‘Our Beloved Summer’: Tinh tế, chữa lành và đong đầy ý vị mùa hè
2022-03-11 01:25
Tác giả:
blogradio.vn - Tinh tế, chữa lành, ngọt ngào nhưng kém phần day dứt, “Our beloved summer” không sở hữu một cốt truyện quá kịch tính nhưng vẫn thành công từng chút chinh phục người hâm mộ. Thậm chí bộ phim còn được nhận xét là “sâu sắc đến mức tổn thương tim người xem”.
***
“Our beloved summer” xoay quanh học sinh hạng bét Choi Woong (Choi Woo Shik) và cô nàng luôn đứng nhất Kook Yeon Soo (Kim Da Mi). Hai cá thể trái ngược như mặt trăng – mặt trời bỗng bị dính chặt bởi một bộ phim tài liệu về thanh xuân. Dù ngoài mặt tỏ vẻ “không đội trời chung” nhưng họ đã dần phải lòng nhau từ bao giờ, tuy vậy mối tình trung học cũng không kéo dài được mãi mãi. Nhiều năm sau, khi đã chia tay nhau, khi Choi Woong và Kook Yeon Soo đã 29 tuổi, họ lại một lần nữa bị số phận đưa đẩy buộc phải chạm mặt nhau. Liệu họ của hiện tại có chiến thắng được cái tôi cá nhân để về bên nhau một lần nữa?
Tinh tế, chữa lành, ngọt ngào nhưng kém phần day dứt, “Our beloved summer” không sở hữu một cốt truyện quá kịch tính nhưng vẫn thành công từng chút chinh phục người hâm mộ. Thậm chí bộ phim còn được nhận xét là “sâu sắc đến mức tổn thương tim người xem”.
Vì sao lại là mùa hè?
Những tưởng chỉ là một cái tên bình thường nhưng “Our beloved summer” lại chứa đựng nhiều ý vị sâu xa. Mùa hè không chỉ đơn giản là một thời khắc bình thường, cũng không phải chỉ là một mùa hè mà cả hai có nhau. “Mùa hè yêu dấu” ấy còn là tuổi trẻ nhiệt huyết, là thanh xuân đơn thuần, và còn bởi sự hồn nhiên và trong sáng của họ tựa như mùa hè. Đặc biệt, các tập phim vô cùng tinh tế khi được đặt theo tên những siêu phẩm đình đám được ra mắt vào những mùa hè khác nhau.
Tập 1 mang tên “Tôi biết cậu làm gì mùa hè rồi” dựa theo “I Know What You Did Last Summer” (1997) – kể về quá trình đối nghịch không đội trời chung của cả 2. Tập 2 “1792 mùa hè” dựa theo “500 Days of Summer” (2009) – mối tình kéo dài 1792 của Yeon Soo và Choi Woong. Tập 3 “10 điều tôi ghét ở cậu” dựa theo “10 Things I Hate About You” (1999) – nội dung cũng khá tương đồng khi Choi Woong kể về 10 điều mình ghét ở cô bạn gái cũ nhưng hóa ra là chính là những điều anh yêu và luôn ghi nhớ ở Yeon Soo… Và mới nhất là tập 6, “Kiêu hãnh và định kiến” dựa theo siêu phẩm đình đám “Pride and Prejudice” (2005) – bóc trần lý do chia tay của Yeon Soo với Choi Woong. Với những tiêu đề tập đầy ẩn tình, nó đã mang cho người xem cảm giác tò mò, hứng thú cũng như cuốn người hâm mộ vào những ẩn ý được đan cài.
