra không còn tròn trịa và rõ ràng nữa. Càng nhìn, tôi càng thấy xót. Ước chi thời gian trôi mà tuổi tác con người vẫn vẹn nguyên thì tốt biết mấy.

Cuối cùng thì điều gì đến cũng sẽ đến, đang yên đang lành tự nhiên có dịch, mà là đại dịch mới ghê chứ. Còn gì buồn hơn khi mọi hoạt động phải ngừng, đường xá dần ít xe, Internet thì phải luôn ở trạng thái sẵn sàng chờ con người ngồi vào làm việc Online. Cứ sợ bà bị nhiễm dịch nên tôi không ngừng nhắc nhở. Mà mỗi lần tôi nhắc bà lại bảo tôi: “Hồi đó bà gặp dịch hoài chứ chi, quen rồi, cũng học được cách tự bảo vệ mình, nên là đừng có lo cho bà, mấy đứa trẻ tụi bây mới lo kìa”. Tôi cũng chịu nghe thôi.

Thành phố xa hoa nhộn nhịp tự nhiên trở nên yên ắng lạ kỳ, ngay cả những chiếc xe hột vịt lộn, bắp xào cũng mất tiêu. Người ta bảo năm 2020 thật tồi tệ, đúng thật tồi tệ và độc ác với con người chúng tôi, nhưng cũng là năm để con người ngồi lại suy ngẫm và trở về trạng thái tĩnh lặng sau bao nhiêu ngày tháng bôn ba vội vã ngoài kia. Cũng năm đó tôi ở nhà chăm lo cho bà nhiều hơn, căn nhà nhỏ xíu với một tình yêu to bự giữa tôi và bà cũng thật là ấm áp biết bao nhiêu nhỉ.

     

Vài hôm đỡ dịch đầu năm 2021, khi hoạt động cũng kha khá trở lại thì là lúc tôi nhận được công việc mới từ chị trưởng nhóm. Chị bảo tôi đi qua Bình Dương hỗ trợ chị vài công việc và phần là để tôi dễ nắm bắt thông tin viết bài. Thế là tạm biệt bà tôi đi vài hôm, bà có vẻ hơi buồn nhưng cũng kêu tôi đi nhanh kẻo trễ… Nói là vài hôm nhưng thật ra là đi tới gần hai tuần liền mới xong công việc bên đó vì có vài trục trặc. Thế mà tôi đâu có ngờ, cái hôm tôi đi, tôi đã bỏ lỡ điều quý giá của cuộc đời như thế nào.

Chính từ hôm đó tôi… không thể nhìn khuôn mặt hiền dịu của bà thêm lần nào nữa.

Không có tôi ở nhà, không có ai xem xét, dặn dò kỹ càng nên người luôn cho là mình an toàn nay cũng chẳng còn an toàn nữa. Bà gọi điện bảo tôi đừng về, bảo tôi ở yên đó, nhất định không được về. Với chiếc thoại cũ của bà thì cho dù có muốn nhìn mặt nhau cũng chẳng thể được. Tại sao bà lại không chịu dùng chiếc điện thoại mới cháu mua cho bà chứ? Để rồi giờ đây tai chẳng thể đi liền với mắt liên hệ với bà.

Bà bảo bà hơi sốt, chắc là do dịch, chính vì sợ mình có thể bị nhiễm nên nhất quyết không cho cháu trở về nhà gặp mặt. Và đúng như vậy thật, tôi ở Bình Dương chỉ có thể biết được tin bà đi cách ly chứ chẳng thể về để gặp. “Cháu đau lòng đến mức nào chứ, bà ơi! Cháu xin lỗi vì để bà lại một mình, nếu lúc đó cháu ở lại thì đã có thể tránh khỏi việc bà đi lung tung đường phố mua đồ, tiếp xúc với người ta mà không có cả khẩu trang. Cháu xin lỗi bà, cháu sai rồi, bà ơi!...”

Cuối cùng, một tháng sau tôi trở về Sài Gòn, nhưng cũng không thể gặp được bà. Tôi mỗi lần nhớ bà vẫn là hành động cũ, nhấc điện thoại lên gọi và không được nhìn hình. Nghe giọng bà yếu đi nhiều, tiếng thở thì lớn, chữ phát ra tôi cũng không nghe rõ nữa. Cứ thế mấy tháng trôi qua rồi, bà vẫn không thể quay về, bà nằm trơ trọi trên giường bệnh như thế mà bản thân tôi lại chẳng làm được gì. Tôi nhớ những chiếc áo len của bà, nhớ những đêm cặm cụi hỏi có việc gì cho bà làm không, nhớ mỗi ngày bà nhắc nhở cháu ăn đúng giờ ngủ đúng giấc. Không có bà, đời tôi như thiếu đi chỗ dựa lớn nhất, mỗi ngày trôi qua đều nặng nề và mệt mỏi vì không được ôm bà dù chỉ là một phút…

Bà bảo bà đã học được cách tự bảo vệ mình qua rất nhiều dịch bệnh nhưng COVID-19 bà không thể bảo vệ được chính mình nữa. Qua bao ngày gắng gượng thì bà cũng bỏ cháu lại trên thế gian này mà đi, bà đi mà cháu còn chẳng được thấy mặt bà, cũng không thể tiễn bà… còn điều gì nhẫn tâm hơn như vậy chứ. Corona, mày hành con người cũng quá nhiều rồi, đừng khiến họ thêm đau khổ nữa, làm ơn...

Thôi thì khóc cũng đủ rồi, buồn cũng nhiều rồi, giờ đây cháu mong bà đi mạnh khỏe, cảm ơn bà vì kiếp này đã là người bà yêu quý nhất của cháu. Cảm ơn vì đã nuôi cháu lớn khôn và cảm ơn bà đã biến đứa trẻ luôn nghĩ cuộc đời này như địa ngục trở thành một đứa biết quý trọng từng giây từng phút mình được sống như ngày hôm nay.

Giờ thì cháu chào bà, cháu, Linh của bà.

© Nguyễn Như Tâm Anh - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Blog Radio 713: Dìu nhau qua mùa dịch

Nguyễn Như Tâm Anh

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Ngày sinh Âm lịch của người có thành công đến sớm, sự nghiệp nổi bật từ khi còn trẻ

Ngày sinh Âm lịch của người có thành công đến sớm, sự nghiệp nổi bật từ khi còn trẻ

Người sinh vào những ngày Âm lịch này được dự đoán sẽ thành công sớm, tương lai đảm bảo giàu có, sung túc.

Tình anh công sở 4.0 - Làm điều mình thích hay học cách yêu thích điều mình làm?

Tình anh công sở 4.0 - Làm điều mình thích hay học cách yêu thích điều mình làm?

Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mới về việc làm trong thời đại 4.0, khi mà trí tuệ nhân tạo khiến thị trường lao động trở nên khốc liệt hơn. Tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc, muốn trở thành nhân viên không thể, chúng ta nên biết tận dụng công nghệ, biến nó thành trợ thủ đắc lực.

Dòng sông thấu cảm

Dòng sông thấu cảm

Nói vậy thôi chứ ai cũng biết chị hai là điểm tựa của chị, là người có thể thấu hiểu có thể thấu cảm mọi điều nơi chị. Dù là đắng hay ngọt dù là mưa hay nắng thì chị hai vẫn bên cạnh bao năm tháng như dòng sông quê nhà cho chị trút vào hết cõi lòng.

Bạn đón bình minh như thế nào?

Bạn đón bình minh như thế nào?

Cô ngồi sau xe anh, bàn tay siết nhẹ vào áo khoác. Hơi ấm từ chiếc áo lan tỏa, không chỉ xua tan cái lạnh của cơn mưa mà còn khiến trái tim cô rung lên một nhịp lạ lẫm.

Lỡ một nhịp thương

Lỡ một nhịp thương

Người con trai từng ôm cô mỗi đêm, từng hứa sẽ không bao giờ buông tay, giờ đây lại là người tàn nhẫn đẩy cô xuống vực sâu nhất. Anh ấy đã từng bảo rằng giúp cô nhặt tình mảnh vỡ của con tim. Thật nực cười, khi chính anh ta lại là người khiến nó tan nát thành từng mảnh vỡ, hết lần này tới lần khác.

Bốn mùa và em!

Bốn mùa và em!

Một cánh én liệng Bẻ cong vành trời Một cơn mưa ướt Khóc ngày chia phôi

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu

Mặc dù đọc rất nhiều bài về tiết kiệm, lối sống tối giản, cách chi tiêu thông minh nhưng càng đọc, tôi càng nhận ra: Chỉ biết tiết kiệm từng đồng không khiến chúng ta giàu lên. Trái lại, có những tư duy sai lệch âm thầm "rút cạn" túi tiền của phụ nữ, khiến họ suốt đời mắc kẹt trong nỗi lo tài chính.

Chỉ là quá khứ mà thôi

Chỉ là quá khứ mà thôi

Đôi khi, chia tay không phải là kết thúc mà nó là khởi đầu cho cuộc tìm kiếm hạnh phúc thật sự của bản thân bạn. Có thể bạn sẽ phải đau khổ trong một thời gian nhưng nỗi đau rồi sẽ vơi đi nếu bạn chấp nhận nó.

Tiếng thở dài

Tiếng thở dài

Cứ mỗi độ tháng tư sang lại chạnh lòng nhớ anh hai! Nhớ luôn những anh trai làng đã ra đi không bao giờ trở lại, khác với lời hứa hẹn khi đất nước hòa bình sẽ trở về như trong thư đã viết. Bây giờ đã hòa bình thế bóng dáng các anh đâu khi quê hương vẫn đợi! Cha Mẹ già còn chờ trông?

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà

Tuổi thơ tôi có “thâm niên” chăn bò đến gần cả 10 năm. Và trong khoảng thời gian “dằng dặc” ấy, dẫu ngày nắng hay mưa, đông hay hè,… có khi chỉ thoáng chốc, có khi nguyên cả buổi chiều, chẳng ngày nào, tôi không có mặt ở bên bà.

back to top