Tinh tế vừa đủ, trau chuốt vừa phải
Trong phân cảnh gợi nhớ lại quá khứ ở tập 4 về ngày mưa, trong kí ức đó rất nhiều khán giả đã nhận ra hình ảnh “đôi giày” của họ lại mang lại có 2 màu khác nhau. Những tưởng đây là một “hạt sạn” nhưng sự thật lại chính là điểm nhấn vô cùng tinh tế. Trong hồi ức của Choi Woong, Yeon Soo mang đôi giày màu vàng – màu sắc mà Yeon Soo rất thích và thường xuyên sử dụng. Còn ký ức của Yeon Soo, Woong lại là mang đôi giày màu xanh – những vật dụng gần gũi và quen thuộc với Choi Woong đều có màu xanh. Kí ức là vậy nhưng sự thật là đôi giày của hai người họ đều là màu trắng. Đối với cả hai, khoảng khắc về ngày hôm ấy đều mang những đặc điểm và chi tiết riêng thuộc về đối phương, như một lời nhắc nhở trong tiềm thức rằng họ chưa bao giờ thật sự quên đi.
Lời thoại đi vào lòng người là một trong những điểm mạnh của “Our beloved summer”, không chỉ là những câu nói sáo rỗng, từng lời thậm chí khiến người xem phải suy ngẫm và đau lòng. Là những câu hỏi “Giả sử…” của Yeon Soo khi sợ rằng mối quan hệ của họ rồi cũng sẽ kết thúc. Là khi Yeon Soo nói: “Tôi làm gì có ô” trong khi bản thân đang ôm chặt một chiếc ô trong lòng. Là khi Choi Woong phải thốt lên rằng: “Chúng ta đâu có yêu đương hời hợt, cũng chẳng phải chia tay đại đùa”. Đây đã không đơn thuần là những lời thoại, mà là cả một câu chuyện.
Không chỉ là “bản tình ca mùa hạ” mà còn là bức tranh hiện thực cuộc sống
Nếu mới chỉ thưởng thức những tập đầu, người xem ắt hẳn sẽ cảm thấy thích thú với những phân đoạn hài hước, vui tươi cùng những lần chạm mặt “khắc khẩu” của bộ đôi diễn viên chính. Nhưng càng về sau, người xem sẽ càng vỡ òa với từng chi tiết thực tế, lời thoại sâu sắc, những “khắc khoải” khôn nguôi của Yeon Soo, nỗi đau trưởng thành của Choi Woong. Cuộc sống thật chất là hiện thực, mà hiện thực lại có khả năng bóp nghẹt được mộng tưởng, phá vỡ được tình yêu.
Mở đầu câu chuyện, người xem sẽ thấy được hai thái cực hoàn toàn khác nhau, bên cạnh một Yeon Soo giỏi giang, luôn đứng đầu toàn trường với thành tích nổi bật là một Choi Woong đứng chót trường, không hứng thú gì với việc học tập. Thế nhưng Choi Woong là được ví như một hoàng tử, anh có gia đình đủ đầy, có cuộc sống thoải mái, còn Yeon Soo lại là nàng lọ lem hiện thực, luôn phải chật vật với nhiều khoản tiền, thậm chí phải gánh một món nợ lớn không biết từ đâu mà ra. Hơn ai hết, Yeon Soo hiểu được cuộc đời sẽ không như mơ, nhất với những người vốn không có gì trong tay như mình.
Giống như lời thoại: “Thật ra lúc này ngay cả việc cáng đáng hiện thực của mình cũng quá sức với tôi”, đây chính là lý do mà Yeon Soo lựa chọn rời xa “điều duy nhất” của mình, rằng cô sợ anh sẽ thấy được nỗi mặc cảm đến tột cùng của cô. Sẽ có bao nhiêu người nhìn thấy hình ảnh bản thân mình trong câu chuyện của Yeon Soo và Choi Woong? Chuyện tình yêu của họ đã chẳng còn là một bộ phim, mà chính là hiện thực, là những sự tiếc nuối, là bức tranh thực tế và rất đời mà chúng ta có lẽ đã từng trải qua.
Theo Đẹp
Mời xem thêm chương trình
Dù ở độ tuổi nào thì cũng nên ghi nhớ 13 nguyên tắc này nhé con gái | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Một tình yêu kéo dài suốt một đời
Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.
Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…
Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.
Viết cho tuổi mười tám
Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".
Đôi tay người bạn
Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…
Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên
Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?
Mùa hoa cải năm ấy
Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.
Viết cho người đã cũ
Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời
Mưa nào mà không tạnh?
Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.
Ai bán
Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười
Tía là quê hương
Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba